Thứ Hai, 9 tháng 4, 2012

Người Việt mua Buford gây tranh cãi trên báo Mỹ và 3 cách để mua bất động sản ở Mỹ

Người Việt mua Buford gây tranh cãi trên báo Mỹ 
3 cách để mua bất động sản ở Mỹ

Thông tin doanh nhân Việt (ông Phạm Đình Nguyên) mua lại thị trấn Buford với giá 0,9 triệu USD làm nổ ra tranh cãi trên báo Mỹ dù trước đó có nhiều người nước ngoài từng làm điều tương tự.
Kinh doanh tại thị trấn Mỹ vừa về tay người ViệtDoanh nhân mua thị trấn Mỹ là Tổng Giám đốc IDS
Trong số các bình luận của người đọc, có nhiều ý kiến tỏ ra lo lắng. Chia sẻ trên trang CNN, độc giả Ramona Kadrich nói rằng: "Người Việt Nam đã có thể sở hữu một phần của Mỹ một cách dễ dàng, trong khi đó pháp luật Việt Nam không có quy định nào cho phép người nước ngoài được mua đất tại đây". Một người khác dự đoán thị trấn Buford sắp được đổi một cái tên Việt Nam. 

Toàn cảnh nguồn thu duy nhất của thị trấn Buford. Ảnh: Jezebel

Bình luận về khả năng đất đai của nước Mỹ bị rơi vào tay người nước ngoài, nhiều người đọc mỉa mai: "Vị doanh nhân Việt kia có thể bỏ ra thêm ít tiền nữa để sở hữu thành phố Detroit (bang Michigan) và một chút nữa để mua luôn cả thành phố Cleveland của bang Ohio". Nickname FreeDumbie còn lên tiếng cảnh báo: "Nước Mỹ đang bị rao bán. Mọi người mau thức tỉnh đi".

Có người lại tỏ ra tiếc nuối khi một thị trấn đẹp như Buford lại bị bán với mức giá "rẻ mạt". Lo lắng cho tương lai của nước Mỹ, một độc giả nhận định, "Đây mới chỉ là phần nổi của tảng băng chìm khi nợ công của Mỹ đã vượt 1.000 tỷ USD. Hãy cầu chúa nước Mỹ sẽ không trở thành một Hy Lạp thứ hai".
Tuy nhiên, cùng lúc đó cũng có khá nhiều ý kiến gửi tới cho rằng doanh nhân người Việt (ông Phạm Đình Nguyên, Tổng giám đốc IDS) đã trả giá quá cao. Họ vui mừng cho ông Don Sammon vì món hời khi bán được thị trấn Buford– nơi mà thu nhập từ việc buôn bán đã giảm một nửa kể từ năm 2009.
Clip: Buford - thị trấn chỉ có một người ở

Còn trên mặt báo HuffingtonPost, cũng có hàng trăm ý kiến bàn luận sôi nổi về thông tin này. Relafer, một độc giả gửi lời "chia buồn" với ông Phạm Đình Nguyên, cho rằng người mua đã không nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi bỏ một khoản tiền khổng lồ. "Thật là phí tiền, ai đó nên nói cho ông ta biết đường 66 chán như thế nào", độc giả này viết.
Để giải thích kỹ hơn, bạn đọc khác trên HuffingtonPost, tự xưng là một cựu binh cho biết: "Đó là một tuyến đường vô cùng vắng vẻ. Khi tôi đi ngang qua vùng này, có những lúc hàng tiếng đồng hồ chả có lấy một ánh đèn nào".
Trong khi nhiều người bàn luận về giá cả, không ít ý kiến khác, như người có biệt danh chefaz trên tờ MSN thì tò mò không biết sau khi bỏ ra 900.000 USD, doanh nhân từ Việt Nam sẽ làm gì với thị trấn này. 

Biển chỉ dẫn vào thị trấn. Ảnh: Jezebel

Một số ý kiến lên tiếng phản đối khi nhiều người Mỹ tức giận về việc người Việt mua được thị trấn này, "Người Mỹ vẫn thường mua đất tại các nước khác nên việc người Việt Nam mua đất Mỹ là chuyện không có gì đáng tức giận, mọi người hãy tỏ ra công bằng". Trước đây, nhiều người đến từ các quốc gia châu Âu hay Trung Quốc, Nhật cũng đã mua lại đất đai của Mỹ.
Có độc giả cho rằng nhiều người Mỹ đang tỏ ra quá kiêu ngạo khi không ngừng tỏ ra khó chịu về việc có người mua một mảnh đất nhỏ của nước mình. Độc giả này củng cố quan điểm của mình bằng việc lấy dẫn chứng lịch sử rằng nhiều quần đảo như Hawaii, Puerto rico, hay Samoa trước đây cũng là do Mỹ mua về.
Một ý kiến khác khuyên mọi người nên tôn trọng luật sở hữu đất đai tư nhân của nước Mỹ. Nickname Kotatsu trên CNN cho rằng việc này không có gì đáng bận tâm bởi Buford không đáng được gọi là một thị trấn. Trong khi đó, những người lạc quan còn hy vọng sẽ có cửa hàng phở hay tiệm làm móng được mở tại đây.
3 cách để mua bất động sản tại Mỹ
Tuyến Nguyễn (theo CNN)

3 cách để mua bất động sản ở Mỹ
http://taichinh.vnexpress.net/tin-tuc/tien-cua-toi/tu-van/2012/04/3-cach-de-mua-bat-dong-san-o-my-7556/
07/04/2012 | 11:34
Việc mua một trang trại vài trăm ngàn USD hoặc hơn 1 triệu USD không là chuyện quá lớn ở Mỹ.
Doanh nhân Phạm Đình Nguyên ở TP HCM vừa mua đứt một thị trấn ở Mỹ với giá 900.000 US. Ảnh: AP.
Ông L.Đ.T. - doanh nhân sinh sống và làm ăn tại TP.HCM - cho biết ông có nhiều bạn bè mấy năm trước đã sang Mỹ đầu tư, mua đất làm trang trại. Một nhóm bạn khác mua nhà để cho con cái sau này sang học tập, sinh sống. Giá một trang trại trung bình ở Mỹ dưới 1 triệu USD rao bán cũng khá nhiều.
“So với giá những lô đất của họ đã có ở Phú Mỹ Hưng (Q.7, TP HCM), có những lô từng bán với giá 1,8 triệu USD (khoảng 36 tỉ đồng), biệt thự họ sống giá 40-50 tỉ đồng, việc mua một trang trại vài trăm ngàn USD hoặc hơn 1 triệu USD không là chuyện quá lớn” - ông T. chia sẻ.
Theo ông T., có ba cách để mua bất động sản ở Mỹ mà bấy lâu nay các doanh nhân Việt Nam vẫn áp dụng.
Thứ nhất: Lập công ty, có dự án đầu tư ở Mỹ, tiến hành làm thủ tục xin Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch - đầu tư) cấp phép, sau đó chuyển giấy phép này qua Ngân hàng Nhà nước để chuyển tiền sang Mỹ theo đúng mục đích đầu tư.
Thứ hai (khá phổ biến): Doanh nhân Việt sẽ lấy “thẻ xanh” (green card) hay còn gọi là thẻ định cư và chuyển tiền theo nhu cầu. Có hai loại thẻ xanh: định cư hoặc đầu tư. Với trường hợp đi định cư, người định cư sẽ được mang tiền trong tài khoản sang Mỹ. Cá nhân người Việt sẽ nhờ luật sư tìm cơ hội kinh doanh ở Mỹ để đầu tư. Sau đó công ty ở Mỹ sẽ gửi hợp đồng hợp tác làm ăn và một hóa đơn yêu cầu chuyển tiền, cá nhân Việt Nam mang hợp đồng và hóa đơn này ra ngân hàng và chuyển sang Mỹ.
Theo ông T., cách đây 18 tháng, chỉ cần đầu tư 500.000 USD (hơn 10 tỉ đồng), trước kia là 1 triệu USD, sẽ được cấp “thẻ xanh” có thời hạn ba năm, sau đó gia hạn thêm ba năm nữa được bảo lãnh cho 10 người đi cùng. Sau ba năm làm ăn, chính quyền Mỹ sẽ xem xét lại tình hình kinh doanh và gia hạn thêm.
Thông thường cá nhân người Việt thường góp vốn, cổ phần với công dân Mỹ (gốc Việt), thường là bà con, lập công ty kinh doanh hoặc bất động sản ở Mỹ, dùng giấy phép của liên doanh này để chuyển tiền sang Mỹ.
Thứ ba: sẽ có đường dây chuyển tiền sang Mỹ không chính thức với phí vài phần trăm hoặc ít hơn tùy nơi.
(Theo Tuổi trẻ)


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét