Tôi, chủ Blog này, Lê Việt Đức, đang bị Ngân hàng SCB và Manulife phối hợp lừa đảo chiếm đoạt tiền bằng hợp đồng số 2952746922. Tôi đóng tiền cho SCB để tiết kiệm - đầu tư nhưng chúng biến tiền đó thành mua bảo hiểm của Manulife. Đến nay chúng vẫn nhất định không trả. Nếu chúng vẫn không trả, tôi sẽ tố cáo các sai phạm, lừa đảo của nhóm lợi ích SCB và Manulife lên trang này và FB cá nhân của tôi. Mong các bạn theo dõi và loan tin cho nhân dân VN ở khắp nơi trên thế giới biết để tẩy chay chúng.
Thứ Bảy, 21 tháng 4, 2012
Con Cua Đá
Bài hát tôi thích:
Con Cua Đá
Sáng tác: Ngọc Cứ – Phan Ngạn
Trình bày: Lam Sơn – Trần Tích – Tốp nam Tổng cục Chính trị Quân đội NDVN
Cồn Cỏ, Cồn Cỏ (ấy) có con cá đua là con cua đá
nó nằm trong đá , nó nằm trong khe
nó có tám cái que có hai cái càng
Trời về tối , ấy lính ta rất mê
đi mò bên khe , rúc ra mà rúc rích
lính ta mà rất thích nghe cua đi rào rào
Chộp ngay bỏ vào đầy bao cua đá
A lính ta chiến đấu suốt ngày đêm
có canh là canh canh cua đá
càng bền là bền sức trai
A đánh cho quân cướp Mỹ tơi bời
khiến chúng nó rụng rời khi nghe tiếng Cồn Cỏ
Cồn Cỏ ấy có con cá đua mà là con cua đá
góp phần bồi dưỡng bộ đội ta càng đánh Mỹ lăn quay
Con cua đá.
“… Bài hát “Con cua đá” của Ngọc Cừ và Phan Ngạn biểu hiện sự lạc quan của chiến sỹ Cồn cỏ “Cồn Cỏ có con cua đá, là con cá đua- nó nằm trong đá, nó nằm trong khe, có tám cái que, có 2 cái càng…. A.. lính ta chiến đấu suốt ngày đêm. Có canh là canh cua đá- Càng bền sức trai…
Phan Ngạn sinh ngày 20-7-1931 ở xã Bình Quang, huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định, quê hương của hô diễn bài chòi. Tháng 8.1965, sau khi bị quân dân Khu 4 sử dụng pháo phòng không tầm thấp và súng bộ binh giáng trả quyết liệt các đợt oanh kích của không lực Mỹ, bọn địch đã tăng cường kiểm soát các tuyến đường biển, đường sông, đường bộ của vùng đất này. Trong thời điểm ác liệt ấy, cấp trên điều động một đoàn văn nghệ sĩ ra phục vụ cán bộ, chiến sĩ đảo Cồn Cỏ. Đoàn đi gồm có: nhạc sĩ Lương Ngọc Trác, nhà văn Nguyễn Khải, họa sĩ Quang Thọ, nhà quay phim Phạm Hanh, nhà viết kịch Sĩ Hanh, cùng 5 chiến sĩ văn công: Nguyễn Phu, Ánh Dương, Minh Cảnh, Kim Huệ và Phan Ngạn. Nhận lệnh ra đảo chỉ một tuần rồi trở lại đất liền, nhưng bị địch đánh phá liên tục nên một tháng trôi qua vẫn không thể vào được. Lúc đầu, anh em văn nghệ sĩ ăn chế độ 7 lạng gạo/ ngày; dăm ba hôm phải hạ xuống dần 5 lạng, rồi đến 3 lạng, 2 lạng/ ngày… Anh em phải bắt cua, mò ốc, hái rau quanh đảo để ăn thay cơm. Lại có tin địch sắp đổ bộ lên đảo. Đảo trưởng ra lệnh mỗi cán bộ, chiến sĩ phải đào 5 mét giao thông hào để phòng thủ, bảo vệ đảo. Không có bộc phá, xà beng nên anh em phải vạt cây máu chó (một loại cây mọc rất nhiều trên đảo) để đào công sự. Bom đạn, đói khát; gạo tính từng hạt, nước đong từng giọt; anh em văn nghệ sĩ cùng cán bộ, chiến sĩ đảo Cồn Cỏ phải ngày đêm bám giữ chiến đấu với quân thù. Ngồi bên cửa hầm, Phan Ngạn viết bài kể chuyện đảo theo điệu lía dân ca Khu 5: “Cồn Cỏ có con cua đá, rau dền, rau má, lá bứa canh chua, lính chén thật no đánh Mỹ càng khỏe”. Nghe hát, ba chiến sĩ đang đào hào cạnh đó đề nghị Phan Ngạn chuyển thành tam ca vui. Nghĩ hợp lý, thế là Phan Ngạn chuyển luôn “Cồn Cỏ ấy có con cá đua là con cua đá”. Vừa lúc Trung úy Ngọc Cừ- Chính trị viên phó đi ngang, Phan Ngạn mời cùng viết một bài hát để kỷ niệm những ngày sống trên đảo. Phan Ngạn xướng, Ngọc Cừ ghi hết đoạn một thì phải đi nhận bàn giao. Bài hát tạm dừng lại. Đêm xuống, đoàn văn nghệ sĩ được lệnh vào đất liền, dưới sự hướng dẫn và đưa đón của thanh niên ba chi đoàn huyện Vĩnh Linh. Sáng hôm sau đến Vĩnh Mốc, Phan Ngạn tiếp tục nhờ nhạc sĩ Thái Quý ghi tiếp đoạn 2 và 3. Khấp khởi vì đã hoàn thành bài hát, Phan Ngạn mang lên thông qua lãnh đạo đoàn. Nhưng bài hát “Con cua đá” tác giả Ngọc Cừ- Phan Ngạn không được duyệt, vì “tiết tấu nhạc giật gân”. Sau đó không lâu, nhân dịp đoàn đến phục vụ nhà thơ Tố Hữu vào Nghệ An công tác, theo yêu cầu, anh Chất – đoàn phó- đem bài hát này ra hát cho nhà thơ Tố Hữu nghe. Nghe xong, Tố Hữu bảo: “Sáng mai bảo anh Ngạn đem bài hát cho tôi”. Được tin, đêm ấy Phan Ngạn nhờ nhạc sĩ Thái Quý chép lại trọn vẹn bài hát rồi mang đến đưa cho nhà thơ Tố Hữu. Sau đó khi đang ở chiến trường Trà My- Quảng Nam, Phan Ngạn đã được nghe bài hát của mình phát trên đài Tiếng nói Việt Nam. Tháng 9.2008, nhạc sĩ Lê Ánh Dương (là em con chú ruột với Ngọc Cừ) viết thư gửi cho Phan Ngạn và bảo nên đăng ký với Trung tâm bảo vệ quyền tác giả để hưởng tiền nhuận bút. Lúc lâm bệnh nặng, Phan Ngạn có tâm sự: “Nếu không có Tố Hữu thì có lẽ “Con cua đá” đã bò vào hang từ lâu rồi. Điều đáng nói hơn cả là, nếu không có củ khoai non ở cồn Tiên, dốc Miếu bị pháo giặc vùi lấp được moi lên; nếu không có bát cơm rút từ những gié lúa trộn bùn do bom Mỹ cày xới; nếu không sống chân thành với đảo Cồn Cỏ thì làm sao tôi và anh Ngọc Cừ sáng tác được bài hát “Con cua đá”. Thời gian đã lần lượt đưa Tố Hữu, Ngọc Cừ, Phan Ngạn đi về cõi vĩnh hằng nhưng bài hát “Con cua đá” vẫn sống mãi với những người chiến sĩ trẻ vui nhộn, sôi nổi cùng nhiệm vụ.
Nguyễn Dự
Phan Ngạn sinh ngày 20-7-1931 ở xã Bình Quang, huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định, quê hương của hô diễn bài chòi.
Tháng 8.1965, sau khi bị quân dân Khu 4 sử dụng pháo phòng không tầm thấp và súng bộ binh giáng trả quyết liệt các đợt oanh kích của không lực Mỹ, bọn địch đã tăng cường kiểm soát các tuyến đường biển, đường sông, đường bộ của vùng đất này. Trong thời điểm ác liệt ấy, cấp trên điều động một đoàn văn nghệ sĩ ra phục vụ cán bộ, chiến sĩ đảo Cồn Cỏ. Đoàn đi gồm có: nhạc sĩ Lương Ngọc Trác, nhà văn Nguyễn Khải, họa sĩ Quang Thọ, nhà quay phim Phạm Hanh, nhà viết kịch Sĩ Hanh, cùng 5 chiến sĩ văn công: Nguyễn Phu, Ánh Dương, Minh Cảnh, Kim Huệ và Phan Ngạn. Nhận lệnh ra đảo chỉ một tuần rồi trở lại đất liền, nhưng bị địch đánh phá liên tục nên một tháng trôi qua vẫn không thể vào được. Lúc đầu, anh em văn nghệ sĩ ăn chế độ 7 lạng gạo/ ngày; dăm ba hôm phải hạ xuống dần 5 lạng, rồi đến 3 lạng, 2 lạng/ ngày… Anh em phải bắt cua, mò ốc, hái rau quanh đảo để ăn thay cơm. Lại có tin địch sắp đổ bộ lên đảo. Đảo trưởng ra lệnh mỗi cán bộ, chiến sĩ phải đào 5 mét giao thông hào để phòng thủ, bảo vệ đảo. Không có bộc phá, xà beng nên anh em phải vạt cây máu chó (một loại cây mọc rất nhiều trên đảo) để đào công sự.
Bom đạn, đói khát; gạo tính từng hạt, nước đong từng giọt; anh em văn nghệ sĩ cùng cán bộ, chiến sĩ đảo Cồn Cỏ phải ngày đêm bám giữ chiến đấu với quân thù. Ngồi bên cửa hầm, Phan Ngạn viết bài kể chuyện đảo theo điệu lía dân ca Khu 5: “Cồn Cỏ có con cua đá, rau dền, rau má, lá bứa canh chua, lính chén thật no đánh Mỹ càng khỏe”. Nghe hát, ba chiến sĩ đang đào hào cạnh đó đề nghị Phan Ngạn chuyển thành tam ca vui. Nghĩ hợp lý, thế là Phan Ngạn chuyển luôn “Cồn Cỏ ấy có con cá đua là con cua đá”. Vừa lúc Trung úy Ngọc Cừ- Chính trị viên phó đi ngang, Phan Ngạn mời cùng viết một bài hát để kỷ niệm những ngày sống trên đảo. Phan Ngạn xướng, Ngọc Cừ ghi hết đoạn một thì phải đi nhận bàn giao. Bài hát tạm dừng lại. Đêm xuống, đoàn văn nghệ sĩ được lệnh vào đất liền, dưới sự hướng dẫn và đưa đón của thanh niên ba chi đoàn huyện Vĩnh Linh. Sáng hôm sau đến Vĩnh Mốc, Phan Ngạn tiếp tục nhờ nhạc sĩ Thái Quý ghi tiếp đoạn 2 và 3. Khấp khởi vì đã hoàn thành bài hát, Phan Ngạn mang lên thông qua lãnh đạo đoàn. Nhưng bài hát “Con cua đá” tác giả Ngọc Cừ- Phan Ngạn không được duyệt, vì “tiết tấu nhạc giật gân”.
Sau đó không lâu, nhân dịp đoàn đến phục vụ nhà thơ Tố Hữu vào Nghệ An công tác, theo yêu cầu, anh Chất – đoàn phó- đem bài hát này ra hát cho nhà thơ Tố Hữu nghe. Nghe xong, Tố Hữu bảo: “Sáng mai bảo anh Ngạn đem bài hát cho tôi”. Được tin, đêm ấy Phan Ngạn nhờ nhạc sĩ Thái Quý chép lại trọn vẹn bài hát rồi mang đến đưa cho nhà thơ Tố Hữu. Sau đó khi đang ở chiến trường Trà My- Quảng Nam, Phan Ngạn đã được nghe bài hát của mình phát trên đài Tiếng nói Việt Nam.
Tháng 9.2008, nhạc sĩ Lê Ánh Dương (là em con chú ruột với Ngọc Cừ) viết thư gửi cho Phan Ngạn và bảo nên đăng ký với Trung tâm bảo vệ quyền tác giả để hưởng tiền nhuận bút. Lúc lâm bệnh nặng, Phan Ngạn có tâm sự: “Nếu không có Tố Hữu thì có lẽ “Con cua đá” đã bò vào hang từ lâu rồi. Điều đáng nói hơn cả là, nếu không có củ khoai non ở cồn Tiên, dốc Miếu bị pháo giặc vùi lấp được moi lên; nếu không có bát cơm rút từ những gié lúa trộn bùn do bom Mỹ cày xới; nếu không sống chân thành với đảo Cồn Cỏ thì làm sao tôi và anh Ngọc Cừ sáng tác được bài hát “Con cua đá”.
Thời gian đã lần lượt đưa Tố Hữu, Ngọc Cừ, Phan Ngạn đi về cõi vĩnh hằng nhưng bài hát “Con cua đá” vẫn sống mãi với những người chiến sĩ trẻ vui nhộn, sôi nổi cùng nhiệm vụ.
Nguyễn Dự