Thứ Năm, 22 tháng 11, 2012

'Kinh tế Đông Nam Á đã đến lúc bùng nổ'

Nhìn người ta đua nhau phát triển mà buồn cho nước VN mình:

Đông Nam Á đang được coi là điểm sáng của kinh tế toàn cầu với tốc độ tăng trưởng nhanh, nhu cầu nội địa mạnh và thị trường chứng khoán khởi sắc.
Thế giới sốt vì 'mỏ vàng' Myanmar
Triệu phú Indonesia sẽ tăng nhanh nhất châu Á

Sau khi tái đắc cử, Tổng thống Mỹ Barrack Obama đã chọn Đông Nam Á là địa điểm đầu tiên trong chuyến công du nước ngoài. Việc đó càng củng cố thêm những dự đoán về tầm quan trọng của kinh tế khu vực này với toàn cầu.

Trong khi cả thế giới đang đối mặt với tình trạng thất nghiệp cao và tăng trưởng chậm, kinh tế Thái Lan quý III tăng mạnh hơn dự đoán với 1,2% so với quý trước. Cuối tuần qua, Malaysia cũng công bố GDP quý III tăng 5,2% so với cùng kỳ, thấp hơn 5,6% quý II, nhưng vẫn vượt dự báo của các chuyên gia.

Myanmar đang là tâm điểm của giới đầu tư toàn cầu. Ảnh: Bizdaily

Tất cả các nước Đông Nam Á đều có nhu cầu nội địa tăng mạnh, bù lại đáng kể sự sụt giảm về xuất khẩu. Malaysia là một trong những quốc gia phát triển nhanh nhất châu Á, sau Trung Quốc và Indonesia với GDP quý III tăng 7,4% và 6,2%.

Ông Vishnu Varathan, nhà kinh tế tại Mizuho Corporate Bank (Singapore) cho biết: "Chúng tôi nhận thấy nhiều dấu hiệu Đông Nam Á đã chạm đáy, vì thế, họ sẽ có đà tăng trưởng mạnh trong thời gian tới. Đây là điểm sáng hiếm hoi trong bức tranh kinh tế toàn cầu. Chuyến thăm của ông Obama cũng chính là thông điệp Mỹ trước đó chưa tận dụng triệt để mối quan hệ với khu vực này".

Bên cạnh đó, thị trường cổ phiếu khu vực này cũng khởi sắc trong năm qua. Theo các nhà phân tích, việc này là do tăng trưởng kinh tế mạnh và ổn định. Các cổ phiếu ở Philippines và Thailand đã tăng hơn 25% trong năm nay. Chứng khoán Indonesia cũng lên 13%, cao hơn mức tăng 9% của chỉ số MSCI Châu Á - Thái Bình Dương (trừ Nhật Bản).

David Poh - Giám đốc bộ phận Quản lý tài sản tại Societe Generale (Singapore) cho biết: "Chúng tôi khá thích Thái Lan vì họ có nền tảng mạnh. Chính phủ nước này đã làm rất nhiều để thúc đẩy nhu cầu trong nước, như tăng lương tối thiểu, trợ giá nông phẩm và mở rộng chính sách tài khóa".

Đồng quan điểm với Poh, Leif Lybecker Eskesen - nhà kinh tế trưởng khu vực Ấn Độ và ASEAN tại HSBC nhận định: "GDP của Thái Lan cho thấy tăng trưởng nhu cầu nội địa tại đây vẫn rất tốt. Vì vậy, nước này có thể chống lại được các tác động tiêu cực từ bên ngoài".

Các nhà đầu tư trên thế giới cũng dần chú ý đến Myanmar từ khi nước này thực hiện một loạt cải cách kinh tế sau năm thập kỷ dưới quyền kiểm soát của quân đội. Andrew Rickards - CEO công ty Yoma Strategic Holdings (Myanmar) cho biết: "Myanmar sẽ còn phải làm rất nhiều việc nữa để tạo ra môi trường thân thiện cho nhà đầu tư. Tuy nhiên, chúng tôi rất tự tin về hướng đi hiện nay của chính phủ".

Hà Thu (theo CNBC)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét