Thứ Bảy, 20 tháng 10, 2012

Nên hay không nên hợp thức hoá hoạt động mại dâm

Nên hay không nên hợp thức hoá mại dâm


Mãi dâm và luật pháp ở Châu Á Thái Bình Dương là phúc trình mới nhất của Liên Hiệp Quốc, được công bố tại buổi hội thảo hôm thứ Năm ở Thái Lan.

AFP, Các cô gái mãi dâm chờ đón khách tại những góc đường tối
Nghiêm phạt không giảm nạn mại dâm và sự lây nhiễm HIV/AIDS
Phúc trình của Liên Hiệp Quốc khẳng định thay vì trừng phạt hay phân biệt đối xử thì luật lệ có thể hợp pháp hóa và giúp người hành nghề mãi dâm có được cuộc sống lành mạnh và tránh bị lây nhiễm HIV/AIDS hơn.
Thành kiến, phân biệt đối xử, coi mãi dâm như một tội hình là chuyện đương nhiên ở hầu hết bốn mươi tám quốc gia vùng Châu Á Thái Bình Dương.
Chính quyền và người dân thường cáo buộc mãi dâm là một tệ đoan một mối nguy cho xã hội và gia đình mà quên rằng cách hành xử đúng đắn và hợp lý của luật pháp  là cơ may để thay đổi, nghĩa là tạo cho giới mãi dâm có được cuộc sống lành mạnh hơn, tránh nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS.
Tóm lại, kỳ thị những người hành nghề mãi dâm không chỉ là hình thức bạo lực và vi phạm quyền con người mà còn khiến tình trạng lây lan HIV/AIDS trong khu vực trở nên tồi tệ hơn,  một trong những thử thách to lớn của Châu Á và Thái Bình Dương trong tương lai.

Đó là phần mở đầu phúc trình có tựa đề Mãi Dâm và Luật Pháp Khu Vực Châu Á Thái Bình Dương, được các chuyên gia UNDP Cơ Quan Phát Triển Liên Hiệp Quốc, UNAIDS Cơ Quan Phòng Chống AIDS Liên Hiệp Quốc
Bản phúc trình của Liên Hiệp Quốc về Mãi Dâm Và Luật Pháp Ở Châu Á Thái Bình Dương. RFA
Bản phúc trình của Liên Hiệp Quốc về Mãi Dâm Và Luật Pháp Ở Châu Á Thái Bình Dương. RFA
, UNFPA  Chương Trình Liên Hiệp Quốc về  HIV/AIDS, trình bày trong buổi hội thảo tại  Bangkok, Thái Lan.
Kỳ thị những người hành nghề mãi dâm không chỉ là hình thức bạo lực và vi phạm quyền con người mà còn khiến tình trạng lây lan HIV/AIDS trong khu vực trở nên tồi tệ hơn
Kết quả  nghiên cứu từ năm 2011, được đưa vào phúc trình công bố hôm thứ Năm,  cho thấy nhiều quốc gia coi việc cất giữ bao cao su như một bằng chứng của việc mua bán dâm bất hợp pháp,  buộc gái mãi dâm đi thử nghiệm HIV nhưng lại không cho họ vào những chương trình phát thuốc và điều trị miễn phí của chính phủ,  đưa gái mãi dâm  vào những trung tâm gọi là phục hồi nhân phẩm mà thực sự chỉ là những nhà giam không hơn không kém .
Đó là cách xử phạt hành chính thường thấy nhất, phúc trình nhấn mạnh, tại mười một nước trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương gồm Trung Quốc, Fiji, Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Miến Điện, Nepal, Papua New Guinea, Philippines, Sri Lanka và Việt Nam.
Sáu quốc gia có luật bắt buộc người có tiền án mãi dâm xuất trình kết quả thử nghiệm vô tính đối với HIV hoặc những bệnh lây nhiễm qua đường tình dục rồi mới được nhận cho làm việc là Guam, Indonesia, Philippines, Thái Lan và nhiều tỉnh bang ở Australia.
Bắt buộc người hành nghề mãi dâm đi thử nghiệm HIV cũng là chính sách cưỡng bách tại Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam.
Ít nhất bốn quốc gia tại Châu Á Và Thái Bình Dương qui định đối tượng bị bắt quả tang đang bán dâm là tội phạm cần nghiêm trị và phải được cải tạo là Trung Quốc, Ấn Độ, Miến Điện, Sri Lanka.
Và cũng không có bằng chứng hiển nhiên nào để có thể nói chính sách trừng phạt và phân biệt đối xử như vừa kể tại các nước Châu Á và Thái Bình Dương khiến tình trạng lây nhiễm HIV từ người bán dâm qua cho người mua dâm giảm xuống. Trái lại, theo phúc trình Mãi Dâm và Luật Pháp Tại Châu Á Thái Bình Dương,  New Zealand và vùng New South Wales của Australia, hai nơi đã công nhận  mãi dâm là một nghề hợp pháp như mọi ngành nghề lao động khác, thì không chỉ là động cơ chính đáng hầu bảo vệ quyền lợi cho những người hành nghề mãi dâm mà còn nâng cao năng lực tự bảo vệ cho họ,  giúp họ có ý thức trước nguy cơ nhiễm HIV rồi truyền căn bệnh chết người này sang cho khách mua hoa.
Thay vì trừng phạt hãy nên là  cứu cánh
"Phố đèn đỏ" khu ăn chơi có tiếng ở Malaysia. Buổi tối thường các cô gái làm tiền đều tập trung ở khu vực này. RFA file
Phát biểu tại buổi hội thảo, luật sư chuyên trách tư vấn về nhân quyền người Australia, ông John Godwin, nói rằng thông điệp chính của phúc trình là đã tới lúc mãi dâm không còn bị coi là tội hình sự nữa:
Thay vì trừng phạt thay vì cấm đoán, luật pháp hãy nên là cứu cánh nên là phương cách giải quyết vấn đề hơn là những biện pháp cưỡng bách trừng phạt mà vẫn không thể giải quyết chuyện mua dâm bán dâm hoặc nạn buôn người
ông John Godwin
Cách hay nhất để giải quyết những hệ lụy của mãi dâm là cung cấp cho những người đang hành nghề này những dịch vụ y tế cần thiết, tạo điều kiện cho họ kiểm soát được tình trạng lao động của mình.
Thay vì trừng phạt thay vì cấm đoán, luật pháp hãy nên là cứu cánh nên là phương cách giải quyết vấn đề hơn là những biện pháp cưỡng bách trừng phạt mà vẫn không thể giải quyết chuyện mua dâm bán dâm hoặc nạn buôn người vào đường mãi dâm không có chiều hướng giảm đi trong khu vực.
Bà Mandeep Dhaliwa thuộc UNDP Chương Trình Phát Triển Liên Hiệp Quốc, ca ngợi  những nỗ lực đáng kể  mới đây nhất tại một số quốc gia trong việc thay đổi luật lệ đối với nghề mãi dâm.
Thứ nhất, bà nói, là phán quyết của Tòa Thượng Thẩm Bangladesh, Ấn Độ và Nepal, công nhận quyền con người của giới bán phấn buôn hương trong xã hội.
Thứ hai, thông tư mà Bộ Nội Vụ Kampuchia mới ban hành với qui định không được coi bao cao su là bằng chứng để bắt giữ người tình nghi bán dâm.
Thứ ba, Fiji và Papua New Guinea là hai quốc gia vùng Châu Á Thái Bình Dương qui định việc kiểm soát hay cấm đoán chuyện dùng bao cao su để tránh HIV hay những bệnh khác là hành động bất hợp pháp. Gần đây nhất:
Là Việt Nam đã có quyết định ngưng sự hoạt động của các trại phục hồi nhân phẩm dành cho những cô gái hành nghề mãi dâm bị bắt giữ, đó là một thay đổi rất đáng kể .
Luật Xử Lý Vi Phạm Hành Chính đối với những người hành nghề mãi dâm, mà quốc hội Việt Nam vừa thông qua, bỏ qui định áp dụng biện pháp quản lý, giáo dục tại địa phương, đưa vào cơ sở  điều trị bệnh tật đối với
Ông John Godwin luật sư chuyên trách tư vấn về nhân quyền. RFA
Ông John Godwin luật sư chuyên trách tư vấn về nhân quyền. RFA
những người sa chân vào đường mãi dâm.
Không có giải pháp nào là tối ưu, triệt để 100%, trong khi nhu cầu đó thị trường đó là một cái hiện hữu. Tôi dám khẳng định chắc chắn là không bao giờ tiêu diệt được nó. Chính Engels cũng nói rằng mãi dâm là bạn đồng hành của chế độ hôn nhân một vợ một chồng
ông Trịnh Hòa Bình
Luật còn qui định từ đầu tháng Bảy, người bán dâm bị bắt quả tang chỉ  bị xử phạt hành chính ba trăm ngàn đồng lần đầu và năm triệu đồng nếu tái phạm. Chính quyền địa phương phải là nơi có trách nhiệm tạo điều kiện cho người bán dâm có thể hoàn lương, hòa nhập vào cuộc sống bình thường.
Điều này cũng có nghĩa các trại phục hồi nhân phẩm trong nước phải trả tự do cho các cô gái mại dâm đang bị giám giữ . Ông Nguyễn Ngọc Thạch, trưởng chi cục phòng chống tệ nạn xã hội thuộc Sở Lao Động, Thương Binh và Xã Hội  ở thành  phố Hồ Chí Minh,  cho rằng nếu được trả về theo Luật Xử Phạt Hành Chính thì  không hiểu đội ngũ những cô gái mại dâm này sẽ đi đâu và làm gì bởi đa số họ không có nơi ở cố định và không có trình độ học vấn.
Tuy nhiên ông Trịnh Hòa Bình, giám đốc Trung Tâm Dư Luận Xã Hội, Viện Xã Hội Học ở Hà Nội, nhìn vấn đề dưới một nhãn quan khác:
Giới hữu trách thể hiện đúng tinh thần mới, nhập cuộc được với những vấn đề của thế giới hiện đại. Dẫu rằng có phàn nàn điều đó gây khó khăn cho khâu quản lý, thậm chí có thể làm bùng phát trở lại nạn mại dâm, thì cũng không đủ sức thuyết phục đâu. Với cách nhìn nhân văn đây có thể xem như một cách thừa nhận quyền con người của những phụ nữ hành nghề đó.
Và khi xóa bỏ hình thức “tập trung mang tính chất cải tạo”, để trong ngoặc kép như vậy, thì người ta hướng tới những biện pháp tuyên truyền giao dục truyền thông vận động. Cho nên tôi muốn nói rằng là tẩy trừ cũng không tẩy trừ được bằng những mênh lênh hành chính . Thứ hai nữa, những hình thức tập trung kia, tưởng là tích cực, nhưng những người quản lý cũng tha biết rằng có những hệ lụy.
Cách hay nhất là trả người ta về với cộng đồng rồi giúp cho người ta hoàn lương với sự vận động và phát triển của dân trí xã hội:
Không có giải pháp nào là tối ưu, triệt để 100%, trong khi nhu cầu đó thị trường đó là một cái hiện hữu. Tôi dám khẳng định chắc chắn là không bao giờ tiêu diệt được nó. Chính Engels cũng nói rằng mãi dâm là bạn đồng hành của chế độ hôn nhân một vợ một chồng, và không phải ngẫu nhiên ở quốc gia này quốc gia khác, ở khu vực này khu vực khác, người ta thừa nhận mãi dâm như một nghề.
Có thể nói mạnh dạn một câu là phải sống chung với thực tế đó và phải làm sao tìm giải pháp khả dĩ, hợp tình hợp lý, việc đó làm cho xã hội lành mạnh hơn, giám đốc Trung Tâm Nghiên Cứu Dư Luận Xã Hội Trịnh Hòa Bình kết luận.

Theo dòng thời sự:

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét