TUE, 10/16/2012 - 05:29 — TRANDONGDUC
Mạc Ngôn được giải Nobel, tin này đã lan nhanh đến huyện Cao Mật. Mạc Ngôn được giải Nobel, tin khó tin khiến cha và anh của Mạc Ngôn còn không thể nào tin được. Một nông phu thôn trang sinh được cậu con trai nghịch ngợm bỗng dưng một sớm một chiều đi vào danh sách đại văn hào thế giới và trở thành chủ nhân của chủ nghĩa hiện thực ảo. Chói lóa chứ!
Chói lóa của Mạc Ngôn lại là điều nằm trong cảnh hư hư thực thực, nguyệt điểu mông mông - hiện thực rất nhiều mà huyền ảo cũng nhiều. Tựu chung, không gian và bút pháp đều dựa trên thềm văn hóa bi kịch của xã hội Trung Quốc. Ngoài tiểu thuyết Đàn Hương Hình đọc xong là muốn đau tận xương cột sống, rợn hết cả người, ai ai cũng dễ thừa nhận Phong Nhũ Phì Đồn chính là truyện hay nhất. Nói trắng phớ ra là nhờ Phong Nhũ Phì Đồn mới có Nobel văn chương cho Mạc Ngôn và Trung Quốc.
Không sai, phong nhũ phì đồn thật ra là chỉ về thân thể tiêu biểu của Lỗ thị và con gái Thượng Quan Ngọc Nữ, cô gái có dòng máu lai giữa Thụy Điển (quê hương của giải Nobel văn chương) và bà mẹ nông dân Trung Quốc (quê hương tác giả).
Bà mẹ Lỗ lấy nhằm người đàn ông vô năng Thượng Quan Thọ Hỉ, không sinh được con nối dõi tông đường. Để qua mắt gia đình chồng, chị Lỗ phải "thả rông" ngoài đồng cho phàm phu tục tử nào phối được thì phối cốt là để mang thai. Lỗ thị chính là hiện thân cho "thần châu đại địa" của đất mẹ củ lạc Trung Hoa. Tình cờ thay, trong tiếng Trung Quốc củ lạc gọi là "lạc hoa sanh" hay là "hoa sanh" để diễn tả sự phì nhiêu mắn đẻ cho tất cả mọi dục vọng gieo mầm để cuối cùng trở thành con của mẹ Lỗ. Tình tiết đồng âm này được thể hiện tinh vi - thai phụ như Lỗ thị lúc nào cũng nắm chặt củ lạc trong tay mà vượt cạn.
Tuy nhiên, những thằng chăn quê lội vịt chỉ làm cho mẹ Lỗ sinh toàn con gái. Hết nước rồi! bà kiếm một ông mục sư người Tây trong thời Dân Quốc bị Nhật xâm chiếm để dâng hiến một cách lâm ly mê luyến và đây cũng là một cách cầu tự đặc trưng nhất về mặt quan hệ hữu cơ - có sự bao dung của tình yêu Thiên Chúa. Có lẽ đây là tình yêu chân thật mang tính gió Âu mưa Á của Lỗ Thị có chứng cớ của tâm lý ngoại tình. Kết quả là kết tinh này là bào thai long phụng, cặp sanh đôi trai gái được đặt tên là Thượng Quan Kim Đồng và Thượng Quan Ngọc Nữ. Cách đặt tên của Mạc Ngôn toàn là dùng những dòng họ quan cách có hai chữ từ thời Hán Đường như Tư Mã, Thượng Quan. Ông mục sư Thuỵ Điển này sau đó cũng bị bọn du côn đánh chết. Về mặt tinh vi số phận, Kim Đồng - Ngọc Nữ chính ra là những đứa con rơi của Tây Phương gieo vào Trung Quốc.
Kim Đồng bị bệnh luyến nhũ yếm thực nghĩa là không ăn được cơm mà chỉ bú mẹ cho tới trưởng thành. Vì có máu lai mang tính ưu thế ngoại hình, (cho dù Mạc Ngôn không miêu tả rõ ràng) Kim Đồng bị nhiều phụ nữ Trung Quốc đòi yêu và đòi sở hữu cho thỏa mãn lòng trần.
Chói lóa của Mạc Ngôn lại là điều nằm trong cảnh hư hư thực thực, nguyệt điểu mông mông - hiện thực rất nhiều mà huyền ảo cũng nhiều. Tựu chung, không gian và bút pháp đều dựa trên thềm văn hóa bi kịch của xã hội Trung Quốc. Ngoài tiểu thuyết Đàn Hương Hình đọc xong là muốn đau tận xương cột sống, rợn hết cả người, ai ai cũng dễ thừa nhận Phong Nhũ Phì Đồn chính là truyện hay nhất. Nói trắng phớ ra là nhờ Phong Nhũ Phì Đồn mới có Nobel văn chương cho Mạc Ngôn và Trung Quốc.
Không sai, phong nhũ phì đồn thật ra là chỉ về thân thể tiêu biểu của Lỗ thị và con gái Thượng Quan Ngọc Nữ, cô gái có dòng máu lai giữa Thụy Điển (quê hương của giải Nobel văn chương) và bà mẹ nông dân Trung Quốc (quê hương tác giả).
Bà mẹ Lỗ lấy nhằm người đàn ông vô năng Thượng Quan Thọ Hỉ, không sinh được con nối dõi tông đường. Để qua mắt gia đình chồng, chị Lỗ phải "thả rông" ngoài đồng cho phàm phu tục tử nào phối được thì phối cốt là để mang thai. Lỗ thị chính là hiện thân cho "thần châu đại địa" của đất mẹ củ lạc Trung Hoa. Tình cờ thay, trong tiếng Trung Quốc củ lạc gọi là "lạc hoa sanh" hay là "hoa sanh" để diễn tả sự phì nhiêu mắn đẻ cho tất cả mọi dục vọng gieo mầm để cuối cùng trở thành con của mẹ Lỗ. Tình tiết đồng âm này được thể hiện tinh vi - thai phụ như Lỗ thị lúc nào cũng nắm chặt củ lạc trong tay mà vượt cạn.
Tuy nhiên, những thằng chăn quê lội vịt chỉ làm cho mẹ Lỗ sinh toàn con gái. Hết nước rồi! bà kiếm một ông mục sư người Tây trong thời Dân Quốc bị Nhật xâm chiếm để dâng hiến một cách lâm ly mê luyến và đây cũng là một cách cầu tự đặc trưng nhất về mặt quan hệ hữu cơ - có sự bao dung của tình yêu Thiên Chúa. Có lẽ đây là tình yêu chân thật mang tính gió Âu mưa Á của Lỗ Thị có chứng cớ của tâm lý ngoại tình. Kết quả là kết tinh này là bào thai long phụng, cặp sanh đôi trai gái được đặt tên là Thượng Quan Kim Đồng và Thượng Quan Ngọc Nữ. Cách đặt tên của Mạc Ngôn toàn là dùng những dòng họ quan cách có hai chữ từ thời Hán Đường như Tư Mã, Thượng Quan. Ông mục sư Thuỵ Điển này sau đó cũng bị bọn du côn đánh chết. Về mặt tinh vi số phận, Kim Đồng - Ngọc Nữ chính ra là những đứa con rơi của Tây Phương gieo vào Trung Quốc.
Kim Đồng bị bệnh luyến nhũ yếm thực nghĩa là không ăn được cơm mà chỉ bú mẹ cho tới trưởng thành. Vì có máu lai mang tính ưu thế ngoại hình, (cho dù Mạc Ngôn không miêu tả rõ ràng) Kim Đồng bị nhiều phụ nữ Trung Quốc đòi yêu và đòi sở hữu cho thỏa mãn lòng trần.
Trong thời cách mạng, Long Thanh Bình, một nữ chủ nhiệm hợp tác xã, anh hùng lực lượng vũ trang từng cầm súng bắn nhau với Quốc Dân Đảng khát tình với Kim Đồng mang kịch tính cao độ. Bên ngoài tuy có nét xù xì, thô bỉ, cứng rắn của bọn cán bộ lội bùn nhưng trong lòng đồng chí Long luôn chứa đựng những khát khao ái tình như người đang bị đói. Thế là trong một đêm, Long Thanh Bình dụ được Thượng Quan Kim Đồng vào phòng và tìm cách khiêu động. Làm cách nào cũng không được, hết nước rồi, đồng chí Long Thanh Bình mới dí súng vào đầu bắt Thượng Quan Kim Đồng hạ phàm. Thượng Quan Kim Đồng bản tính nhút nhát không thể nào hứng động dưới áp lực sống chết như thế. Tuyệt vọng quá! Long Thanh Bình bắn vào đầu tự tử vì suốt đời làm cách mạng đầy uy quyền cán bộ nhưng Long Thanh Bình không thể làm một người đàn ông nào yêu mình. Lúc Long Thanh Bình chết rồi, Thượng Quan Kim Đồng mới bị dục tính thôi thúc.
Thế rồi trong một trận lụt, người ta tìm được nhật ký của Thượng Quan Kim Đồng chép lại cảnh ái ân với xác chết của Long Thanh Bình. Thượng Quan Kim Đồng bị tòa án nhân dân kết tội 18 năm tù khổ sai.
Kim Đồng ở tù quá lâu cho nên sinh lòng yêu mến nhà tù. Sau khi mãn hạn tù, cán bộ đem thả ra ngoài, Kim Đồng cũng không muốn về nhà. Khi phải bị ra tù, đụng phải cuộc sống sôi động của xã hội Trung Quốc đang phát triển theo trào lưu mở cửa của Đặng Tiểu Bình thì tinh thần của Thượng Quan Kim Đồng lúc nào cũng như bị đơ đơ ngơ ngác như người cõi trên. May mà có người đàn bà một vú rước về làm người tình. Bà này cũng lại là một đại diện cho mặt đất Trung Hoa - nhiệt tình, đam mê, khát khao cuộc sống nhưng chỉ còn có một vú. Thế rồi, cuộc tình này vẫn kết thúc trong bi kịch vì Kim Đồng lại bị chính đàn bà một vú từ bỏ vì thói luyến nhũ yếm thực không ai chịu được.
Riêng người chi em sinh đôi của Kim Đồng là Thượng Quan Ngọc Nữ thì bị mù nhưng có thân hình đẹp đẽ "vú to mông nở" theo thể trạng Tây Phương. Trong một trận đói, vì không muốn làm gánh nặng cho bà mẹ phải lao động vất vả trong những Bước Đại Nhảy Vọt (Đại Dược Tiến) của Mao Trạch Đông đề xuất, Ngọc Nữ đã tự tử.
Bà mẹ Lỗ tận tuỵ như yêu hết các con như bản năng của tình mẫu tử. Trong nạn đói, bà mẹ Lỗ như con chim tha mồi. Qua tình tiết mang tính bản năng sinh tồn siêu thực cao độ, Mạc Ngôn miêu tả mẹ Lỗ cũng như bao nông dân Trung Quốc vào thời đói khát, bị lùa vào trại sản xuất ngũ cốc của một nông trường quốc doanh. Hôm nào mẹ Lỗ cũng tìm cách vừa làm vừa ăn cắp các hạt ngô rồi nuốt vào bụng. Đợi lúc về nhà thì móc họng cho ói ra để đem nấu cháo cho con gái Ngọc Nữ ăn. (Đoạn này đọc xong thật là đau thương cho số phận con người). Sau này, cán bộ quản lý rình biết được, bắt mẹ Lỗ và các nữ nông dân phải đeo rọ vào mồm để hết đường nuốt trộm ngũ cốc. Để trút gánh nặng cho quãng đường nhân sinh của mẹ Lỗ, Thượng Quan Ngọc Nữ đã trầm mình xuống dòng sông. Vú to mông nở của nàng lềnh bềnh theo dòng nước. Cõi mù lòa của Ngọc Nữ từ đây về được thiên đàng màu xanh lơ.
Tất cả số phận và bi kịch đều xoay quanh bốn chữ Phong Nhũ Phì Đồn rất gợi ý nhưng xét ra đó là những số phận đau thương một cách đa dạng chồng chéo lên nhau. Phong Nhũ Phì Đồn chỉ là một điểm giữa của dòng xoáy. Dòng sông như màu máu đỏ mà khung trời cũng tràn màu máu me sẵn sàng tưới tanh mặt đất. Ác thiện pha trộn vào nhau ô nhiễm lên nhau khiến khắp nơi bốc lên một sắc màu trầm uất, chết còn sướng hơn làm kiếp người mà phải trải qua những oan khốc này.
Tại sao Mặc Ngôn phải cho số phận anh em sanh đôi Kim Đồng Ngọc Nữ thê thảm mù lòa như thế? Đó chính là sự ám chỉ nhẹ nhàng về việc gì lai tạp giữa Trung Quốc và Tây Phương sẽ không bao giờ tạo nên một hệ quả tốt đẹp. Sự ám chỉ cũng gợi ý về chủ nghĩa xã hội Trung Quốc bắt nguồn từ Mã Khắc Tư (Karl Marx) râu xồm giao phối với đất mẹ Trung Hoa thì mọi thứ sẽ phải lờ đờ vật vờ như xác chết. (Đoạn này do mềnh ảo giác thêm nhưng mà đúng về mặt tình tiết và cốt truyện).
Phong Nhũ Phì Đồn như một không gian lập thể nhưng khi ánh sáng chiếu vào thì phóng ra vô số hình thù lập dị lung linh ma quái.
Văn học Việt Nam khi dịch tác phẩm này cũng không dám dịch đúng nguyên văn là "Vú To Mông Nở" mà chỉ dám dịch bóng gió thành là "Báu Vật Của Đời".
( Nguồn: RFA blog )
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét