Китай предъявил России территориальные претензии
Gladilin Ivan
Nguồn: newsland.ru
Kichbu posted on 15.04.2012
Trung Quốc và Nga đã có những bất đồng ý kiến về nơi phần đất phía tây biên giới chung của hai nước đi qua. Và mặc dù cuộc tranh cãi về vùng lãnh thổ cực nhỏ theo tiêu chuẩn của hai nước – chỉ 17 ha đất tại Gornyi Altai – nó lại lần nữa nhắc đến sự đối kháng sâu sắc nửa thế kỷ giữa hai nước láng giềng mà vào năm 1969 đã biến thành cuộc xung đột vũ trang đẫm máu vì đảo Damanski. Và, rất tiếc, trong cuộc tranh cãi này thể hiện rõ ràng Trung Quốc đã vững mạnh hơn đến mức nào sau hàng chục năm qua, còn Nga trong bối cảnh đó, ngược lại, đã bất ngờ đầu hàng.
Từ 26 tháng Bảy đến 4 tháng Tám tại Cộng hòa Altai của LB Nga, Ủy ban hỗn hợp Nga-Trung đã tiến hành kiểm tra và phân định biên giới phần phía tây của biên giới quốc gia Nga-Trung. Và, như cơ quan báo chí của chính quyền Cộng hòa Altai thừa nhận, trong quá trình phân định biên giới giữa hai bên đã xảy sinh những bất đồng. Phía Trung Quốc khăng khăng đưa đường biên vào sâu trong lãnh thổ Nga, kết quả diện tích bị tước có thể của lãnh thổ Nga lên đến 17 ha. Đáp lại phía Nga tuyên bố rằng các tham vọng của Trung Quốc mâu thuẩn với quy chế “Về ủy ban hỗn hợp Nga-Trung về tiến hành kiểm tra chung lần đầu tiên biên giới quốc gia giữa LB Nga và CHND Trung Hoa (ngày 11 tháng Mười một năm 2011). Bởi những bất đồng nảy sinh, các công việc đã được lên kế hoạch đã không được thực hiện. Kết quả, hai bên chỉ dừng lại ở việc ký biên bản, theo đó thỏa thuận trao đổi các bất đồng nảy sinh tại hội nghị thường kỳ của ủy ban hỗn hợp Nga-Trung sắp tới tiến hành ở thành phố Gorno-Altai.
Đường biên giới của Nga trải dài trên lãnh thổ của Cộng hòa Altai 850 km tiếp giáp với ba quốc gia nước ngoài – Trung Quốc, Mông Cổ và Kazakhstan. Trong đó, độ dài biên giới Nga-Trung tại khu vực này chỉ 55 km. Và vì vùng lãnh thổ núi cao khó tiếp cận (độ cao 2500-3000 m) không được cắm móc này và trên vùng núi này, về thực chất, hiện không có bất kỳ hoạt động kinh tế nào, đã xuất hiện tranh cãi. Và có điều gì đó mách bảo rằng, cuối cùng, Nga sẽ phải nhượng bộ chỉ cần để không làm xấu đi quan hệ với láng giềng hùng mạnh.
Vấn đề lãnh thổ trong quan hệ giữa hai nước chúng ta đã trở nên căng thẳng từ những năm 60s của thế kỷ trước. Sau khi Stalin mất, ban lãnh đạo Trung Quốc đứng đầu là Mao Trạch Đông đã không còn xem Liên Xô như “anh cả” là nước đã thực tế đơn phương xác định đường biên giới và xây dựng các tuyến biên giới. Thêm vào đó, nhắc lại, vào năm 1964 Trung Quốc đã tham gia vào nhóm các cường quốc hạt nhân. Cảm thấy có sức mạnh, ban lãnh đạo Trung Quốc đã bắt đầu coi thường “những kẻ xét lại Liên Xô” và đưa ra những yêu sách về lãnh thổ 1540 km2 đối với Moscow. Và, về vấn đề lãnh thổ từng tồn tại giữa hai nước, Yuri Galenovich, một trong những người tham gia trực tiếp các cuộc đàm phán Liên Xô-Trung Quốc về vấn đề này đã viết:
Vấn đề lãnh thổ trong quan hệ giữa hai nước chúng ta đã trở nên căng thẳng từ những năm 60s của thế kỷ trước. Sau khi Stalin mất, ban lãnh đạo Trung Quốc đứng đầu là Mao Trạch Đông đã không còn xem Liên Xô như “anh cả” là nước đã thực tế đơn phương xác định đường biên giới và xây dựng các tuyến biên giới. Thêm vào đó, nhắc lại, vào năm 1964 Trung Quốc đã tham gia vào nhóm các cường quốc hạt nhân. Cảm thấy có sức mạnh, ban lãnh đạo Trung Quốc đã bắt đầu coi thường “những kẻ xét lại Liên Xô” và đưa ra những yêu sách về lãnh thổ 1540 km2 đối với Moscow. Và, về vấn đề lãnh thổ từng tồn tại giữa hai nước, Yuri Galenovich, một trong những người tham gia trực tiếp các cuộc đàm phán Liên Xô-Trung Quốc về vấn đề này đã viết:
“Những người Nga đã quen biết với những người Trung Quốc 400 năm trước đây. Họ gặp nhau trên những vùng đất mênh mong ở Viễn Đông. Các quốc gia của họ là những láng giềng to lớn ở khu vực này. Vấn đề về sự thỏa thuận biên giới giữa họ với nhau đòi hỏi nhiều thời gian và nỗ lực. Đến đầu thế kỷ XX họ đã ký một số hiệp định về biên giới. Đây là đường biên giới trên đất liền dài nhất trên thế giới. Nó chạy dài từ núi Pamir đến Thái Bình Dương.
Sau bốn thế kỷ quan hệ qua lại giữa những người Nga và những người Trung Quốc chưa bao giờ xảy ra chiến tranh quy mô lớn. Trong khi đó quan hệ luôn phức tạp và căng thẳng.
Trong hai thập kỷ đầu tiên của thế kỷ XX, mỗi bên chủ yếu theo đuổi các công việc nội bộ của mình; trong bất luận trường hợp nào, quan hệ song phương lúc bấy giờ chưa đưa ra hàng đầu. Vào những năm 20s đất nước chúng ta là nước duy nhất giúp đỡ Trung Quốc trong sự nghiệp thống nhất đất nước của họ. Trong những năm 30s-40s, các nước chúng ta đã đứng về một phía trong Chiến tranh thế giới. Vào những năm 50s, quan hệ của Liên Xô và CHND Trung Hoa đã chính thức trở thành đồng minh đối trọng với những kẻ thù tiềm năng; đồng thời những người của chúng ta làm việc tại Trung Quốc đã đóng góp lao động và tinh thần của mình vào việc xây dựng tiềm năng kinh tế và quân sự của đất nước láng giềng; quan hệ buôn bán thời đó mang lại lợi ích cho cả hai nước; trên trường quốc tế tính chất hữu hảo và láng giếng tốt của các quan hệ liên quốc gia chính thống giữa hai nước đã giúp cho mỗi bên.
Một phần tư thế kỷ của quan hệ chúng ta – 1960-1985 – đó là những năm tháng đình đốn. Các bên chủ yếu hoặc là không thể, hoặc là không muốn lắng nghe nhau; mỗi bên nói về cái của mình, khăng khăng quan điểm của mình. Đó là thời kỳ đối đầu và những quan hệ ngoại giao khác thường. Thời kỳ này có đặc trưng nhiều căng thẳng. Sau mỗi lần căng thẳng các bên lại tiến hành đàm phán hoặc hiệp thương.
Trong hai thập kỷ đầu tiên của thế kỷ XX, mỗi bên chủ yếu theo đuổi các công việc nội bộ của mình; trong bất luận trường hợp nào, quan hệ song phương lúc bấy giờ chưa đưa ra hàng đầu. Vào những năm 20s đất nước chúng ta là nước duy nhất giúp đỡ Trung Quốc trong sự nghiệp thống nhất đất nước của họ. Trong những năm 30s-40s, các nước chúng ta đã đứng về một phía trong Chiến tranh thế giới. Vào những năm 50s, quan hệ của Liên Xô và CHND Trung Hoa đã chính thức trở thành đồng minh đối trọng với những kẻ thù tiềm năng; đồng thời những người của chúng ta làm việc tại Trung Quốc đã đóng góp lao động và tinh thần của mình vào việc xây dựng tiềm năng kinh tế và quân sự của đất nước láng giềng; quan hệ buôn bán thời đó mang lại lợi ích cho cả hai nước; trên trường quốc tế tính chất hữu hảo và láng giếng tốt của các quan hệ liên quốc gia chính thống giữa hai nước đã giúp cho mỗi bên.
Một phần tư thế kỷ của quan hệ chúng ta – 1960-1985 – đó là những năm tháng đình đốn. Các bên chủ yếu hoặc là không thể, hoặc là không muốn lắng nghe nhau; mỗi bên nói về cái của mình, khăng khăng quan điểm của mình. Đó là thời kỳ đối đầu và những quan hệ ngoại giao khác thường. Thời kỳ này có đặc trưng nhiều căng thẳng. Sau mỗi lần căng thẳng các bên lại tiến hành đàm phán hoặc hiệp thương.
Đã xảy ra ba lần như thế. Vào năm 1964, phía Trung Quốc đã gây nên tình hình căng thẳng trên biên giới, và sau đó, khi tiến hành hiệp thương đã đưa ra một loạt yêu sách lãnh thổ lịch sử đối với chúng ta, đòi công nhận các hiệp định về biên giới là bất công bằng. Mao Trạch Đông đã bắt đầu lên tiếng về việc tính số chưa đưa ra đối với chúng ta về “reestr” các vùng đất dường như Trung Quốc bị tước đoạt với diện tích hơn nửa triệu km2.
Vào năm 1969 phía Trung Quốc bắt đầu sử dụng vũ khí trong các cuộc đụng độ trên biên giới, và sau đó yêu cầu chúng ta rút quân ra khỏi tất cả các vùng mà họ xem đang tranh chấp.
Vào năm 1979 phía Trung Quốc kêu gọi thành lập mặt trận thống nhất toàn thế giới đấu tranh chống Liên Xô, chấm dứt hiệu lực của Hiệp ước hữu nghị, liên minh và quan hệ lẫn nhau giữa chúng ta, và sau đó trong quá trình đàm phán đã đưa ra những yêu sách rút quân của chúng ta ra khỏi CHND Mông Cổ, chấm dứt hợp tác với Việt Nam, và đơn phương giảm bớt các lực lượng vũ trang của chúng ta tại các khu vực tiếp giáp biên giới của chúng ta với Trung Quốc.
Tôi ba lần được chứng kiến và tham gia các cuộc hiệp thương và đàm phán của Liên Xô và Trung Quốc: vào năm 1964 và 1969-1970 tại Pekin, và vào năm 1979 tại Moscow. Mỗi lần như vậy hai bên buộc phải bằng các lợi ích dân tộc của mình và mánh khóe nhất và bằng trạng thái phát triển của quan hệ song phương tham gia các cuộc gặp gỡ như thế và trao đổi các ý kiến”.
”Vào năm 1979, - Galenovich tiếp tục, - và thêm vào đó Mao Trạch Đông đã mất, nhưng thay thế ông là Đặng Tiểu Bình, người kế tục trung thành của Mao Trạch Đông trong chính sách này, - Ở Pekin đã quyết định hủy bỏ cơ sở pháp lý-hiệp định cuối cùng, cho dù là hình thức của quan hệ song phương và không kéo dài thời gian có hiệu lực của Hiệp ước hữu nghị, liên minh và giúp đõ lẫn nhau do Liên Xô và CHND Trung Hoa ký vào năm 1950. Đồng thời Đặng Tiểu Bình đưa ra lời kêu gọi thành lập mặt trận thống nhất toàn thế giới chống đất nước chúng ta và muốn đặt đất nước chúng ta vào tình thế bị loại trừ. Đặng Tiểu Bình đưa CHND Trung Hoa, Hoa Kỳ, Nhật Bản, các nước Tây Âu và các quốc gia đang phát triển trên toàn thế giới vào mặt trận thống nhất này. Đặng Tiểu Bình và các môn đồ của ông lúc bấy giờ đã xem đất nước chúng ta như kẻ thù chính yếu của mình.
Tôi ba lần được chứng kiến và tham gia các cuộc hiệp thương và đàm phán của Liên Xô và Trung Quốc: vào năm 1964 và 1969-1970 tại Pekin, và vào năm 1979 tại Moscow. Mỗi lần như vậy hai bên buộc phải bằng các lợi ích dân tộc của mình và mánh khóe nhất và bằng trạng thái phát triển của quan hệ song phương tham gia các cuộc gặp gỡ như thế và trao đổi các ý kiến”.
”Vào năm 1979, - Galenovich tiếp tục, - và thêm vào đó Mao Trạch Đông đã mất, nhưng thay thế ông là Đặng Tiểu Bình, người kế tục trung thành của Mao Trạch Đông trong chính sách này, - Ở Pekin đã quyết định hủy bỏ cơ sở pháp lý-hiệp định cuối cùng, cho dù là hình thức của quan hệ song phương và không kéo dài thời gian có hiệu lực của Hiệp ước hữu nghị, liên minh và giúp đõ lẫn nhau do Liên Xô và CHND Trung Hoa ký vào năm 1950. Đồng thời Đặng Tiểu Bình đưa ra lời kêu gọi thành lập mặt trận thống nhất toàn thế giới chống đất nước chúng ta và muốn đặt đất nước chúng ta vào tình thế bị loại trừ. Đặng Tiểu Bình đưa CHND Trung Hoa, Hoa Kỳ, Nhật Bản, các nước Tây Âu và các quốc gia đang phát triển trên toàn thế giới vào mặt trận thống nhất này. Đặng Tiểu Bình và các môn đồ của ông lúc bấy giờ đã xem đất nước chúng ta như kẻ thù chính yếu của mình.
Vào năm 1966, khi còn dưới thời Mao Trạch Đông, ở Pekin,
trên các bức tường của những tòa nhà lớn đã xuất hiện khẩu hiệu: "Liên
Xô - kẻ thù của chúng ta!". Vào những năm 1980s, dưới chính quyền của
Đặng Tiểu Bình ở CHND Trung Hoa phổ biến khẩu hiệu: "Chúng ta sẽ đòi lại
núi sông của chúng ta!".
Vào những năm 1990s, Pekin tiếp tục đòi hỏi giảm đơn phương lực lượng vũ trang Nga tại các khu vực tiếp giáp biên giới Nga-Trung. Ở CHND Trung Hoa thế hệ trẻ đã và đang tiếp tục được dạy trên tinh thần rằng Nga - "kẻ xâm lược" đã "bất công" "xâm chiếm" đất đai của Trung Quốc; nuôi dưỡng thái độ xem Nga như kẻ thù và "con nợ dân tộc của Trung Quốc". Vấn đề về lãnh thổ và biên giới ở CHND Trung Hoa vẫn tiếp tục xem chưa được giải quyết.
Vào những năm 1990s, Pekin tiếp tục đòi hỏi giảm đơn phương lực lượng vũ trang Nga tại các khu vực tiếp giáp biên giới Nga-Trung. Ở CHND Trung Hoa thế hệ trẻ đã và đang tiếp tục được dạy trên tinh thần rằng Nga - "kẻ xâm lược" đã "bất công" "xâm chiếm" đất đai của Trung Quốc; nuôi dưỡng thái độ xem Nga như kẻ thù và "con nợ dân tộc của Trung Quốc". Vấn đề về lãnh thổ và biên giới ở CHND Trung Hoa vẫn tiếp tục xem chưa được giải quyết.
Không
ai ở CHND Trung Hoa và trong đảng CS Trung quốc cầm quyền phủ nhận
những phát ngôn của Mao Trạch Đông về những yêu sách đòi nửa triệu km2
đất đai của Nga. Đặng Tiểu Bình và những môn đồ của ông muốn đặt dân tộc
chúng ta vào thế của kẻ tội đồ trước những người Hán. Ở Pekin tiếp tục
nhìn chúng ta như kẻ thù mà cuối cùng sẽ công nhận "sự bất công lịch sử"
do nó gây nên trong quan hệ với Trung Quốc, công nhận hàng triệu km2
đất đai của chúng ta về lịch sử thuộc Trung Quốc.
Trong nửa cuối thế kỷ XX, Nga về thực chất đã giữ quan điểm trước sau như một: Nga không có và đã không có đất dai khác; nó sẽ không hiến đất đai của mình (tôi tự hào rằng tôi may mắn cùng với các đồng chí của mình trong phái đoàn đã bảo vệ các lợi ích dân tộc của người Nga và đất nước Nga tại các cuộc hiệp thương và đàm phán). Khi Pekin còn chưa hiểu điều này, sẽ không có cơ sở đối với các quan hệ láng giềng tốt đẹp, ổn định, hòa bình và bền vững giữa hai nước chúng ta. Nga, những người dân Nga sẵn sàng bảo vệ đất đai của mình bằng mọi cách mà họ chấp nhận được.
Các cuộc đàm phán và hiệp thương trong những năm 60s-70s của thế kỷ XX như thế nào? Đó là những việc tìm kiếm hy vọng trong đêm đen tăm tối. Trong những năm đó hầu như tất cả các mối liên hệ gắn kết hai nước đã bị đứt đoạn. Các đại sứ rút khỏi thủ đô của hai nước. Mao Trạch Đông đã đẩy vấn đề đến mức nổ súng và lính biên phòng và quân đội của cả hai nước đã sử dụng vũ khí.
Trong nửa cuối thế kỷ XX, Nga về thực chất đã giữ quan điểm trước sau như một: Nga không có và đã không có đất dai khác; nó sẽ không hiến đất đai của mình (tôi tự hào rằng tôi may mắn cùng với các đồng chí của mình trong phái đoàn đã bảo vệ các lợi ích dân tộc của người Nga và đất nước Nga tại các cuộc hiệp thương và đàm phán). Khi Pekin còn chưa hiểu điều này, sẽ không có cơ sở đối với các quan hệ láng giềng tốt đẹp, ổn định, hòa bình và bền vững giữa hai nước chúng ta. Nga, những người dân Nga sẵn sàng bảo vệ đất đai của mình bằng mọi cách mà họ chấp nhận được.
Các cuộc đàm phán và hiệp thương trong những năm 60s-70s của thế kỷ XX như thế nào? Đó là những việc tìm kiếm hy vọng trong đêm đen tăm tối. Trong những năm đó hầu như tất cả các mối liên hệ gắn kết hai nước đã bị đứt đoạn. Các đại sứ rút khỏi thủ đô của hai nước. Mao Trạch Đông đã đẩy vấn đề đến mức nổ súng và lính biên phòng và quân đội của cả hai nước đã sử dụng vũ khí.
Và
sự gián đoạn hoặc nửa gián đoạn trong quan hệ, thời gian xung đột vẫn
tiếp tục đúng một phần tư thế kỷ qua hoặc gần như vậy. Giai đoạn này gần
như duy nhất trong lịch sử 400 năm mối quan hệ qua lại lẫn nhau giữa
người Nga và người Trung Quốc. (Giữa những năm 1918 và 1932 hai bên đã
hai lần trong vài năm đã cắt đứt quan hệ ngoại giao và sau đó phục hồi
lại). Vào thời gian trong những năm 50s, chúng ta không chỉ có mối liên
hệ rộng lớn, mà quan hệ của chúng ta chính thức được xác định bằng Hiệp
ước hữu nghị, liên minh và giúp đỡ lẫn nhau. Sau thời kỳ đối kháng vào
những năm 90 chúng ta quay lại những mối quan hệ rộng lớn, chúng ta nói
về sự tin cậy lẫn nhau, hợp tác chiến lược, hướng đến thế kỷ XXI.
Hoàn toàn rõ ràng là giai đoạn đối kháng trong quan hệ của chúng ta - đó là xích mích tạm thời. Nhưng ngay cả khi xích mích vẫn có những trao đổi qua lại. Và nó rất quan trọng. Trong đó thể hiện một điều gì đó cởi mở, thường ẩn chứa trong sâu thẳm tâm hồn. Nói riêng, nhờ điều này mọi người từ hai phía có thể hiểu nhau hơn".
Hoàn toàn rõ ràng là giai đoạn đối kháng trong quan hệ của chúng ta - đó là xích mích tạm thời. Nhưng ngay cả khi xích mích vẫn có những trao đổi qua lại. Và nó rất quan trọng. Trong đó thể hiện một điều gì đó cởi mở, thường ẩn chứa trong sâu thẳm tâm hồn. Nói riêng, nhờ điều này mọi người từ hai phía có thể hiểu nhau hơn".
Đến
năm 1991 do kết quả của các cuộc đàm phán kéo dài về lãnh thổ từ năm
1969, hai bên, cuối cùng, đã đi đến thỏa hiệp. Mấu chốt của vấn đề là sự
nhượng bộ từ phía chúng ta - Liên Xô lúc cao hứng của mình đã đồng ý để
đường biên giới với Trung Quốc đi qua con sông giữa Amur và Ussuri. Kết
quả 90% phần biên giới phía đông với Trung Quốc đã được thoả thuận và
ngày 16 tháng Năm 1991 tại Moscow các đại diện của Liên Xô và CHND Trung
Hoa đã ký hiệp định về biên giới và nó đã được phê chuẩn vào năm 1996
bằng hiệp định giữa LB Nga và CHND Trung Hoa.
Sự
nhượng bộ của Nga phải trả giá, dĩ nhiên, không phải nửa nghìn km2 (mà
Mao Trạch Đông đòi), mà còn rất nhiều mất mát lãnh thổ khác. Tổn thất
đáng giận nhất trong số đó là đảo Damanski, vì nó vào năm 1969 máu đã đổ
và nó, đồng thời, đã thuộc về Trung Quốc. Còn mất mát nhạy cảm nhất đối
với Nga là, rõ ràng, việc trao lại cho Trung Quốc 174 km2 các lãnh thổ
sát Khabarosk vào năm 2005. Và vấn đề không nằm ở chỗ đất đai rộng lớn
này, mà ở ý nghĩa chiến lược quân sự của nó. Chính phần lãnh thổ của đảo
Đại Ussuri, nơi trước đây có căn cứ quân sự của quân đội chúng ta, và
một phần đảo Tarrabarov, nơi trước đó là đường cất cánh của các máy bay
chiến đấu của đơn vị không quân số 11 và hệ thống phòng chống tên lửa
đồn trú tại Khabarosk, đã thuộc về Trung Quốc.
Nhưng Nga đang già yếu trong bối cảnh Trung Quốc đang mạnh lên nhanh chóng đã buộc phải có những nhượng bộ này. Về phía mình, Trung Quốc từ bỏ các yêu sách đòi toàn bộ vùng lãnh thổ các đảo này và đồng ý với điều rằng Nga trả lại cho nó chỉ một nữa vùng lãnh thổ này. Như vậy, đường biên giới không nằm ngay chính cửa ngỏ của Khabarovsk.
Nhưng Nga đang già yếu trong bối cảnh Trung Quốc đang mạnh lên nhanh chóng đã buộc phải có những nhượng bộ này. Về phía mình, Trung Quốc từ bỏ các yêu sách đòi toàn bộ vùng lãnh thổ các đảo này và đồng ý với điều rằng Nga trả lại cho nó chỉ một nữa vùng lãnh thổ này. Như vậy, đường biên giới không nằm ngay chính cửa ngỏ của Khabarovsk.
Xét
toàn bộ, cuộc tranh cãi hiện nay giữa hai nước sẽ kết thúc một cách
tương tự - về vấn đề 55 km khu vực biên giới chung tại Gornyi Altai. Bởi
Nga bây giờ đơn giản không thể tiến hành đàm phán với Trung Quốc theo
cách khác.
---
Bản dịch chưa được hiệu đính, các bạn đọc tham khảo..:)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét