Thứ Tư, 29 tháng 8, 2012

(1) NHỮNG KHÓ KHĂN CỦA NỀN KINH TẾ VÀ MỘT VÀI GIẢI PHÁP CẤP BÁCH

Bài viết cũ của tôi năm 1999:

BÀN THÊM VỀ NHỮNG KHÓ KHĂN CỦA NỀN KINH TẾ NƯỚC TA VÀ MỘT VÀI GIẢI PHÁP CẤP BÁCH
                           
            Từ đầu năm 1998, trên nhiều tạp chí nghiên cứu, đã có những bài viết phân tích tình hình khó khăn hiện nay của nền kinh tế nước ta và khuyến nghị một số giải pháp cấp bách. Cũng với mục đích trên, bài báo này sẽ tập trung vào hai nội dung chính: 1) Xu hướng ngày càng xấu đi của nền kinh tế Việt nam sau đỉnh cao năm 1995 đã rất rõ ràng; nó có nguồn gốc chủ yếu từ những yếu kém trong nội bộ nền kinh tế, và bị mạnh lên do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu á, và 2) Dù cho các nền kinh tế trong khu vực đang phục hồi nhanh hơn dự kiến, tình hình kinh tế nước ta sẽ còn xấu hơn nữa nếu chính phủ kh“ng có những đối sách kiên quyết hơn. Tuy nhiên, có thể tin r”ng nếu các nền kinh tế châu á tiếp tục phục hồi vững chắc như 6 tháng đầu năm 1999 và việc triển khai những nghị quyết gần đây của chính phủ được tiến hành tốt thì tình hình kinh tế nước ta năm 2000 sẽ sáng sủa hơn năm 1999.
            I- NHỮNG KHÓ KHĂN HIỆN NAY CỦA NỀN KINH TẾ NƯỚC TA:
            Phân tích những tiến triển trong hơn ba năm gần đây đã chỉ ra một cách rõ ràng r”ng nền kinh tế nước ta đang ở trong một giai đoạn cực kỳ khó khăn. Những dấu hiệu chính gồm:
            1) Tỷ lệ tăng trưởng kinh tế giảm nhanh và tỷ lệ thất nghiệp liên tục tăng lên
            Các số liệu thống kê đã chứng tỏ r”ng tỷ lệ tăng trưởng của nền kinh tế nước ta đã kh“ng ngừng giảm sút từ năm 1996 đến nay. Nếu như tỷ lệ tăng trưởng GDP là 9,5% năm 1995 thì nó chỉ còn 5,8 % năm 1998 và 4,3% trong 6 tháng đầu năm 1999. Có hai điểm đáng chú ý về tỷ lệ tăng trưởng GDP. Thứ nhất, một phần của sự tăng trưởng kể trên đến từ các sản phẩm kh“ng bán được, nhất là các sản phẩm do khu vực doanh nghiệp nhà nước sản xuất ra. Giá trị hàng hoá tồn kho đã và đang tăng lên đến mức đáng lo ngại. Do vậy, tỷ lệ tăng trưởng thực chất của GDP còn nhỏ hơn con số nêu trên.

            Bảng 1: Tỷ lệ tăng trưởng GDP hàng năm của các ngành kinh tế (%)
Năm
Toàn nền kinh tế
Nông nghiệp
Công nghiệp
Dịch vụ
1986
2,3
2,4
10,3
-2,8
1987
3,6
-0,5
9,2
5,3
1988
6,0
3,9
5,3
9,1
1989
4,7
6,8
-2,8
7,6
1990
5,1
1,6
2,9
10,8
1991
6,0
2,2
9,0
8,3
1992
8,65
7,1
14,0
7,0
1993
8,1
3,8
13,1
9,2
1994
8,8
3,9
14,0
9,6
1995
9,5
4,8
13,6
9,8
1996
9,3
4,4
14,5
8,8
1997
8,2
4,3
12,6
7,1
1998
5,8
2,7
10,3
4,2
Nguồn số liệu : Niên giám thống kê 1995-1998
            Thứ hai, việc giảm tỷ lệ tăng trưởng diễn ra trong tất cả các khu vực của nền kinh tế quốc dân như bảng 1 đã chỉ ra. Sản xuất n“ng nghiệp năm 1998-1999 cao hơn kh“ng đáng kể so với tỷ lệ tăng trưởng dân số. Cơ cấu sản xuất n“ng nghiệp hầu như kh“ng thay đổi kể từ năm 1980 đến nay. N“ng th“n tiếp tục nghèo nàn và lạc hậu. Trong c“ng nghiệp, phần lớn các ngành đều giảm nhanh tỷ lệ tăng trưởng, chỉ một vài ngành như sản xuất dầu th“, xi măng, giấy, khai thác than, và một số sản phẩm thuộc c“ng nghiệp khai thác và c“ng nghiệp hàng tiêu dùng còn duy trì được tốc độ tăng trưởng khá, nhưng cũng đang gặp rất nhiều khó khăn vì phải cạnh tranh gay gắt với hàng nhập khẩu từ các nước châu á đang khủng hoảng.
            Theo các lý thuyết kinh tế vĩ m“ và kinh nghiệm của nhiều nước trên thế giới, đối với một nền kinh tế có tỷ lệ tăng trưởng dân số hàng năm 2%, một tỷ lệ tăng năng suất lao động 5-7% và một tỷ lệ tăng trưởng lực lượng lao động trên 3% cộng với 2-3 triệu lao động thất nghiệp và 6-7 triệu lao động thiếu việc làm như trường hợp nước ta hiện nay, cần phải đạt được một tỷ lệ tăng trưởng GDP hàng năm tối thiểu 6-7% để vừa giải quyết được việc làm cho người lao động, vừa cải thiện được đời sống nhân dân. Theo tiêu chuẩn này, tỷ lệ tăng trưởng kinh tế Việt nam tụt xuống dưới 6% năm 1998-99 là một dấu hiệu rất đáng lo ngại. Nếu tỷ lệ tăng trưởng tiếp tục thấp và kéo dài, tỷ lệ thất nghiệp sẽ tăng, mức sống giảm, kéo theo nguy cơ khủng hoảng kinh tế và bất ổn xã hội. Trên thực tế, việc giảm nhanh tỷ lệ tăng trưởng kinh tế trong ba năm vừa qua đã làm tăng tỷ lệ thất nghiệp ở thành phố từ 5,88% năm 1995 lên 6,01% năm 1996, 6,25% năm 1997 et 6,85% năm 1998.
            2) Tiêu dùng đang trì trệ và nhìn chung, các hộ gia đình đều cố gắng giảm chi tiêu
            Những khó khăn của nền kinh tế nước ta kể từ mùa hè năm 1996, minh chứng b”ng việc giảm sút tỷ lệ tăng trưởng của tất cả các khu vực kinh tế, đã tạo ra cho các hộ gia đình một tâm lý lo ngại về một giai đoạn khó khăn mới sau suy thoái 1986-1990. Điều đó cũng có nghĩa là thu nhập và mức sống trong tương lai sẽ giảm đi. Hậu quả là các gia đình trở nên tiết kiệm hơn để có tiền đảm bảo cuộc sống gia đình trong một tương lai được đánh giá là khó khăn hơn (đồ thị 1). Việc gia tăng tốc độ giảm tỷ lệ tăng trưởng kinh tế những năm 1997, 1998 và 6 tháng đầu năm 1999 cùng với những ảnh hưởng tiêu cực của cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực châu á gần đây càng làm mạnh lên tâm lý dự báo bi quan và hợp lý này.
            Mặt khác, tầng lớp có thu nhập cao xuất hiện trong quá trình cải cách kinh tế, đã đầu tư tương đối đủ cho cuộc sống gia đình trong những năm 1991-95 (ví dụ như xây dựng nhà cửa, mua sắm bất động sản và hàng tiêu dùng cao cấp...), nay kh“ng còn nhu cầu tiêu dùng thêm nữa. Trong bối cảnh của Việt nam hiện nay, khi khu vực kinh tế tư nhân còn chưa thực sự được nâng đỡ, người giầu đang chuyển đổi tiền tiết kiệm sang vàng và ngoại tệ để tích luỹ. Từ năm 1995 đến nay và trong tương lai, khả năng phá giá đồng tiền việt nam còn lớn, điều này càng thúc đẩy xu hướng giảm tiêu dùng và tăng tiết kiệm b”ng ngoại tệ. Đến cuối 11/1998, huy động tiết kiệm b”ng tiền Việt tăng 18,8% so 31/12/97 trong khi cũng trong khoảng thời gian trên, tiền gửi ngoại tệ tăng 134,6%[1]. Nhiều th“ng tin cho thấy sự mất vốn của Việt nam do khu vực tư nhân đang tìm cách chuyển vốn ra nước ngoài. Đặc biệt, theo hải quan thành phố Hồ Chí Minh, tại cửa khẩu sân bay Tân Sơn Nhất, từ hai năm nay, Việt nam đã trở thành nước xuất khẩu vốn ròng đối với các hoạt động của khu vực tư nhân.
            Đồ thị 1: Tỷ lệ lạm phát và tỷ lệ tăng trưởng tiêu dùng tư nhân thực (%)


 
 








            Hơn nữa, do chính sách tiền tệ kém mềm dẻo và duy trì lãi suất thực quá cao, giá cả ở Việt nam những năm gần đây tăng lên rất chậm và kh“ng phản ánh đúng quan hệ giá trị. Giá cả ổn định trong thời gian dài, thậm chi giảm sút trong nhiều tháng liên tiếp. Hậu quả là người dân cảm thấy nên hạn chế tiêu dùng và dành tiền gửi ngân hàng để kiếm lãi suất cao, coi gửi tiết kiệm như một nghề kinh doanh. Họ kh“ng chỉ gửi tiết kiệm ngắn hạn, mà còn tích cực gửi tiết kiệm dài hạn, thậm chí hăng hái mua c“ng trái với thời hạn 5 năm. Người dân chỉ mua hàng trong trường hợp thật cần thiết vì họ hiểu r”ng trong tương lai, giá cả hàng hoá sẽ giảm đi trong khi chất lượng hàng hoá sẽ tốt hơn. Đây là một nguyên nhân quan trọng của hiện tượng mất cân đối cung cầu trên thị trường hàng hoá tiêu dùng.
            3) Các doanh nghiệp kh“ng còn muốn tiếp tục đầu tư nữa.
            Cung vượt cầu trên thị trường hàng hoá đối với phần lớn các sản phẩm hàng hoá sản xuất nội địa đã dẫn tới giảm sút đáng kể tỷ suất lợi nhuận đầu tư. Trong nhiều ngành, lợi nhuận đầu tư bình quân còn thấp hơn giá vốn. Hậu quả là các doanh nghiệp kh“ng còn dám đầu tư nữa. Điều này đã phản ánh đúng nguyên tắc cơ bản của kinh tế thị trường: Giảm tỷ suất lợi nhuận đã kéo theo giảm tỷ lệ đầu tư.
            Đồ thị 2 cho thấy tỷ lệ tăng trưởng đầu tư của khu vực tư nhân giảm rất nhanh. Sự giảm sút này còn bị đẩy nhanh do cạnh tranh ngày càng khốc liệt của hàng hoá nhập khẩu và của các sản phẩm của khu vực nhà nước, khu vực lu“n lu“n được sự nâng đỡ quá mức của chính phủ, và do cạnh tranh của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.
            Đầu tư thực hiện của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài cũng giảm đi đáng kể (đồ thị 2), trong đó đặc biệt nghiêm trọng là sụ giảm sút rất nhanh về giá trị vốn FDI cam kết, nhân tố quan trọng để duy trì tốc độ phát triển kinh tế nước ta trong thời gian tới.
 
            Đồ thị 2: Tỷ lệ tăng trưởng của đầu tư tư nhân và FDI thực hiện (%)








            Trong khu vực nhà nước, các doanh nghiệp hưởng qui chế độc quyền và bán độc quyền vẫn tiếp tục làm ăn có lãi trong điều kiện lãng phí và chi phí tiền lương cao, trong khi các doanh nghiệp kh“ng độc quyền bị buộc phải tiếp tục đầu tư để tồn tại và duy trì thu nhập cho người lao động, dù r”ng lãi xuất tín dụng cao và việc bán sản phẩm rất khó khăn. Mục tiêu của các doanh nghiệp kh“ng độc quyền kh“ng còn là lợi nhuận nữa, mà nh”m vào giải quyết việc làm và thu nhập cho người lao động của họ.
            Mặc dù có sự tăng giảm khác nhau, song nhìn chung, tỷ lệ tăng trưởng của đầu tư của khu vực c“ng cộng đã giảm đáng kể trong những năm gần đây. Nhiều doanh nghiệp nhà nước kh“ng còn muốn tiếp nhận vốn ưu đãi bổ xung của chính phủ. Cũng do những khó khăn lớn liên quan đến sự trì trệ của thị trường, tăng tâm lý tiết kiệm trong dân cư và việc suy giảm nhanh nhịp độ tăng trưởng kinh tế, quá trình cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước đã diễn ra rất chậm.
            4) Tỷ lệ tăng giá[2] rất thấp, thậm chí có thể nói nền kinh tế nước ta đang ở trong tình trạng thiểu phát:
            Cũng do cung vượt cầu, giá trị các hàng hoá kh“ng bán được đã và đang trở nên rất đáng kể. Đa số các ngành c“ng nghiệp đã và đang phải hoạt động dưới c“ng suất. Tỷ lệ các bất động sản kh“ng được sử dụng rất cao, nhất là trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản, du lịch, khách sạn và chế tạo tư liệu sản xuất... Hậu quả chung là áp lực thiểu phát ngày càng mạnh.
            Tỷ lệ tăng giá ở Việt nam đã giảm mạnh trong ba năm gần đây. Nếu như tỷ lệ tăng giá năm 1995 là 12,7% thì nó chỉ còn 4,5% năm 1996, 3,6% năm 1997, 9,2% năm 1998 và 1,6% trong 6 tháng đầu năm 1999. Theo đồ thị 3, từ năm 1992 đến nay, giá hàng tiêu dùng hàng tháng chỉ tăng mạnh trong dịp tết nguyên đán, còn trong năm, tăng rất nhẹ hoặc ổn định. Từ năm 1996, giá cả đã giảm trong nhiều tháng liên tiếp. đặc biệt, gần đây, giá cả đã giảm liên tiếp trong 4 tháng, từ tháng 3 đến tháng 6 năm 1999. Đây là một trong những dấu hiệu của hiện tượng thiểu phát.
            Đồ thị 3: Tỷ lệ biến động giá cả hàng tháng thời kỳ 1991-1999, (%)
    
            Sự tăng lên của chỉ số giá cả chung trong những năm gần đây chủ yếu xuất phát từ hai nguồn:
            - Tăng giá chủ động của nhà nước đối với các sản phẩm độc quyền và bán độc quyền trong khu vực kinh tế nhà nước, trong đó có một số sản phẩm được điều chỉnh giá theo chương trình chuyển đổi sang kinh tế thị trường. Thực tế, nhà nước kiểm tra chặt chẽ giá cả của các sản phẩm này và đã chủ động tăng giá nh”m giảm thâm hụt tài chính cho các doanh nghiệp và tăng thu ngân sách. Hơn nữa, nhà nước còn chủ động tăng lương trong khu vực hành chính sự nghiệp và kinh tế c“ng cộng, tăng thuế để tăng tỷ lệ thu ngân sách trên GDP làm tăng giá bán hàng... Rõ ràng nếu loại trừ yếu tố tăng giá chủ động và khách quan của nhà nước theo chương trình chuyển sang kinh tế thị trường thì tỷ lệ tăng giá của Việt nam sẽ thấp hơn nhiều.
- Tăng có tính thời vụ của giá lương thực thực phẩm do những mất cân b”ng giữa cung và cầu, do thiếu dự trữ mùa vụ hoặc do xuất khẩu quá nhiều. Năm 1998, phần lớn của tăng chỉ số giá chung đã diễn ra vào đầu năm mà nguồn gốc là từ tăng giá lương thực (giá lương thực tăng 23,1%). Nếu chính phủ có chính sách hợp lý, chống tính chất mùa vụ của sản phẩm n“ng nghiệp, và kiểm tra tốt việc xuất khẩu gạo, thì chắc chắn tỷ lệ tăng giá sẽ thấp hơn. Cũng phải thừa nhận r”ng việc tăng giá lương thực trên thị trường quốc tế, trong khi chính phủ cố tình kh“ng áp dụng các biện pháp bình ổn, là một nguyên nhân khách quan quan trọng của tăng giá lương thực nội địa.
            Căn cứ vào nhận định của nhiều nhà kinh tế thế giới, vào kinh nghiệm của các nước đ“ng á và theo học thuyết Keynes, một học thuyết rất thích hợp để phân tích tình hình kinh tế Viêt nam gần đây, chúng t“i cho r”ng Việt nam nên chấp nhận một tỷ lệ tăng giá hay lạm phát tự nhiên. Thực vậy, một mặt, chất lượng hàng hoá của Việt nam tăng lên khá nhanh trong những năm cải cách, ít nhất cũng 5-7% mỗi năm. Chúng ta biết r”ng khoảng 1/3 đến 1/2 tỷ lệ tăng trưởng của Việt nam có nguồn gốc từ vốn đầu tư nước ngoài, trong khi chất lượng sản phẩm của khu vực này tăng lên rất nhanh trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng khốc liệt kể từ khi thực hiện các cải cách năm 1989. Để tăng chất lượng sản phẩm, rõ ràng các doanh nghiệp trong nước cũng phải tăng chi phí sản xuất và đầu tư nên việc giá cả tăng thêm 5-7% là hoàn toàn hợp lý.
            Mặt khác, chỉ số giá tiêu dùng được tính toán dựa trên cơ cấu hàng tiêu dùng năm 1989 (từ 4/98 được tính theo cơ cấu hàng tiêu dùng năm 1994), phụ thuộc nặng nề vào hàng lương thực thực phẩm (chiếm tới 45%), trong khi những hàng này hiện kh“ng còn chiếm tỷ trọng cao như trước trong giỏ hàng hoá tiêu dùng. Tuy nhiên chính sự tăng giá của chúng lại là nhân tố quyết định trong việc tăng chỉ số giá chung những năm gần đây.
            Ngoài ra, cần phải có một tỷ lệ lạm phát nhất định để kích thích tiêu dùng. Tỷ lệ này khoảng 2-3% hàng năm đối với các nước tương tự như Việt nam. Cuối cùng, chúng ta còn phải kể đến việc tiếp tục chương trình chuyển đổi kinh tế ở Việt nam trong lĩnh vực giá cả và điều chỉnh tỷ giá. Tính chung, một tỷ lệ tăng giá 8-10% trong giai đoạn phát triển bình thường và khoảng 10-15% trong giai đoạn tăng trưởng cao là hợp lý cho trường hợp Việt nam. Theo lập luận này, tỷ lệ tăng giá của Việt nam trong ba năm gần đây là quá thấp, gây ảnh hưởng tiêu cực tới cầu và cung sản phẩm của nền kinh tế. Đây là hậu quả của chính sách tài chính, tiền tệ giáo điều, tập trung quá nhiều cho mục tiêu chống lạm phát, bỏ qua mục tiêu tăng trưởng và việc làm.
            5) Hệ thống ngân hàng đang ở trong tình trạng rất khó khăn
Đứng đơn thuần trên góc độ kỹ thuật, có thể nói hệ thống ngân hàng việt nam đã có lúc rơi vào tình trạng cực kỳ nguy hiểm do tỷ lệ nợ quá hạn và tỷ lệ nợ kh“ng thể thu hồi cũng rất cao. Tình hình hệ thống ngân hàng mấy năm qua có những lúc kh“ng khác bao nhiêu so với cuộc khủng hoảng ngân hàng năm 1990, nhưng hệ thống ngân hàng, kể cả các ngân hàng cổ phần và quỹ tín dụng n“ng th“n, tồn tại được là nhờ bảo trợ tích cực của nhà nước. Tình hình của hệ thống ngân hàng nước ta cũng kh“ng khác bao nhiêu so với hệ thống ngân hàng của nhiều nước Đ“ng á trước khủng hoảng tài chính tiền tệ. Thậm chí theo phân tích của một số c“ng ty nước ngoài chuyên đánh giá sức khoẻ của một hệ thống tài chính ngân hàng, hệ thống ngân hàng Việt nam còn bị đánh giá là yếu kém nhất so với các hệ thống ngân hàng của các nước xung quanh, chỉ hơn Nga và Ukraina, dẫn tới m“i trường đầu tư của Việt nam rất kém hấp dẫn. Chỉ cần nhìn vào báo các cuối năm 1998 của bộ tài chính về khoảng 3/5 các doanh nghiệp nhà nước đang làm ăn kh“ng có lãi cũng đủ hiểu về khó khăn của hệ thống ngân hàng cho vay ở Việt nam[3]. Tuy nhiên, những số liệu về "nợ xấu" trong hệ thống ngân hàng việt nam thường bị che giấu và do đó khác xa với thực tế, tối thiểu cũng bởi ba lý do sau đây:
            - Chính phủ và các ngân hàng thương mại quốc doanh xoá nợ cho các doanh nghiệp nhà nước khi chúng bị đánh giá là hoàn toàn kh“ng có khả năng trả nợ;
            - Các ngân hàng cho vay để trả nợ, thường được gọi là đảo nợ;
            - Tách nhiều khoản nợ kh“ng thể thu hồi thành một khoản riêng gọi là khoanh nợ để xử lý. Sau một số năm, nếu chính phủ nhận thấy doanh nghiệp đó kh“ng thể trả được nợ thì khoản nợ này sẽ được xoá.
            Do những biện pháp kể trên, số liệu c“ng bố về tỷ lệ nợ quá hạn so với tổng nợ, nợ khó thu hồi so với tổng nợ quá hạn sẽ thấp hơn thực tế. Nhiều nhà kinh tế đánh giá r”ng tình hình gần đây của hệ thống ngân hàng Việt nam khá giống với tình hình của hệ thống ngân hàng Trung quốc, nhưng Trung quốc c“ng bố những con số về "nợ xấu" cao hơn nhiều so với các số liệu của Việt nam.
            Phân tích nguyên nhân của tình trạng này, chúng ta thấy hệ thống ngân hàng Việt nam, cũng tương tự như trường hợp các nước châu á đang khủng hoảng khác, đã cho vay quá nhiều trong khi hiệu quả của vốn cho vay quá thấp do nhiều nguyên nhân, đáng kể nhất là chọn lựa khách hàng sai, cơ cấu đầu tư tồi và kh“ng t“n trọng các tiêu chuẩn thương mại và ngân hàng của kinh tế thị trường. Ở đây, chúng ta nhận thấy có một quan hệ chặt chẽ giữa các áp lực chính trị và hành chính, các quyết định sai lầm của các nhà lãnh đạo trong hệ thống ngân hàng cho vay, sự phát triển của tham nhũng ở cấp kinh doanh trực tiếp... Hậu quả là tổng dư nợ ngân hàng tăng lên nhanh trong khi khả năng sản xuất tăng chậm hoặc kh“ng tăng, và chi phí sản xuất kể từ 4-5 năm nay đã tăng lên đáng kể. Một nguyên nhân khác của hiện tượng tăng nhanh giá thành sản phẩm là chiến lược phát triển thay thế nhập khẩu đang lấn át chiến lược phát triển hướng về xuất khẩu.
            Ngoài ra, một tỷ lệ quan trọng các doanh nghiệp đã sử dụng vốn vay ngân hàng để kinh doanh bất động sản hoặc để sản xuất các mặt hàng mà nhu cầu nội địa và thế giới đã bão hoà mà kh“ng có sự kiểm tra giám sát của các ngân hàng cho vay. Hậu quả là hàng loạt các doanh nghiệp đã rơi vào tình trạng thâm hụt tài chính hoặc phá sản, kéo theo việc các doanh nghiệp này kh“ng thể trả nợ vay ngân hàng, đặt hệ thống ngân hàng vào tình trạng khó khăn.
            Vì Việt nam chưa có thị trường chứng khoán và đồng tiền Việt nam cũng chưa chuyển đổi được nên cuộc khủng hoảng tài chính, tiền tệ đ“ng á đã kh“ng đẩy nền kinh tế Việt nam vào khủng hoảng dây chuyển. Mặc dù vậy, tỷ lệ nợ ngân hàng "xấu" quá cao và một khu vực doanh nghiệp nhà nước yếu kém là hai nhân tố bên trong đã đủ sức đẩy kinh tế Việt nam vào khó khăn trong thời gian gần đây. Do vậy, việc cơ cấu lại hệ thống hệ thống ngân hàng là nhiệm vụ hết sức cấp bách.
            Những yếu kém của hệ thống ngân hàng đang làm trầm trọng thêm những khó khăn của nền kinh tế, cả khu vực tài chính lẫn khu vực sản xuất vật chất:
            - Vì có quá nhiều khoản nợ kh“ng thu hồi được, đã có những ngân hàng tư nhân phải tuyên bố phá sản và được ngân hàng trung ương chấp nhận. Một vài ngân hàng cổ phần khác được sát nhập vào ngân hàng quốc doanh. Loại thứ ba đang tồn tại nhờ nguồn tài chính hỗ trợ của ngân hàng nhà nước.
            - Trong bối cảnh của c“ng cuộc cơ cấu lại hệ thống ngân hàng hiện nay, các ngân hàng thương mại có khuynh hướng giảm cho vay, chỉ tập trung cho các doanh nghiệp nhà nước vay để có độ an toàn cao vì các doanh nghiệp này có nhà nước đứng ra bảo lãnh, đồng thời tăng cường sức ép với các doanh nghiệp để nhanh chóng thu hồi nợ. Hậu quả là tỷ lệ tăng trưởng tín dụng giảm. Năm 1998 tín dụng chỉ tăng 11,4% và tổng phương tiện thanh toán chỉ tăng 11,0% so với 1997 trong khi lãi suất cho vay thương mại lên tới 15% dù cho sản xuất tiếp tục trì trệ và chính sách hạn chế lãi suất trần của nhà nước. Những tiến triển này đẩy các doanh nghiệp vào khó khăn hơn, nhất là các doanh nghiệp lớn và vừa vì phần lớn vốn của các doanh nghiệp này có nguồn gốc từ vay ngân hàng. Trong 5 tháng đầu năm 1999, dư nợ cho vay chỉ tăng 5,2% so với đầu năm, thấp hơn nhiều so với tỷ lệ tăng dư nợ tiền gửi, nên các ngân hàng buộc phải bắt đầu giảm lãi xuất để đẩy mạnh cho vay, nhất là sau quyết định giảm lãi xuất trần và lãi xuất tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước ngày 29/5/1999.
            Như vậy, những khó khăn của hệ thống ngân hàng đang làm trầm trọng thêm tình hình kinh tế hiện nay. Do cải cách ngân hàng là cần thiết nên có thể dự báo r”ng tín dụng ngân hàng năm 1999-2000 sẽ còn trì trệ. Ở tầm trung hạn, những cải cách trong khu vực ngân hàng sẽ dẫn đến phá sản một số doanh nghiệp, góp phần vào giảm bớt những khả năng sản xuất dư thừa v“ ích và làm giảm giá các tài sản hiện nay cho đến mức người đầu tư dự đoán tỷ suất lợi nhuận đầu tư sẽ tăng trở lại trong tương lai. Chính việc phục hồi tỷ suất lợi nhuận của vốn đầu tư sẽ kích thích tăng trưởng trở lại của đầu tư, và đầu tư, đến lượt mình, sẽ mở ra một chu kỳ tăng trưởng mới với bùng nổ việc làm.
            Tóm lại, sau một giai đoạn tăng trưởng kinh tế nhanh, nền kinh tế nước ta đang đi vào một giai đoạn hết sức khó khăn, thể hiện trên nhiều khía cạnh: Tỷ lệ tăng trưởng GDP giảm rất nhanh và rơi xuống dưới mức báo động, tỷ lệ tăng trưởng của tất cả các ngành kinh tế đều giảm. Tiêu dùng nội địa và tiêu dùng tư nhân đều giảm. Áp lực thiểu phát rất lớn. Các thị trường hàng hoá và lao động đều trì trệ. Đầu tư thực tế của cả khu vực tư nhân và nhà nước đều giảm. Đầu tư nước ngoài trực tiếp giảm rất nhanh và giảm liên tục. Tích luỹ hàng hoá kh“ng bán được tăng nhanh và lên mức báo động. Tỷ lệ các bất động sản kh“ng sử dụng rất lớn, tỷ lệ sử dụng khả năng sản xuất trong phần lớn các ngành c“ng nghiệp đều thấp. Các hoạt động thương mại với nước ngoài bị thu hẹp đáng kể, năm 1998, xuất khẩu chỉ tăng 1,9% trong khi nhập khẩu giảm  -1,1%. Chênh lệch giữa người giầu và người nghèo ngày càng tăng. Tính quan liêu của bộ máy hành chính, tệ tham nhũng tiếp tục phát triển. Thất nghiệp và bất ổn xã hội gia tăng...
Những khó khăn nêu trên kh“ng chỉ phá vỡ những cân b”ng chủ yếu của nền kinh tế và nhiều mục tiêu kinh tế của Đảng và Chinh phủ, mà còn kìm hãm thực hiện nhiều mục tiêu xã hội quan trọng và mở ra những bất ổn xã hội. Những dự báo xu thế dựa trên các m“ hình kinh tế lượng của chúng t“i đều đi đến kết luận r”ng nếu cứ theo đuổi chính sách kinh tế lấy quan điểm của thuyết trọng tiền làm nền tảng thì kh“ng có khả năng đảo ngược tình hình. Chính các nhà kế hoạch của chúng ta cũng thừa nhận sự thật này nên đã kế hoạch hoá một tỷ lệ tăng trưởng kinh tế năm 1999-2000 thấp hơn so với năm 1998.


[1] Thời báo Ngân hàng 4/12/98

[2] Lm phát được hiu là s tăng liên tc và dài hn qua các tháng ca mc giá c chung ca tt c các hàng hoá và dch v trong nn kinh tế. Vì trong nhng năm gn đây, mt b”ng giá c Vit nam có nhiu tháng liên tc tăng hoc n định, nhưng cũng có nhiu tháng liên tc gim nên chúng t“i kh“ng dùng thut ng lm phát đây.
[3] Thời báo Ngân hàng 11/12/98

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét