Bài viết cũ của tôi.
Bản hoàn chỉnh không còn, chỉ còn bản nháp viết dở dang này :
BÀN
VỀ TỶ GIÁ THỰC VÀ MỨC ĐỘ
PHÁ GIÁ ĐỒNG TIỀN NƯỚC TA
Từ nhiều năm nay, trong quá trình nền kinh tế nước ta chuyển dịch ngày
càng mạnh mẽ sang hoạt động theo cơ chế kinh tế thị trường và tăng cường hội
nhập quốc tế, vấn đề sử dụng các công cụ quản lý của kinh tế thị trường, đặc
biệt là công cụ tỷ giá, được đặt ra và thảo luận rộng rãi trong giới nghiên cứu
kinh tế và làm chính sách. Hiện nay, tỷ giá đang nổi lên như là một trong những
vấn đề nóng bỏng nhất của quản lý kinh tế vĩ mô vì nhiều các nhà kinh tế cho
rằng đồng tiền Việt nam đang bị lên giá quá cao so với ngoại tệ, do đó cần sớm
phá giá mạnh đồng tiền nội địa để khuyến khích xuất khẩu và cân bằng lại hệ
thống giá cả. Tuy nhiên, để khảng định kết luận này, cần phải tính tỷ giá thực.
Bài viết này sẽ bàn về thực trạng tỷ giá thực và gợi ý một vài khả năng phá giá
đồng tiền nước ta.
1-
VỀ KHÁI NIỆM TỶ GIÁ THỰC
Trong
nghiên cứu kinh tế, người ta thường sử dụng ba loại tỷ giá chính: Tỷ giá song
phương (bilateral exchange rate), tỷ giá đa phương (effective exchange rate) và
tỷ giá thực (real exchange rate). Tỷ giá song phương là giá trị một đơn vị tiền
tệ của một nước tính bằng tiền của một nước khác, nói cách khác đó là số lượng
đơn vị tiền tệ quốc gia cần thiết để mua một đơn vị tiền tệ nước ngoài. Như
vậy, tỷ giá song phương thực chất cũng là một giá, song là loại giá đặc biệt vì
tỷ giá song phương nối liền mức giá trong nước với giá cả quốc tế và có ảnh
hưởng rất lớn tới rất nhiều loại giá sản phẩm cụ thể cũng như toàn bộ hoạt động
kinh tế xã hội của đất nước. Chính vì vậy, người ta luôn luôn coi tỷ giá như là
loại giá cả quan trọng nhất trong nền kinh tế và chính phủ phải có chính sách
riêng đối với tỷ giá.
Tuy nhiên
trong thực tiễn quản lý kinh tế, việc sử dụng tỷ giá song phương thường bị phê
phán vì nó chỉ phản ánh quan hệ đơn giản giữa đồng tiền quốc gia với một đồng
tiền nước ngoài trong khi do quan hệ buôn bán quốc tế đa dạng, một đồng tiền
quốc gia bao giờ cũng có nhiều tỷ giá với các loại ngoại tệ khác nhau, ví dụ
đồng tiền Việt nam vừa có tỷ giá với đồng đô la Mỹ, vừa có tỷ giá với đồng Euro
châu Âu, đồng DM Đức, đồng Franc pháp, đồng Yên nhật... Nếu chỉ sử dụng tỷ giá
song phương của đồng tiền Việt nam so với đồng Đô la Mỹ thì sẽ không phản ánh được quan hệ kinh tế
thương mại đa dạng của nước ta với bên ngoài vì đồng tiền Việt nam có thể mất
giá so với đồng đô la, làm cho sức cạnh tranh của hàng xuất khẩu nước ta tăng
lên, song đồng thời lại lên giá so với đồng Euro và đồng Yên làm cho sức cạnh
tranh của hàng nước ta giảm xuống. Khi đó rất khó kết luận biến động tỷ giá đã
làm sức cạnh tranh của hàng xuất khẩu Việt nam tăng hay giảm.
Vì vậy, từ những năm 70, các nước trên thế giới thường sử
dụng tỷ giá đa phương trong nghiên cứu xây dựng các chính sách kinh tế. Tỷ giá
đa phương được tính dưới dạng chỉ số, là trung bình trọng số của các chỉ số tỷ
giá song phương quan trọng nhất của nước đó. Trên thực tế, trọng số thường là
tỷ trọng của các đồng tiền nước ngoài trong tổng giao dịch ngoại thương của
nước đó. Do vậy, nếu các chỉ số tỷ giá song phương của đồng tiền Việt nam so
với các ngoại tệ khác là ERi, thì tỷ giá đa phương của đồng tiền việt nam sẽ
được tính theo công thức:
EER = Tổng của (ERi *
Si) hay EER = Tích của (ERi) (1)
(không copy được công thức toán học vào đây nên phải thay bằng lời văn)
trong đó Si là tỷ trọng giá trị đồng tiền nước i được
sử dụng trong tổng giá trị giao dịch ngoại thương của nước ta, và Tổng các Si = 1.
Trên thực tế, do hạn chế về số liệu, người ta sử dụng cơ cấu xuất nhập khẩu
phân theo nước làm tỷ trọng đại diện cho Si. Việc sử dụng tỷ giá đa phương cho
phép phân tích chính xác hơn ảnh hưởng của thay đổi từng tỷ giá song phương đối
mới mặt bằng giá chung của toàn nền kinh tế.
Hai
loại tỷ giá trên là các tỷ giá danh nghĩa. Khi phá giá danh nghĩa đồng tiền nội
địa, sẽ làm tăng giá tính theo nội tệ của các hàng hoá và dịch vụ thương mại
quốc tế được[2] so
với giá thành sản xuất ra chúng, đồng thời cũng làm giá hàng nhập khẩu tăng lên
so với giá hàng sản xuất trong nước, từ đó khuyến khích xuất khẩu và hạn chế
nhập khẩu. Tuy nhiên phá giá thường gây hậu quả lạm phát. Nếu tỷ lệ lạm phát
nước ta cao hơn tỷ lệ lạm phát ở nước ngoài thì giá hàng hoá và dịch vụ thương
mại quốc tế được tính theo nội tệ sẽ trở nên đắt hơn so với giá hàng nhập khẩu,
gây ảnh hưởng tiêu cực tới xuất khẩu và kích thích nhập khẩu. Chính vì tác dụng
hai mặt trên của phá giá danh nghĩa mà từ cuối những năm 70, khi triển khai
rộng rãi chương trình ổn định kinh tế và điều chỉnh cơ cấu tại tác nước đang
phát triển với mục tiêu cải thiện cán cân thanh toán quốc tế và duy trì nhịp độ
tăng trưởng kinh tế hợp lý bằng cách động viên xuất khẩu và kìm hãm nhập khẩu,
Quỹ Tiền tệ quốc tế và Ngân hàng Thế giới đã đưa vào sử dụng khái niệm tỷ giá
thực phản ánh hiệu quả tổng hợp của phá giá và lạm phát tới sức cạnh tranh của
hàng hoá và dịch vụ xuất khẩu của mỗi nước.
Tỷ giá thực là giá tương đối của hàng
hoá và dịch vụ thương mại quốc tế được so với hàng hoá và dịch vụ không thương
mại quốc tế được. Về toán học, nó được xác định theo công thức:
RER
= Pt / Pnt (2)
trong
đó RER là tỷ giá thực, Pt và Pnt lần lượt là giá hàng hoá và dịch vụ thương mại
và không thương mại quốc tế được, cả hai giá này đều được tính bằng tiền nội
địa. Khi RER giảm xuống dưới mức được gọi là tỷ giá thực cân bằng, thì chúng ta
gọi là có sự đánh giá cao giá trị đồng tiền quốc gia so với các đồng tiền nước
ngoài hay là có hiện tượng đánh giá cao tỷ giá thực. Một sự tăng lên của tỷ giá
thực sẽ tương ứng với giá hàng xuất nhập khẩu tăng nhanh hơn giá hàng tiêu dùng
nội địa, kéo theo tăng sức cạnh tranh của nền kinh tế. Khi đó tỷ lệ tăng trưởng
xuất khẩu sẽ tăng lên trong khi tỷ lệ tăng trưởng nhập khẩu giảm đi. Vốn, lao
động và các nguồn lực khác sẽ bị thu hút vào khu vực làm hàng xuât khẩu và thay
thế nhập khẩu, làm sản xuất của khu vực này tăng lên nhanh hơn so với tỷ lệ
tăng trưởng chung của cả nền kinh tế. Ngược lại, khi đồng tiền trong nước bị
đánh giá cao, giá hàng nội địa sẽ tăng nhanh hơn giá hàng xuất nhập khẩu, ảnh
hưởng tiêu cực tới xuất khẩu trong khi lại khuyến khích nhập khẩu. Vốn, lao
động và các nguồn lực khác sẽ bị thu hút vào khu vực sản xuất tự cung tự cấp,
giảm sản xuất trong khu vực làm hàng xuât khẩu và thay thế nhập khẩu. Như vậy,
biến động của tỷ giá thực có ảnh hưởng rất lớn tới thay đổi cơ cấu sản xuất và
hệ thống giá nội địa, và chính vì vậy mà chính sách tỷ giá luôn luôn là điểm
trọng tâm trong tất cả các chương trình ổn định kinh tế và điều chỉnh cơ cấu do
các tổ chức tài chính quốc tế chủ trương.
Trong công thức trên, Pt= ER * Pi,
trong đó Pi là giá tính theo ngoại tệ của các hàng hoá và dịch vụ thương mại
quốc tế được, thường được xác định theo giá thế giới, và ER là tỷ giá danh
nghĩa, đa phương hoặc song phương tuỳ hoàn cảnh số liệu. Thay vào công thức (2)
ở trên và sử dụng tỷ giá đa phương EER, ta có :
RER = EER
* Pi / Pnt (3)
Tuy nhiên, trong thực tế, việc phân
chia các hàng hoá và dịch vụ trong nước thành hai loại thương mại quốc tế được
và không thương mại quốc tế được rất khó
khăn, nhất là trong điều kiện các nước đang phát triển, nên thay vì dùng công
thức (3), người ta sử dụng công thức xấp xỉ sau đây:
RER = EER
* Pe / Pd (4)
trong
đó Pd là chỉ số giá nội địa, đại diện cho giá hàng hoá và dịch vụ không thương
mại quốc tế được, và Pe là chỉ số giá hàng hoá và dịch vụ trung bình của các
nước bạn hàng. Pd và Pe có thể là giá tiêu dùng hoặc giá GDP. Theo công thức
trên, nếu tỷ giá danh nghĩa không đổi, nhưng giá thế giới tăng 5% và mặt bằng
giá trong nước tăng 15% thì tỷ giá thực sẽ giảm 8,7% (105%/115%-100=-8,7%). Khi
đó đồng tiền nội địa sẽ được xem là bị đánh giá cao 8,7% so với thời điểm trước
mặc dù tỷ giá danh nghĩa không thay đổi.
2- VỀ TÍNH TỶ GIÁ THỰC CHO NỀN KINH TẾ
NƯỚC TA
Chúng ta sẽ ước tính tỷ giá thực cho
nền kinh tế nước ta trong giai đoạn từ năm 1992 đến nay theo công thức (4).
Việc chọn năm 1992 làm năm mốc dựa trên ý kiến của nhiều chuyên gia, cho rằng
tại thời điểm đó, nền kinh tế nước ta đã thoát ra khỏi thời kỳ lạm phát cao và
bắt đầu đi vào giai đoạn phát triển cân bằng; tỷ giá thực năm 1992 do đó được
xem như là tỷ giá thực cân bằng. Quá trình tính được thực hiện theo 3 bước sau:
a) Bước 1: Tính chỉ số giá trung bình của các nước bạn hàng
Pe
Công thức xác định chỉ số giá trung
bình của các nước bạn hàng của ta như sau:
Pe = Trung bình nhân của các Pk (5)
trong đó Pk là
chỉ số giá tiêu dùng của nước bạn hàng k, Sk là các trọng số, đại diện bằng tỷ
trọng xuất nhập khẩu của ta thực hiện với nước k trong tổng giá trị xuất nhập
khẩu của nước ta. Các số Pk được lấy từ "Thống kê tài chính quốc
tế" xuất bản hàng tháng và năm của
Quỹ Tiền tệ quốc tế. Dưới đây là bảng chỉ số giá tiêu dùng của các bạn hàng
chính từ năm 1992 đến 1998.
Bảng 1: Chỉ số giá tiêu dùng của các
bạn hàng chính, năm 1992=100%
|
1992
|
1993
|
1994
|
1995
|
1996
|
1997
|
1998
|
Malaixia
|
100
|
103.57
|
107.41
|
113.08
|
117.11
|
120.22
|
126.53
|
Inđônêxia
|
100
|
109.60
|
118.95
|
130.16
|
140.61
|
150.04
|
236.53
|
Philipin
|
100
|
107.58
|
117.32
|
126.84
|
137.51
|
144.39
|
157.39
|
Singapo
|
100
|
102.27
|
105.39
|
107.28
|
108.70
|
110.87
|
110.59
|
Thai lan
|
100
|
103.36
|
108.64
|
114.91
|
121.64
|
128.45
|
138.82
|
Đài loan
|
100
|
102.90
|
107.10
|
111.10
|
114.50
|
115.60
|
117.50
|
Hồng kông
|
100
|
108.90
|
118.50
|
129.20
|
137.30
|
145.40
|
149.50
|
Hàn quốc
|
100
|
104.82
|
111.28
|
116.28
|
122.05
|
127.48
|
137.04
|
Nhật Bản
|
100
|
101.24
|
101.90
|
101.81
|
102.00
|
103.71
|
104.38
|
Trung quốc
|
100
|
114.60
|
142.30
|
166.40
|
180.20
|
185.20
|
183.80
|
Nga
|
100
|
974.6
|
3970.5
|
11808.3
|
17429.1
|
19973.4
|
25526.4
|
Anh
|
100
|
101.55
|
104.10
|
107.65
|
110.29
|
113.75
|
117.58
|
Đức
|
100
|
104.38
|
107.23
|
109.23
|
110.85
|
112.84
|
113.89
|
Hà lan
|
100
|
102.63
|
105.45
|
107.52
|
109.77
|
112.12
|
114.29
|
Pháp
|
100
|
102.08
|
103.78
|
105.58
|
107.76
|
108.99
|
109.74
|
Thụy sĩ
|
100
|
117.01
|
133.78
|
153.46
|
172.73
|
189.41
|
203.75
|
Mỹ
|
100
|
102.98
|
105.59
|
108.57
|
111.73
|
114.43
|
116.20
|
Australia
|
100
|
101.82
|
103.74
|
108.64
|
111.42
|
111.71
|
112.67
|
Các nước khác
|
100
|
105.37
|
111.91
|
118.69
|
124.48
|
129.10
|
138.25
|
Nguồn:
Thống kê Tài chính quốc tế, 1999, IMF
Các số liệu về Sk được tính từ các
bảng số liệu xuất nhập khẩu phân theo nước và vùng lãnh thổ trong Niên giám
Thống kê do Tổng cục Thống kê nước ta xuất bản hàng năm. Sk được tính qua các
năm, ví dụ năm 1997, ngay trước khủng hoảng kinh tế Đông á, tỷ trọng giá trị
xuất nhập khẩu của ta thực hiện với Malaixia là 1,77%, Indonexia 1,19%,
Philipin 1,33%, Singapo 16,09%, Thailan 3,90%, Đài loan 11,07%, Hàn quốc 9,54%,
Hồng kông 4,96%, Nhật bản 15,32%, Trung Quốc 4,23%, Nga 1,36%, Anh 1,78%, Đức
3,33%, Hà lan 1,54%, Pháp 3,80%, Thuỵ sĩ 2,30%, Mỹ 2,62%, Australia 2,04% và
các nước còn lại 11,84%.
Từ các số liệu Pk và Sk, chúng tôi
tính được chỉ số giá trung bình của các nước bạn hàng của ta, Pe, lần lượt là
100 năm 1992 (năm gốc), 107,47 năm 1993, 114,9 năm 1994, 121,5 năm 1995, 126,27
năm 1996, 130,09 năm 1997 và 134,86 năm 1998. Mức độ tăng giá hàng năm trung
bình của các đối tác kinh tế chính của ta là 7,5% năm 1993, 6,9% năm 1994, 5,7%
năm 1995, 3,9% năm 1996, 3,0% năm 1997 và 3,7% năm 1998. Như vậy, tỷ lệ lạm
phát trung bình hàng năm của các nước bạn hàng liên tục thấp hơn tỷ lệ lạm phát
của ta, trừ năm 1993.
b) Bước 2: Xác định tỷ giá danh nghĩa
bình quân của các nước bạn hàng EER
Tỷ giá danh nghĩa ở nước ta gồm tỷ giá giữa đồng tiền
việt nam với đồng đô la Mỹ và với nhiều loại ngoại tệ khác. Tỷ giá giữa đồng
tiền việt nam với đồng đô la Mỹ được công bố rộng rãi hàng năm trong khi không
có các số liệu về tỷ giá giữa đồng Việt nam với các đồng tiền khác. Tuy nhiên,
chúng ta có thể tính chúng thông qua sử dụng tỷ giá giữa các đồng tiền khác với
đồng đô la theo công thức sau, ví dụ cho đồng DM Đức:
ERvn-dm
= ERvn-usd / Erdm-usd (5)
Trong đó ERvn-dm là tỷ giá đồng tiền
Việt so với 1 DM Đức, ERvn-usd là tỷ giá đồng tiền Việt nam so với 1 USD và
ERdm-usd là tỷ giá đồng DM so với 1 USD. Dưới đây là bảng tỷ giá giữa đồng tiền
của các bạn hàng chính với đồng đô la Mỹ.
Bảng 2: Tỷ giá giữa đồng tiền của các
bạn hàng chính với đồng đô la Mỹ.
|
Đơn vị tiền tệ
|
1992
|
1993
|
1994
|
1995
|
1996
|
1997
|
1998
|
Malaixia
|
Ringgit
|
2,612
|
2,702
|
2,560
|
2,542
|
2,529
|
3,892
|
3,800
|
Inđônêxia
|
Rupiah
|
2062
|
2110
|
2200
|
2308
|
2383
|
4650
|
8025
|
Philipin
|
Peso
|
25,10
|
27,70
|
24,41
|
26,21
|
26,29
|
39,98
|
39,06
|
Singapo
|
Đôla
|
1,645
|
1,608
|
1,461
|
1,414
|
1,400
|
1,676
|
1,661
|
Thai lan
|
Baht
|
25,52
|
25,54
|
25,09
|
25,19
|
25,61
|
47,25
|
36,69
|
Đài loan
|
NT$
|
26,30
|
26,40
|
26,50
|
26,50
|
27,50
|
28,70
|
33,40
|
Hồng kông
|
HK$
|
7,743
|
7,726
|
7,738
|
7,732
|
7,736
|
7,746
|
7,746
|
Hàn quốc
|
Won
|
788,4
|
8081
|
7887
|
7747
|
8442
|
16950
|
1204,0
|
Nhật Bản
|
Yên
|
124,8
|
1119
|
997
|
1028
|
1160
|
1300
|
115,6
|
Trung quốc
|
Yuan
|
5,752
|
5800
|
8446
|
8317
|
8298
|
8280
|
8,279
|
Nga
|
Rup
|
0,415
|
1,25
|
3,55
|
4,64
|
5,56
|
5,96
|
20,65
|
Anh
|
Bảng
|
0,661
|
0,675
|
0,640
|
0,645
|
0,589
|
0,605
|
0,601
|
Đức
|
DM
|
1,614
|
1,726
|
1,549
|
1,434
|
1,555
|
1,792
|
1,673
|
Hà lan
|
Guider
|
1,814
|
1,941
|
1,735
|
1,604
|
1,744
|
2,017
|
1,889
|
Pháp
|
Franc
|
5,51
|
5,90
|
5,35
|
4,90
|
5,24
|
5,99
|
5,62
|
Thụy sĩ
|
Franc
|
1,456
|
1,480
|
1,312
|
1,150
|
1,346
|
1,455
|
1,377
|
Australia
|
AU$
|
1,45
|
1,48
|
1,29
|
1,34
|
1,25
|
1,53
|
1,63
|
Việt nam
|
Đồng
|
10550
|
10624
|
11006
|
10940
|
11072
|
12644
|
13858
|
Nguồn:
Thống kê Tài chính quốc tế, 1999, IMF
Từ các số liệu trong bảng, chúng ta tính ra các chỉ số tỷ
giá của các đồng tiền nước ngoài so với đồng tiền ta. Kết hợp với chỉ số tỷ giá
danh nghĩa giữa đồng tiền Việt nam và đồng đô la mỹ, chúng ta tính được chỉ số
tỷ giá trung bình của các đồng tiền trên đối với đồng tiền Việt nam với trọng
số là tỷ trọng giá trị xuất nhập khẩu của ta thực hiện với các nước tương ứng.
Kết quả tính toán được nêu trong cột 4 bảng 3. Nếu so với chỉ số tỷ giá song
phương giữa đồng tiền nước ta và đồng đô la, lần lượt là 100% năm 1992, 100,7%
năm 1993, 104,3% năm 1994, 103,7% năm 1995, 104,9% năm 1996, 119,85% năm 1997
và 131,35% năm 1998, chúng ta thấy có sự khác nhau khá lớn. Từ năm 1992 đến
cuối năm 1998, đồng tiền Việt nam đã bị mất giá 31,35% so với đồng đô la, song
do cũng trong khoảng thời gian trên, các đồng tiền khác cũng bị mất giá so với
đồng đô la Mỹ nên kết quả chung là đồng tiền Việt nam chỉ mất giá 6,97% so với
tất cả các đồng tiền trung bình của các nước bạn hàng chính.
c) Bước 3: Xác định tỷ
giá thực RER
Từ các chỉ số tính toán ở trên, được tổng hợp lại trong
bảng 3, chúng tôi đã tính tỷ giá thực nước ta theo công thức (4). Kết quả được
ghi trong cột cuối của bảng 3. Theo kết quả tính toán, nếu lấy năm 1992 làm năm
gốc, thì đồng tiền nước ta bị phá giá tỷ giá thực 1,94% năm 1993 và 1,34% năm
1994 do lạm phát trung bình của các nước bạn hàng cao hơn nước ta (năm 1993) và
tính trung bình các đồng tiền các nước bạn hàng mất giá so với đồng đô la cao
hơn nước ta (năm 1994). Từ năm 1995 đến nay, đồng tiền nước ta liên tục bị đánh
giá cao, năm cao nhất là 15,7% (năm 1997), trung bình 9,8% trong thời kỳ
1995-1998. Đến cuối năm 1998, mặc dù nội tệ đã bị phá giá tới 14,4% năm 1997 và
9,6% năm 1998, đồng tiền nước ta vẫn còn bị đánh giá cao tới 10,7%.
Bảng 3: Các chỉ số để xác định tỷ giá thực (năm 1992 =
100%)
Năm
|
Lạm
phát
Việt
Nam
|
Lạm
phát của
các
nước bạn
|
Tỷ
giá
đa
phương
|
Tỷ
giá
thực
|
1992
|
100,00
|
100,00
|
100,00
|
100,00
|
1993
|
105,20
|
107,47
|
99,79
|
101,94
|
1994
|
120,35
|
114,90
|
106,15
|
101,34
|
1995
|
135,63
|
121,50
|
106,44
|
95,35
|
1996
|
141,74
|
126,27
|
103,16
|
91,90
|
1997
|
146,84
|
130,09
|
95,13
|
84,28
|
1998
|
160,35
|
134,86
|
106,97
|
89,27
|
3- BÀN VỀ MỨC ĐỘ PHÁ GIÁ ĐỒNG TIỀN NƯỚC TA
a) Những hậu quả tiêu
cực của việc đánh giá cao tỷ giá thực:
Đánh
giá cao tỷ giá thực là một trong những vấn đề nghiêm trọng nhất tại nhiều nước
đang phát triển. Nó không chỉ làm cho nhập khẩu trở nên rẻ hơn một cách giả tạo
đối với người tiêu dùng và xuất khẩu trở nên đắt hơn đối với người sản xuất mà
còn làm giảm sức cạnh tranh của toàn nền kinh tế, từ đó làm giảm sản xuất nội
địa, tăng tỷ lệ thất nghiệp và tăng thâm hụt ngân sách[3].
Theo kinh nghiệm thế giới, khi tỷ giá thực bị đánh giá cao hơn 10-15% và kéo
dài trên 1-2 năm thì nền kinh tế sẽ bị đẩy vào khủng hoảng. ở nước ta, tỷ giá
thực đã bị đánh giá cao ngay từ năm 1995 và trên 10% kể từ năm 1997, gây ra rất
nhiều khó khăn cho nền kinh tế từ năm 1997-98, đúng theo các lý thuyết tỷ giá
và kinh nghiệm quốc tế. Một số hậu quả chính là:
(1)
Sức cạnh tranh của nền kinh tế giảm nhanh.
Kết quả là tỷ lệ tăng trưởng xuất khẩu
giảm đi rất nhanh (xem bảng 4). Tỷ lệ tăng trưởng nhập khẩu trở nên rất cao
trong các năm 1995-96. Thâm hụt ngoại thương tăng vọt từ 1,77 tỷ đô la Mỹ năm
1994 lên 2,71 tỷ năm 1995 và 3,89 tỷ năm 1996. Tỷ lệ thâm hụt ngoại thương so
GDP cũng tăng vọt từ 9% trong những năm 1993-94 lên 11,6% năm 1995 và 13,8% năm
1996. Tỷ lệ thâm hụt cán cân thanh toán vãng lai cũng tăng tương ứng từ 6-7%
lên 10,6% và 11,5%. Mặc dù phần quan trọng của thâm hụt này đã được tài trợ dễ
dàng bằng vay nước ngoài, nhưng sẽ làm tăng nhanh gánh nợ nước ngoài mà cuối
cùng sẽ phải dùng thặng dư thương mại tương lai để trả nợ. Để ngăn chặn sự gia
tăng quá nhanh của tỷ lệ thâm hụt cán cân thương mại, chính phủ Việt nam đã
phải áp dụng trở lại nhiều biện pháp hành chính và tăng bảo hộ để giảm nhanh
nhập khẩu.
Bảng
4: Hậu quả của đánh giá cao tỷ giá thực 1996-1999
[2]
Tradable goods, đó là các
hàng hóa và dịch vụ có thể tham gia hoạt
động xuất nhập khẩu
được vì thị trường thế
giới chấp nhận chúng, mặc
dù chúng có được xuất nhập khẩu
hay không. Ví dụ thép do
nước ta sản xuất ra mặc
dù chỉ để tiêu dùng nội địa, nhưng
nếu đưa ra bán trên thị trường quốc
tế mà tìm thấy khách mua dễ dàng thì thép đó vẫn được
coi là hàng thương mại quốc tế
được.
[3]
Xem chi tiết các hậu quả của
việc đánh giá cao tỷ giá thực trong bài: Hiện
tượng đánh giá cao nội tệ và những
hậu quả tiêu cực", Tạp chí Ngân hàng 12/1994.
Hoặc xem ở đây:
http://toithichdoc.blogspot.ch/2012/08/hien-tuong-anh-gia-cao-noi-te-va-nhung.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét