Thứ Tư, 29 tháng 8, 2012

(3) NHỮNG KHÓ KHĂN CỦA NỀN KINH TẾ VÀ MỘT VÀI GIẢI PHÁP CẤP BÁCH

Bài viết cũ của tôi năm 1999:

BÀN THÊM VỀ NHỮNG KHÓ KHĂN CỦA NỀN KINH TẾ NƯỚC TA VÀ MỘT VÀI GIẢI PHÁP CẤP BÁCH
III- CHÍNH SÁCH NGẮN HẠN ĐỂ PHỤC HỒI LẠI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ  VIỆT NAM: CHÍNH SÁCH KÍCH CẦU KIỂU KEYNES.
           
 1) Bối cảnh quốc tế năm 1999-2000 và ảnh hưởng tới việt nam:
            a) Dù giả định r”ng khủng hoảng của các nền kinh tế đ“ng á đã rơi xuống đáy vào mùa hè 1998 và nay đang trong quá trình phục hồi, và Trung quốc sẽ kh“ng phá giá đồng nhân dân tệ hoặc mức phá giá kh“ng cao trong hai năm 1999-2000, thì tỷ lệ tăng trưởng kinh tế của các nước đ“ng á sẽ vẫn thấp vì họ phải tiếp tục theo đuổi chính sách kinh tế tiết kiệm nh”m ngăn ngừa cuộc khủng hoảng quay trở lại. Như vậy, cầu nhập khẩu của các nước trong khu vực sẽ kh“ng tăng nhanh.
            Ở châu Âu, do đồng Euro    được đưa vào sử dụng, chi phí giao dịch giữa các nước thuộc hệ thống tiền tệ chung sẽ giảm đi đáng kể nên bu“n bán trong nội bộ khu vực này sẽ tăng lên, tỷ lệ tăng trưởng cầu nhập khẩu từ bên ngoài cũng sẽ giảm đi. Ở châu Mỹ, triển vọng kinh tế kh“ng sáng sủa, có nhiều khả năng kinh tế Mỹ sẽ đi vào giai đoạn tăng trưởng chậm từ mùa thu 1999 và kéo dài suốt năm 2000.
            Trong bối cảnh đó, khả năng tăng trưởng nhanh tổng giá trị xuất khẩu của Việt nam trong hai năm 1999-2000 là thấp.
            b) Phá giá mạnh các đồng tiền đ“ng á hai năm 1997-98 và chênh lệch về nhịp độ tăng trưởng kinh tế giữa Việt nam và các nền kinh tế đ“ng á đã và đang tiếp tục gây sức ép mạnh mẽ lên hoạt động xuất nhập khẩu  của Việt nam, dẫn đến nguy cơ Việt nam có khả năng rơi vào tình trạng thâm hụt cán cân ngoại thương và cán cân thanh toán quốc tế trầm trọng nếu như chính phủ kh“ng tăng cường các biện pháp hành chính để kiểm soát ngoại thương. Theo các lý thuyết kinh tế vĩ m“, nhất là lý thuyết đường cong J, dù Việt nam có phá giá mạnh đồng tiền của mình trong năm 1999, cũng sẽ rất khó khăn để cải thiện cán cân thanh toán quốc tế ngay trong hai năm 1999-2000 do chất lượng các hoạt động xuất nhập khẩu và chất lượng hàng xuất khẩu của Việt nam còn rất kém.

            Trên thực tế, trái hẳn với điều nhiều nhà kinh tế mong đợi, sự sụp đổ của các đồng tiền đ“ng á đã kh“ng có tác dụng kích thích xuất khẩu, động lực truyền thống của tăng trưởng tại các nước này. Đến nay, xuất khẩu của đại đa số các nước khủng hoảng vẫn đang thụt lùi, chính xác theo kết luận của lý thuyết đường cong J. Cải thiện cán cân thanh toán vãng lai của các nước kể trên đang chủ yếu dựa vào cắt giảm mạnh nhập khẩu, làm cho sản xuất bị thu hẹp. Do đó, có lẽ Việt nam cũng sẽ kh“ng phải là trường hợp ngoại lệ.
            Mặt khác, trong khi các nước đ“ng á đang chìm ngập trong khủng hoảng và tự rút lui khỏi nhiều thị trường xuất khẩu truyền thống quan trọng, thì dường như Trung Quốc đến tận h“m nay, vẫn đang là người thu lợi lớn nhất. Thị phần xuất khẩu của Trung Quốc tăng mạnh trên tất cả các thị trường (Mỹ, Châu á, Châu Âu), và kh“ng hề nhường đất cho bất kỳ nước châu á nào trên thị trường Mỹ (có lẽ chỉ trừ Thái lan) và châu Âu. Như vậy xuất khẩu của Trung Quốc vẫn mang tính cạnh tranh cao, và phá giá có lẽ kh“ng phải là giải pháp cần thiết để Trung quốc khếch trương thêm xuất khẩu.
            Tiếc thay, ngược lại với trường hợp Trung Quốc, Việt nam đã kh“ng tận dụng được cơ hội này để thay thế các nước Đ“ng á đang khủng hoảng trong thị trường các nước phát triển, nhất là Mỹ và Tây Âu. Đây rõ ràng là một cơ hội rất quý giá mà Việt nam đã bỏ qua mà nguyên nhân là do Việt nam đã kh“ng có những chuẩn bị để đón cơ hội này. Do vậy, chúng ta kh“ng tin r”ng một cuộc phá giá mạnh đồng nội tệ có thể sớm mang cho Việt nam một thay đổi lớn lao về xuất khẩu.
            Tóm lại, m“i trường phát triển của Việt nam trong hai năm 1999-2000 vẫn tiếp tục kh“ng thuận lợi so với nửa đầu thập kỷ 90, cho dù đã xuất hiện một vài mặt tích cực. Cạnh tranh thị trường xuất khẩu, thu hút vốn FDI, ODA sẽ gay go hơn. Do đó, ở tầm ngắn hạn, Việt nam cần tìm một nhân tố khác thay cho xuất khẩu để làm động lực phát triển. Ở tầm dài hạn, cải cách căn bản c“ng tác ngoại thương là điều sống còn để Việt nam có thể phát triển nhanh và bền vững.
            2) Quan điểm cơ bản để phục hồi kinh tế Việt nam ở tầm ngắn hạn: chính sách kích cầu kiểu Keynes
            Để đảo ngược vòng xoáy đi xuống và thiểu phát hiện nay và trở lại tăng trưởng nhanh, tạo việc làm và năng suất cao, chúng t“i cho r”ng cần phải đi theo tiếp cận Keynes và đoạn tuyệt với học thuyết trọng tiền vốn đã và đang được theo đuổi liên tục từ nhiều năm nay. Ý tưởng chính ở đây là: Chúng ta có thể và phải trở lại nhịp độ tăng trưởng kinh tế hàng năm 9-10% trong kế hoạch năm năm tới mà kh“ng có lạm phát cao như kinh nghiệm của Trung Quốc từ hơn hai mươi năm qua. Ý tưởng này chỉ có thể thành hiện thực nếu chúng ta trở lại áp dụng học thuyết keynes với mục tiêu trọng tâm là tăng trưởng và việc làm, mà biện pháp trung tâm là phát triển mạnh mẽ sản xuất vừa và nhỏ dựa trên mở rộng nhanh thị trường nội địa. Ngoài những chính sách dài hạn (cơ cấu sản xuất và thương mại, đất đai, lao động, vốn và khai thác các nguồn lực khác của đất nước, và đặc biệt là phải tăng nhanh hiệu quả sử dụng vốn đầu tư), trước mắt, cần phải sử dụng ngay hệ thống các chính sách điều chỉnh kinh tế ngắn hạn mà trọng tâm là nới lỏng chính sách tài chính, tiền tệ.
            Việc áp dụng chính sách keynes là đòi hỏi khẩn cấp hiện nay vì Việt nam đang sống dưới khả năng sản xuất của chính mình, như nhiều nhà kinh tế đã thừa nhận và theo như phân tích trong phần đầu của báo cáo này. Một mặt, phần quan trọng của giảm tỷ lệ tăng trưởng GDP và tăng tỷ lệ thất nghiệp có nguồn gốc tình huống, kh“ng phải cơ cấu, vì những tiềm năng phát triển của Việt nam còn rất lớn, nhưng chúng đang tạm thời bị kìm hãm vì sự trì trệ của cầu và chính sách kiểm soát cung đang làm nản lòng các nhà đầu tư. Nếu tháo bỏ được những vướng mắc nêu trên, chúng t“i tin r”ng nền kinh tế sẽ nhanh chóng trở lại tăng trưởng cao. Về dài hạn, cung lu“n lu“n lớn hơn cầu và vốn đầu tư lu“n lu“n là nhân tố cơ bản của tăng trưởng kinh tế đối với Việt nam cũng như mọi nước đang phát triển khác.
            Vì hiện nay cung lớn hơn cầu trong nhiều lĩnh vực kinh tế, tiêu dùng và đầu tư cho phát triển dài hạn phải là những lĩnh vực cần ưu tiên tăng cường hơn là đầu tư cho sản xuất trực tiếp. Tăng tiêu dùng và đầu tư phát triển sẽ giải toả các hàng hoá tồn kho, kích thích đầu tư sản xuất, từ đó phục hồi lại tăng trưởng cao.
            Mặt khác, thực chất của chính sách tài chính lỏng của Keynes kh“ng n”m trong tăng có hệ thống chi tiêu ngân sách chính phủ, mà n”m trong các quy tắc phân chia lợi ích của quá trình sản xuất nh”m đạt được tăng dài hạn sức mua của người lao động. Như vậy, vấn đề ở đây là phải sớm điều chỉnh lại phần của vốn và phần của lao động trong phân phối thu nhập. Phần tương đối của người lao động phải tăng lên so với phần lãi của vốn đầu tư. Giờ đây các chính sách kinh tế cụ thể phải đi theo hướng phân chia giá trị gia tăng nhiều hơn cho người lao động trực tiếp và cho các hộ n“ng dân để tăng sức mua dài hạn của họ.
            Theo tiếp cận này, các chính sách phục hồi kinh tế của chính phủ cần tích cực hơn và phi chính thống hơn là chỉ chú trọng tăng chi tiêu ngân sách và mềm dẻo hơn chính sách tiền tệ. Điều đó có nghĩa là cùng với chính sách tài chính, tiền tệ mở rộng truyền thống, cần phải có những điều chỉnh thu nhập theo quan điểm Keynes để tăng tiêu dùng, tăng tiết kiệm và đầu tư mà kh“ng làm tăng đáng kể thâm hụt ngân sách và tăng quá mạnh cung tiền tệ.
            Về phía các hoật động ngân hàng, những năm qua, trong bối cảnh cung tín dụng khá dễ dàng và kh“ng chọn lọc đối với các doanh nghiệp nhà nước, nhiều doanh nghiệp đã đầu tư quá nhiều, dẫn tới phát triển các hoạt động đầu cơ của cải, bất động sản, các doanh nghiệp thừa năng lực sản xuất so với cầu song chất lượng hàng hoá kh“ng tăng và nợ nần chồng chất. Để trở lại tình trạng tỷ suất lợi nhuận đầu tư cao hơn giá vốn đầu tư, cần phải loại bỏ những khẳ năng sản xuất thừa và để cho các tài sản và các bất động sản mất giá, cho đến khi mà người dân cảm thấy giá của chúng đã tụt xuống đáy, giờ đây sẽ bắt đầu tăng cao trở lại và tỷ suất lợi nhuận đầu tư bắt đầu cao hơn giá vốn đầu tư, thì đầu tư sản xuất mới được phục hồi. Phục hồi đầu tư, đến lượt mình, sẽ dẫn đến phục hồi tăng trưởng mà kh“ng kéo theo khủng hoảng thừa mới. Chính kiểm soát chặt và tuyển chọn chính xác cung tín dụng ngân hàng sẽ đóng vai trò chủ yếu trong quá trình này.
            Do khu“n khổ bài viết, dưới đây, chúng t“i chỉ trình bày những gợi ý chủ yếu về hai chính sách điều chỉnh kinh tế ngắn hạn là tài chính, tiền tệ.
            3) Chính sách ngân sách:
            a) Chính sách thuế:
            Chính sách thuế phải bao gồm ít nhất hai khía cạnh cơ bản sau:
            - Tăng các tỷ lệ thuế đánh vào lợi nhuận của các doanh nghiệp nhà nước lớn, chiếm địa vị độc quyền và bán độc quyền trong nền kinh tế, nhưng hoạt động hết sức lãng phí. Thực tế, vì thị trường nội địa của các doanh nghiệp kể trên được nhà nước bảo hộ chặt chẽ, chúng trở nên độc quyền hoặc gần như độc quyền (nếu vài doanh nghiệp liên kết lại thì sẽ hình thành thế độc quyền hợp pháp, giống như trường hợp các tổng c“ng ty quốc gia). Hậu quả là trong các doanh nghiệp này, lãng phí cực kỳ lớn, tiền lương và thu nhập ngoài lương rất cao so với năng suất lao động. Do vậy, tăng thuế đánh vào lợi nhuận của các doanh nghiệp độc quyền và bán độc quyền mà kh“ng cho phép chúng tăng giá sẽ là một giải pháp đồng thời làm tăng thu ngân sách và làm tăng hiệu quả kinh tế của khu vực doanh nghiệp nhà nước. Dĩ nhiên, để thực hiện được biện pháp này, đòi hỏi nhà nước phải có một quyết tâm rất lớn.
            - Hạ thuế đánh vào thu nhập của các hộ gia đình và vào sản xuất của khu vực tư nhân và các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đặc biệt, cần xoá bỏ tất cả các loại thuế liên quan đên n“ng nghiệp và phát triển n“ng th“n. Xoá bỏ thuế n“ng nghiệp kh“ng có ảnh hưởng đáng kể tới tổng thu ngân sách vì nó chỉ chiếm một tỷ trọng rất thấp trong tổng thu ngân sách (2,5%). Cũng cần phải xoá bỏ thuế thu nhập bổ xung đánh vào những người lao động có thu nhập cao để khuyến khích họ làm giầu hợp pháp. Những biện pháp trên, cùng với những cải cách khác của nhà nước (cải cách bộ máy hành chính, cam kết ủng hộ khu vực tư nhân) sẽ có tác dụng cổ vũ đầu tư, mở thêm nhiều việc làm, làm tăng đồng thời cung và cầu.
            Tiền lương chính thức đã hình thành, kh“ng nên giảm lương vì người việt nam chưa có thói quen chấp nhận giảm lương. Nhưng có thể giảm bớt các khoản thu nhập ngoài lương trong những doanh nghiệp có thu nhập cao. Hiện nay năng suất lao động của ta còn quá thấp so với các nước xung quanh nên kh“ng thể duy trì một mức thu nhập gần mức của họ. Ngoài ra cần tăng cường các biện pháp chống tham nhũng. Giải pháp tốt nhất của tăng cầu nội địa là giảm thuế đánh vào người sản xuất có thu nhập thấp nh”m tăng thu nhập cho họ.
            Bảng 7 chỉ ra kinh nghiệm của việc sử dụng chính sách thuế trong tăng trưởng kinh tế qua so sánh tiến triển của hai chỉ tiêu thu ngân sách trên GDP và tăng trưởng GDP. Quan hệ nhân quả theo m“ hình kinh tế lượng đã chỉ ra r”ng theo kinh nghiệm quá khứ, giảm thuế sẽ kéo theo tăng tỷ lệ tăng trưởng kinh tế với thời gian trễ một năm. Hạ tỷ lệ thuế năm 1991 đã làm tăng tỷ lệ tăng trưởng GDP năm 1992. Tăng mạnh tỷ lệ thuế năm 1992 làm giảm tỷ lệ tăng trưởng kinh tế năm 1993. Trong những năm 1994-95, người ta nhận thấy tỷ lệ tăng trưởng GDP cao được giữ vững trong khi tỷ lệ thu thuế vẫn tăng. Điều này được giải thích b”ng việc khu vực đầu tư nước ngoài bắt đầu đóng thuế từ năm 1993 và b”ng việc tăng đột ngột thuế hải quan. Từ năm 1996, hai nguồn thuế trên bắt đầu giảm ảnh hưởng của chúng. Do đó tỷ lệ thuế cao năm 1996 đã góp phần làm giảm tỷ lệ tăng trưởng kinh tế năm 1997. Giảm tỷ lệ thuế năm 1997 trong bối cảnh chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế châu á và cung đã cao hơn cầu, tuy kh“ng làm tăng tỷ lệ tăng trưởng kinh tế, song đã góp phần hạn chế mức giảm của nó.
            Bảng 7: Thu và chi ngân sách so với GDP (%)   

1990
1991
1992
1993
1994
1995
1996
1997
1998
Tăng trưởng GDP
5,1
6,0
8,6
8,1
8,8
9,5
9,3
8,2
5,8
Thu NS / GDP
15,2
13,8
19,0
23,6
24,3
24,0
24,1
21,7
20,2
Chi NS / GDP
21,9
15,7
21,4
28,6
29,2
28,1
27,3
26,0
23,7
Thâm hụt NS / GDP
-6,7
-1,9
-2,4
-5,0
-4,9
-4,1
-3,2
-4,3
-3,5
Nguồn: Quỹ tiền tệ quốc tế, dẫn từ nguồn Tổng cục Thống kê Việt nam
            b) Chính sách chi ngân sách :
            Chính sách chi ngân sách cổ vũ tiêu dùng nên tập trung vào ba điểm:          
            - Chính phủ nên thanh toán tất cả các khoản nợ của chính phủ đối với các doanh nghiệp. Tổng giá trị nợ đã lên tới hàng nghìn tỷ đồng. Thực tế, chính phủ đã đặt hàng hàng nghìn c“ng trình và chúng đã và đang được các doanh nghiệp triển khai hoặc đã hoàn thành, nhưng chính phủ vẫn chưa cung cấp đủ tiền cho các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp đã phải vay hệ thống ngân hàng và trở thành con nợ ngân hàng hàng ngàn tỷ đồng. Nếu chính phủ thanh toán hết các khoản nợ này, các doanh nghiệp sẽ có thêm vốn để tái sản xuất, người lao động sẽ có thu nhập để mua hàng, các ngân hàng có thể thu hồi tiền đã cho vay để cho vay mới... Tất cả quá trình này đều mở ra cầu tiêu dùng mới và tăng đầu tư, kích thích sản xuất và tăng trưởng kinh tế.
            - Chính phủ nên tăng chi ngân sách cho phát triển, nhất là đầu tư cho cơ sở hạ tầng, giáo dục, y tế và cải cách bộ máy hành chính. Người lao động trong các lĩnh vực này sẽ có thêm thu nhập và sẽ tăng tiêu dùng các hàng hoá sản xuất nội địa. Cũng cần tạo ra nhiều ưu tiên mới cho sản xuất n“ng nghiệp vì khu vực này cực kỳ quan trọng đối với sự ổn định xã hội nước ta. Hơn nữa, trong khi thị trường quốc tế dành cho các hàng hoá c“ng nghiệp nặng và c“ng nghiệp chế biến nước ta còn hạn chế, khu vực n“ng nghiệp có thể trở thành động lực cho sự phát triển của toàn nền kinh tế. Nhiều dự báo cho r”ng cánh kéo giá n“ng sản so với giá hàng c“ng nghiệp của thế giới sẽ còn tăng lên trong 2-3 năm tới.
            - Chính phủ cũng nên tăng chi ngân sách cho nhiều dự án mới có sử dụng nhiều lao động. Những chi tiêu này sẽ chắc chắn tạo ra nhiều việc làm, tăng thu nhập của dân cư, do đó sẽ kích thích cầu và sản xuất. Ngoài ra, cũng nên thực hiện sớm việc điều chỉnh tiền lương trong khu vực hành chính sự nghiệp theo mức tăng giá.
            Tóm lại, cần tìm kiếm những lĩnh vực chi tiêu ngân sách mà chúng vừa tạo tiền đề cho phát triển dài hạn, vừa làm tăng thu nhập của tầng lớp dân cư có thu nhập thấp vì những người này sẽ sử dụng thu nhập của họ vào mua các hàng hoá do nền kinh tế tự sản xuất ra với đầu vào nhập khẩu kh“ng nhiều, ví dụ hàng lương thực thực phẩm, các phương tiện y tế, giáo dục, các sản phẩm may mặc, vận tải nội địa, xây dựng, sản xuất tiểu thủ c“ng nghiệp và các dịch vụ khác. Tăng chi tiêu ngân sách như vậy sẽ kéo theo tăng cung tiền tệ, tăng tín dụng và tăng cầu.
            Bảng 7 cũng chỉ ra kinh nghiệm của áp dụng chính sách tăng chi ngân sách trong động viên tăng trưởng. Rõ ràng r”ng tăng tỷ lệ chi tiêu ngân sách trên GDP sẽ kéo theo tăng tỷ lệ tăng trưởng kinh tế và giảm tỷ lệ chi ngân sách sẽ làm giảm tỷ lệ tăng trưởng kinh tế ngay trong năm, chỉ khoảng 6 tháng sau. Như vậy, vai trò của chính sách tài chính rất quan trọng để phục hồi kinh tế nước ta.
            c) Tỷ lệ thâm hụt ngân sách trên GDP
            Trong thời kỳ suy thoái kinh tế, cần phải chấp nhận một sự gia tăng tỷ lệ thâm hụt ngân sách để đổi lấy phục hồi tăng trưởng. Khi xu hướng suy thoái đã được đảo ngược và tăng trưởng kinh tế đã có đà thì cần nhanh chóng đưa tỷ lệ thâm hụt ngân sách về mức hợp lý. Chúng ta có thể đặt những giới hạn thâm hụt để phục vụ chính sách ngân sách chính phủ. Đối với Việt nam, nơi nợ c“ng cộng còn chưa nhiều, trong giai đoạn suy thoái kinh tế, thâm hụt ngân sách có thể lên đến 7-8% GDP hoặc hơn (Nhật bản chấp nhận tăng tỷ lệ thâm hụt ngân sách tới hơn 10% GDP, nhiều nước Đ“ng nam á đã có tỷ lệ thâm hụt ngân sách cao hơn 10% trong 1 số năm). Ngược lại, trong giai đoạn bùng nổ kinh tế, cần nhanh chóng giảm tỷ lệ thâm hụt ngân sách về khoảng 2-3% GDP. Theo kinh nghiệm thế giới và căn cứ vào hoàn cảnh đặc thù của Việt nam, chúng t“i cho r”ng ở nước ta, thu ngân sách chỉ nên ở mức 14-15% GDP còn chi ngân sách chỉ nên ở mức 22-23% GDP trong giai đoạn kinh tế suy thoái và 16-18% trong giai đoạn tăng trưởng cao.
            Vì tỷ lệ thâm hụt ngân sách của Việt nam chỉ khoảng trên 3% GDP, phạm vi hoạt động của chính sách ngân sách còn rất lớn, do đó chính phủ Việt nam có đầy đủ khả năng sử dụng chính sách ngân sách để phục hồi tăng trưởng kinh tế.
            4) Chính sách tiền tệ:
            Vì thị trường tiền tệ và thị trường vốn của Việt nam còn rất nhỏ bé và th“ sơ, trình độ tiền tệ hoá nền kinh tế còn rất yếu và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài phụ thuộc rât nặng nề vào vốn nhập khẩu nên hiệu quả của chính sách tiền tệ áp dụng ở Việt nam sẽ yếu, nhất là ảnh hưởng của nó tới n“ng nghiệp và dịch vụ. Mặt khác, vì Việt nam theo đuổi chính sách tỷ giá cố định với những đợt điều chỉnh tỷ giá định kỳ, chính sách tiền tệ việt nam thường thụ động vì cung tiền tệ trở thành biến nội sinh. Hậu quả là vai trò của chính sách tiền tệ thấp hơn nhiều vai trò của chính sách ngân sách. Trong một phạm vi hạn chế, có thể nới lỏng chính sách tiền tệ th“ng qua một số biện pháp sau:
            - Khuyến khích các ngân hàng thương mại tăng cho vay, nhưng phải tuân theo những nguyên tắc kinh doanh tín dụng của kinh tế thị trường, do đó các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp tư nhân và các hộ n“ng dân sẽ là những đối tượng ưu tiên tín dụng. Cùng với đơn giản hoá các thủ tục cho vay đối với mọi thành phần kinh tế, các ngân hàng phải tăng cường c“ng tác phân tích dự án đầu tư và giám sát việc sử dụng vốn vay cho đúng mục đích. Bỏ hạn ngạch tín dụng đối với các ngân hàng thương mại có tỷ lệ nợ quá hạn và nợ khó thu hồi thấp.
            - Hạ tỷ lệ lãi suất tái chiết khấu và trần lãi suất của ngân hàng trung ương để thực sự giảm lãi suất tín dụng. Chỉ từ đầu năm nay lãi suất ngân hàng mới có xu hướng hạ, nhưng hiện nay còn quá cao so với tỷ suất lợi nhuận bình quân của các doanh nghiệp làm ăn nghiêm túc. Nên xác định lãi suất tiền gửi theo đúng nguyên tắc của kinh tế thị trường: Lãi suất danh nghĩa b”ng lãi suất thực (1-1,5%) cộng với tỷ lệ lạm phát dự báo. Nếu như dự báo lạm phát năm 1999 tối đa kh“ng quá 6% thì lãi suất tiền gửi dài hạn chỉ nên đặt ở mức 7,5%. Ngoài ra, chúng ta còn thấy vì tỷ lệ lạm phát trung bình 3 năm 1996-98 là 5,8% nên lãi suất huy động năm 1999 chỉ cần ở mức tối đa 7,5%. Lãi suất ngắn hạn được xác định trên cơ sở lãi suất dài hạn, tức khoảng 0,6%/ tháng, thực tế có thể đặt mức thấp hơn nữa trong các tháng 3-12 và mức cao hơn trong hai tháng 1 và 2 (tháng tết). Thực tế cho thấy do thị trường tài chính nước ta quá nhỏ bé nên dù lãi suất ngân hàng thấp, người có tiền vẫn phải gửi tiền vào hệ thống ngân hàng (hoặc phải chuyển sang tiêu dùng hoặc đầu tư sản xuất, cả hai đều có lợi). Tóm lại, khi đặt lãi suất, nên ưu tiên người đầu tư hơn là người gửi tiền. Vì lãi suất ở nước ta còn rất cao, nên phạm vi hoạt động của chính sách lãi suất còn khá rộng.
            - Mềm dẻo hơn việc quản lý của ngân hàng trung ương đối với lãi suất của các ngân hàng thương mại. Mềm dẻo hơn trong quản lý tỷ lệ dự trữ bắt buộc, nhất là nên điều chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc thường xuyên hơn theo nhu cầu tín dụng và quản lý tiền tệ hàng quý.
            Bao trùm lên tất cả là phải nâng cao năng lực, phẩm chất của đội ngũ cán bộ làm c“ng tác ngân hàng. Chống tham nhũng và suy đồi đạo đức trong lĩnh vực ngân hàng, giảm những can thiệp của bộ máy hành chính vào hoạt động kinh doanh tiền tệ...
            Với tình hình gần như thiểu phát hiện nay, Việt nam đang có một cơ hội rất tốt để có thể phát triển mạnh tài chính, tức là tăng tỷ lệ tiền tệ hoá nền kinh tế (M2/GDP) mà kh“ng gây lạm phát (hiện nay, tỷ lệ này của nước ta còn rất thấp). Do đó, nới lỏng chính sách tiền tệ kh“ng chỉ có lợi ích trước mắt (tăng nhanh cung tiền tệ và tín dụng để phục hồi tăng trưởng) mà còn có lợi ích lâu dài th“ng qua phát triển tài chính.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét