BBC 15-8-12
Việt Nam 'cạn lương hưu vì quan chức'
Quỹ
lương hưu Việt Nam có nguy cơ
cạn kiệt vào năm 2029 nếu chính
phủ thiếu cải cách về cơ chế,
theo đánh giá của một chuyên
gia Tổ chức Lao động Quốc tế.
Ông
Carlos Galian, chuyên gia bảo
trợ xã hội của Tổ chức Lao động
Quốc tế (ILO) tại Việt Nam, đã
ra cảnh báo sau khi có bản
công bố kết quả nghiên cứu của
ILO về quỹ hưu ở nước này
vào đầu tháng Tám.Kết quả nghiên cứu cho thấy quỹ lương hưu Việt Nam sẽ cạn kiệt vào năm 2029 nếu những cải cách về cơ chế không sớm được chính phủ Việt Nam đưa ra.
Trả lời phỏng vấn BBC, ông Carlos Galian cho biết có ba nguyên nhân chính cho vấn đề này là hệ thống lương hưu quá 'ưu đãi', tuổi thọ trung bình cao và tuổi nghỉ hưu thấp.
'Ưu đãi quan chức'
Theo báo cáo của ILO, lương hưu của các quan chức Việt Nam bằng tới 85% - 95% mức lương chính.Ông Galian nhận xét: "Hệ thống lương hưu hiện tại quá 'ưu đãi', nhất là đối với các quan chức. Galian nói thêm: "Thực tế rằng mức lương trung bình được tính bằng cách chỉ sử dụng những chỉ số lương của quan chức trong vài năm gần nhất khiến mức lương chuẩn của quan chức tăng cao, kéo theo lương hưu tăng. "Thêm vào đó, việc sử dụng mức lương tối thiểu để điều chỉnh mức lương trong quá khứ của quan chức cũng đẩy mức lương hưu lên cao. "Kết lại, mức bổng lộc của quan chức hiện nay là quá cao so với lao động ở khu vực tư doanh, điều này cũng có thể đã dẫn đến độ tin cậy của hệ thống bảo trợ xã hội bị suy giảm."
Trích dẫn kết quả nghiên cứu, ông Galian cho biết hiện tại tuổi thọ trung bình tại Việt Nam tăng rất nhanh với mức trung bình là 70,2 năm cho đàn ông và 75,6 cho phụ nữ; theo xu hướng hiện nay, chỉ số này sẽ tăng lên 73,7 và 79,7 vào năm 2049. Tỉ lệ nam trên 60 tuổi so với dưới 60 và nữ trên 55 tuổi so với dưới 55 sẽ tăng từ 19,4% trong năm 2009 lên 59,5% trong năm 2049. "Đây là một tỉ lệ mà không một cơ chế lương hưu nào có thể kham nổi và Việt Nam cần phải điều chỉnh tuổi nghỉ hưu dựa trên thực tế tuổi thọ trung bình của dân số." Ông nói thêm.
Tại Việt Nam, người lao động thấy việc nghỉ hưu sớm là một lợi thế về tài chính, vì mức lương hưu chỉ bị trừ 1% cho mỗi năm nghỉ hưu sớm.
Ông đưa ra ví dụ: “Nếu một người phụ nữ nghỉ hưu đúng tuổi 55 và được nhận 2 triệu đồng, nếu bà ta chết lúc 65 tuổi, tổng số tiền nhân được là 20 triệu đồng.
Thế nhưng nếu người này nghỉ hưu sớm 3 năm vào lúc 52 tuổi và lương hưu bị giảm tổng cộng 3%, ở mức 1,94 triệu đồng, nếu cô ta chết lúc 65 tuổi, tổng số tiền hưu nhận được là 25 triệu đồng.”
Hướng giải quyết
ILO cho rằng, tất cả bất kì cải cách nào liên quan đến Bộ luật Bảo hiểm xã hội đều phải dựa trên ba yếu tố cơ bản: Công bằng, thích đáng và bền vững.Thứ nhất, ILO nói hệ thống cần dựa trên sự bình đẳng nam nữ, cũng như giữa các phân loại lao động, từ quốc doanh, tư doanh, quốc phòng, với các quy luật thống nhất và tương tự dành cho tất cả các đối tượng.
Thứ hai, ILO nhận định rằng cần phải đặt tính thích đáng vào tâm điểm của sự tranh luận; bất kì sự cải cách nào cũng cần phải suy nghĩ đến ảnh hưởng đến lương hưu của người lao động và cần đảm bảo mức lương hưu đủ cao để bảo đảm thu nhập cho người già.
Thứ ba, cần duy trì sự bền vững của hệ thống Quỹ lương hưu, nếu không quỹ này sẽ bị cạn kiệt, ảnh hưởng tới lứa tuổi về hưu trong tương lai.
ILO cho biết hiện tại, Chính phủ Việt Nam đã có kế hoạch tăng tuổi nghỉ hưu, không khuyến khích nghỉ hưu sớm, đồng thời thay đổi cách tính lương hưu dành cho các quan chức.
Tuy nhiên, ông Galian bình luận những giải pháp này 'rất khó làm'.
Được biết, công trình nghiên cứu của ILO bắt nguồn từ yêu cầu của chính phủ Việt Nam, với sự hợp tác chặt chẽ của Bộ Lao động Thương binh - Xã hội và Bộ Tài Chính với hai mục đích chính là đưa ra kết quả nghiên cứu mới nhất về Quỹ lương hưu.
Trong thời gian hợp tác với giới chính giới, ILO đã gặp khó khăn vì thiếu các thông số cần thiết cũng như sự thiếu chính xác của các thông số hiện có liên quan đến bảo trợ xã hội, theo ông Galian.
Ông cũng nói rằng hiện tại rất khó để đưa ra những giải pháp đúng bởi vì hiện tại chúng vẫn đang trong thời gian được xây dựng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét