Về cuốn "Tại sao có quốc gia thất bại"
của Acemoglu và Robinson
Francis Fukuyama
Tqvn2004 chuyển ngữ
Tqvn2004 chuyển ngữ
Daron Acemoglu và James Robinson vừa mới xuất bản cuốn "Tại sao có quốc gia thất bại?", một cuốn sách dày về lý thuyết phát triển mà chắc chắn sẽ rất được chú ý. Xu hướng mới nhất trong nghiên cứu về phát triển là tiến hành những thí nghiệm ngẫu nghiên có kiểm soát về hàng loạt các câu hỏi vi mô, ví dụ như liệu áp dụng hình thức cùng thanh toán [1] cho màn chống muỗi có khiến người dân sử dụng chúng nhiều lên không? Liệu những nghiên cứu như thế cuối cùng có cộng dồn lại, tạo ra một hiểu biết về phát triển, hay không là một câu hỏi lớn. Ngược lại, Acemoglu và Robinson đã quyết tâm tập trung vào những câu hỏi vĩ mô rộng lớn nhất: các thể chế đương đại hình thành từ các thể chế thời thuộc địa như thế nào, và tại sao khu vực giàu có nhất của thế giới 1500 năm trước lại là khu vực nghèo khó nhất hiện nay, hoặc làm thế nào để thuyết phục thành phần tinh túy giàu có tái phân bổ của cải của họ cho xã hội. Trong cuốn "Tại sao có quốc gia thất bại", Acemoglu và Robinson đã nhắc lại và phân tích rộng hơn những bài báo trước kia của họ như “The Colonial Origin of Institutions” và “Reversal of Fortune,” nhưng trái với các nghiên cứu học thuật đó, cuốn sách mới không bàn về hồi quy hay lý thuyết trò chơi, mà được viết bằng thứ tiếng Anh dễ hiểu cho quảng đại quần chúng.
Acemoglu và Robinson (từ nay viết tắt là AR; Simon Johnson, người có mặt trong nhóm AJR viết cuốn sách trước đã không có mặt trong cuốn sách mới nhất này) có hai nhận xét liên quan đến nhau: Rằng thể chế là thứ quan trọng cho phát triển kinh tế, và rằng thể chế có hình dạng như nó đang có là bởi các nhân tố chính trị trong một xã hội bất kỳ nào đều có lợi ích để duy trì nó như thế. Đây tưởng như là một thông điệp rõ ràng, nhưng rất nhiều người trong lĩnh vực nghiên cứu phát triển vẫn chưa nắm được thông điệp này. Trong số các chuyên gia nghiên cứu về phát triển có cái mà AR gọi là giả thuyết "thiếu hiểu biết": thất bại trong pháp triển là bởi quốc gia đó hoặc không biết thế nào là các chính sách tốt, hoặc, khi sự chú ý chuyển sang thể chế, không biết thế nào là các thể chế tốt và làm sao để tạo ra chúng. Nhiều nhà nghiên cứu phát triển làm như thể các lãnh đạo tạo các quốc gia đang phát triển rất muốn làm điều đúng, chỉ có điều họ không biết làm như thế nào, và rằng hỗ trợ phát triển có nghĩa là gửi những thầy giáo giỏi từ những nơi như Washington sang để dạy cho họ [về thế nào là thể chế tốt], và có lẽ kèm theo một số sức ép điều chỉnh cơ chế.
Ngược lại, AR tranh luận rằng thể chế tồi là sản phẩm của một hệ thống chính trị nhằm tạo ra những lợi ích cá nhân cho thành phần tinh túy tại các quốc gia đang phát triển, bất chấp rằng phần lớn hơn xã hội sẽ nghèo đi.
(Hãy nghĩ về Nigeria, nơi có rất nhiều triệu phú trong khi 70% dân số sống dưới mức nghèo khổ). Làm "điều đúng" có nghĩa là họ sẽ mất đi đặc quyền đặc lợi, đó là lý do tại sao những lời lẽ đe dọa, cả về mặt chính trị lẫn kinh tế, lại ít có tác động tới họ. Họ đang đưa ra một quan điểm gần giống với cuốn sách "Violence and Social Orders" của Douglass North, John Wallis và Barry Weingast (NWW) xuất bản năm 2009, những người cho rằng phần lớn các xã hội kém phát triển thuộc loại mà họ gọi là "trật tự khép kín" ("limited access orders"), trong đó một liên minh tìm kiếm đặc lợi hạn chế quyền [của quảng đại quần chúng và các nhóm cạnh tranh với họ] truy cập vào hệ thống kinh tế và chính trị. Thực sự mà nói, tôi không thấy có sự khác biệt nào giữa cách phân biệt "tước đoạt / bao hàm" (extractive / inclusive) trong cuốn sách của AR và cách phân biệt trật tự "khép kín / cởi mở" trong NWW.
Kết luận này về tính ưu việt của thể chế và hệ thống chính trị đối với phát triển có những hệ quả quan trọng đối với chính sách như AR đã chỉ ra. Nếu phát triển là một sản phẩm phụ, không phải là của những chính sách đúng đắn như tự do hóa thương mại - theo lý thuyết có thể được "bật lên" đơn giản như bật công tắc đèn, mà của những thể chế cơ bản, thì triển vọng của viện trợ ngoại giao là khá tồi tệ. Các chính phủ tồi có thể lãng phí hàng đống tài nguyên do bên ngoài viện trợ có chủ ý; và thực sự là dòng tài trợ bằng đô la vào những quốc gia nghèo có thể làm xói mòn trình độ quản lý của chính phủ thông qua việc làm giảm trách nhiệm giải trình (accountability), do đó làm cho quốc gia đó càng trở nên tồi tệ hơn. Như các nỗ lực xây dựng lại một quốc gia ở Afghanistan và Iraq của Hoa Kỳ cho thấy, nỗ lực nước ngoài giúp xây dựng một thể chế cơ bản tại một quốc gia nào đó là rất khó khăn. Thể chế tồi tồn tại bởi vì lợi ích của các lực lượng chính trị đầy sức mạnh tại các quốc gia nghèo khó muốn duy trì nó như thế. Hamid Karzai hiểu rất rõ chính quyền sạch phải hoạt động ra làm sao, chỉ có điều ông ta không có lợi ích gì để thúc đẩy nó xảy ra ở Afghanistan. Trừ khi, người bên ngoài có thể nghĩ ra cách thay đổi bài toán chính trị này, viện trợ đa phần sẽ trở nên vô ích.
Tới đây thì mọi chuyện đều tốt. AR đã làm việc rất nhiều trong vòng vài năm gần đây để lôi kéo sự chú ý của những nhà nghiên cứu lý thuyết lẫn những nhà hoạch định chính sách vào vấn đề thể chế, và để tạo ra một sự đồng thuận mới về sự quan trọng của chính trị đối với tăng trưởng bên trong lĩnh vực kinh tế. Nhưng tới đó thì hơi thất vọng bởi cuốn sách mới ra của họ đã thất bại, không phát triển thêm được những kết luận rộng ở trên, làm rõ vấn đề quan trọng là: cái thể chế tốt, có khả năng thúc đẩy phát triển, phải như thế nào?, và thất bại trong việc phân tích một số vấn đề lịch sử quan trọng.
Vấn đề đầu tiên trong nghiên cứu của họ là khái niệm. Họ trình bày một sự khác biệt rõ ràng giữa cái gọi là thể chế chính trị và kinh tế tốt, thể chế "bao hàm" (inclusive), và đôi lúc được dán nhãn "đa nguyên", trái ngược với cái gọi là thể chế chính trị tồi, thể chế "tước đoạt" hoặc "chuyên chế" (absolutist). Thật không may, những thuật ngữ này lại quá rộng, rộng đến mức AR không cung cấp được một định nghĩa rõ ràng chúng phải gồm những gì, hoặc làm thế nào để quy chúng về những khái niệm hiện nay đang được dùng. Ví dụ, thể chế kinh tế "bao hàm" dường như bao gồm các quyền tư hữu và hệ thống tòa án bảo vệ quyền tư hữu, nhưng cũng đồng thời liên quan đến các điều kiện xã hội cho phép cá nhân có thể tiếp cận thị trường như giáo dục hay các phong tục địa phương. Thể chế chính trị "bao hàm" có vẻ ám chỉ nền dân chủ bầu cử hiện đại, nhưng chúng cũng bao gồm nhà nước tập trung - nhưng không thiên vị - cũng như sự tiếp cận tới hệ thống pháp lý, và các dạng thức tham gia chính trị khác chưa đạt tới tầm dân chủ hiện đại. Ví dụ, chúng ta có thể thấy rằng [thể chế chính trị ở] nước Anh sau Cuộc Cách Mạng Vinh Quang (1688-1689) đã được coi là "bao hàm", bất chấp sự thực rằng chỉ khoảng 10% dân số lúc đó có quyền đi bầu. Khi AR lần đầu tiên sử dụng thuật ngữ "tước đoạt" trong các bài báo thời kỳ đầu của họ, nó ám chỉ những hành vi thực sự "tước đoạt" như hầm mỏ ở Potosi hay nông trại mía đường ở Caribe, nơi mà người ta tước đoạt các hàng hóa từ người lao động hay nô lệ. Trong cuốn sách mới, "tước đoạt" dường như có nghĩa là bất kỳ thể chế nào từ chối một mức độ tham gia nhất định của người dân, từ các cộng đồng mang tính bộ lạc tới các chủ trang trại Argentina ở thế kỷ 19 tới Đảng CS Trung Quốc hiện nay.
Bởi vì mỗi một thuật ngữ rộng này (bao hàm / tước đoạt, chuyên chế / đa nguyên) đều có thể được hiểu theo quá nhiều nghĩa khác nhau, thật khó có thể đưa ra một thước đo rõ ràng cho chúng. Nó cũng khiến người khác khó chứng minh cái sai trong tuyên bố của họ về mặt lịch sử. Bởi rất nhiều xã hội thực trên thế giới là sự kết hợp giữa thể chế bao hàm và tước đoạt, do đó bất kỳ một mức độ tăng trưởng (hay không tăng trưởng) nào đều có thể bị đổ lỗi cho phẩm chất bao hàm hay tước đoạt.
Sự sử dụng phân loại rộng và sự thất bại trong việc phân biệt giữa các yếu tố khác nhau của nền chính trị "bao hàm" như thế đã làm giảm rất nhiều tính hữu ích của cuốn sách, bởi chúng ta đều muốn biết các yếu tố này, nếu đứng một mình, sẽ tác động tới phát triển như thế nào, hoặc chúng tương tác với nhau ra sao. Ví dụ, có rất nhiều tài liệu so sánh các tác động khác nhau của nhà nước hiện đại, của pháp trị, của dân chủ tới phát triển, và chúng đều có xu hướng nói rằng 2 yếu tố đầu tiên có ảnh hưởng tới phát triển lớn hơn nhiều so với dân chủ. Trên thực tế có nhiều lý do để nghĩ rằng phát triển hình thức đặc quyền kinh doanh (franchies) tại các quốc gia nghèo thậm chí có thể làm suy giảm khả năng hoạt động của nhà nước bởi vì nó mở ra cơ hội cho chủ nghĩa bảo vệ lợi ích phe nhóm (clientelism) và nhiều hình thức tham nhũng khác. Hệ thống chính trị Ấn Độ bao hàm tới mức nó không thể bắt đầu các dự án cơ sở hạ tầng quan trọng bởi những phản ứng và kiện tụng dân chủ, đặc biệt nếu so với thể chế tước đoạt ở Trung Quốc. Hơn nữa, như Samuel Huntington đã chỉ ra nhiều năm về trước, mở rộng sự tham gia chính trị có thể làm mất cân bằng xã hội (và như thế làm hại cho phát triển) nếu chẳng may có thất bại của thể chế chính trị được phát triển song song. Nói một cách khác, tất cả những gì tốt đẹp trong rổ "bao hàm" không nhất thiết tương thích với nhau, và trong một số trường hợp còn đối chọi nhau. Tuy nhiên, bạn không thấy điều này được đề cập đến trong cuốn "Tại sao có quốc gia thất bại", bởi lẽ các tác giả dường như cố chứng minh rằng càng "bao hàm" càng tốt hơn, theo bất cứ chiều hướng nào.
Giống như nhiều công trình khác có sử dụng tài liệu lịch sử, nhưng được viết bởi các nhà kinh tế, cuốn sách của AR chứa rất nhiều dữ kiện và diễn giải lịch sử có vấn đề. Ví dụ, cuốn sách đặt ra trường hợp La Mã chuyển dịch khỏi nền Cộng Hòa "bao hàm" sang một nền Đế chế "chuyên chế", và rằng điều đó dẫn đến sự suy tàn của kinh tế La Mã sau đó. Hãy bỏ qua sự thực rằng quyền lực và của cải La Mã tiếp tục gia tăng trong 2 thế kỷ sau Augustus, và rằng phần phía đông của đế chế này còn tồn tại cho tới thế kỷ thứ 15. Người ta có thể lập luận rằng sự dịch chuyển từ một chính thể đầu sỏ (oligarchy) hẹp của nền Cộng hòa sang một nền quân chủ với thể chế luật pháp phát triển cao hơn thực ra làm tăng khả năng tham gia vào hệ thống chính trị cho người dân thường La Mã, trong khi giải quyết vấn đề nhức nhối là bất ổn chính trị lan rộng ở những năm cuối nền Cộng Hòa.
Tương tự, tiếp theo một truyền thống được đặt ra bởi Douglass North và Barry Weingast, AR chỉ ra rằng Cách Mạng Vinh Quang năm 1688 - 1689 là bước ngoặt quan trọng đánh dấu sự thành lập của quyền tư hữu và một hệ thống chính trị "bao hàm". Điểm sau thì đúng, nhưng quyền sở hữu tư nhân ở Anh có nguồn gốc từ truyền thống luật common law lâu đời hơn nhiều, từ cuộc chinh phạt nước Anh của người Norman, và nó đã tạo ra một nền văn minh thương mại mạnh mẽ từ trước năm 1689. Cuộc Cách Mạng Vinh Quang có tầm quan trọng thấp hơn trong việc thành lập quyền tư hữu, hơn là nhà Vua trở thành người đi vay, điều này giải thích tại sao nợ công nước Anh bùng nổ trong một thế kỷ sau sự kiện này.
Trong khuôn khổ lý luận của mình, việc khó nhất của AR là giải thích trường hợp của Trung Quốc đương đại. Trung Quốc hiện nay đối với họ là "bao hàm" hơn so với Trung Quốc thời Mao Trạch Đông, nhưng vẫn còn rất xa mới đạt tới tiêu chuẩn "bao hàm" mà Hoa Kỳ và Châu Âu đặt ra, nhưng quốc gia này vẫn có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới trong 3 thập niên gần đây. Người Trung Quốc hạn chế tiếp cận thị trường, tham gia vào áp chế tài chính, không đảm bảo quyền tư hữu, không có nền pháp trị kiểu phương Tây, và được lãnh đạo bởi chế độ đầu sỏ không minh bạch được gọi dưới tên Đảng CSTQ. Làm sao có thể giải thích được sự thành công kinh tế của họ? Thay vì nhìn nhận đây là một mối đe dọa tới mô hình lý thuyết của mình (nghĩa là càng "bao hàm" thì càng phát triển", AR đã đi chệch sang bên bằng cách lập luận rằng sự phát triển của Trung Quốc sẽ không kéo dài được bao lâu và cuối cùng thì hệ thống đó sẽ sụp đổ (như đế chế La Mã đã từng sụp đổ, sau đó 200 năm?). Tôi thực ra đồng ý rằng Trung Quốc cuối cùng sẽ sụp đổ. Nhưng ngay cả khi điều này xảy ra, một lý thuyết phát triển, nếu không giải thích được trường hợp phát triển đáng lưu ý nhất của thời đại chúng ta, thì theo tôi, nó không thể gọi là một lý thuyết.
Như thế, các kết luận chung đưa ra trong cuốn "Tại sao có quốc gia thất bại" là không có gì để tranh cãi và có ý nghĩa quan trọng đối với chính sách (đó là lý do tại sao, không hề tình cờ, tôi đánh giá nó một cách tích cực). Chỉ có một điều ước rằng các tác giả đã sử dụng tốt hơn cách phân loại cơ bản, vốn đã được sử dụng từ lâu trong các lĩnh vực khoa học xã hội khác (nhà nước, pháp trị, dân chủ, v.v...) thay vì sáng tác ra những thuật ngữ mơ hồ, thiếu rõ ràng.
Acemoglu và Robinson (từ nay viết tắt là AR; Simon Johnson, người có mặt trong nhóm AJR viết cuốn sách trước đã không có mặt trong cuốn sách mới nhất này) có hai nhận xét liên quan đến nhau: Rằng thể chế là thứ quan trọng cho phát triển kinh tế, và rằng thể chế có hình dạng như nó đang có là bởi các nhân tố chính trị trong một xã hội bất kỳ nào đều có lợi ích để duy trì nó như thế. Đây tưởng như là một thông điệp rõ ràng, nhưng rất nhiều người trong lĩnh vực nghiên cứu phát triển vẫn chưa nắm được thông điệp này. Trong số các chuyên gia nghiên cứu về phát triển có cái mà AR gọi là giả thuyết "thiếu hiểu biết": thất bại trong pháp triển là bởi quốc gia đó hoặc không biết thế nào là các chính sách tốt, hoặc, khi sự chú ý chuyển sang thể chế, không biết thế nào là các thể chế tốt và làm sao để tạo ra chúng. Nhiều nhà nghiên cứu phát triển làm như thể các lãnh đạo tạo các quốc gia đang phát triển rất muốn làm điều đúng, chỉ có điều họ không biết làm như thế nào, và rằng hỗ trợ phát triển có nghĩa là gửi những thầy giáo giỏi từ những nơi như Washington sang để dạy cho họ [về thế nào là thể chế tốt], và có lẽ kèm theo một số sức ép điều chỉnh cơ chế.
Ngược lại, AR tranh luận rằng thể chế tồi là sản phẩm của một hệ thống chính trị nhằm tạo ra những lợi ích cá nhân cho thành phần tinh túy tại các quốc gia đang phát triển, bất chấp rằng phần lớn hơn xã hội sẽ nghèo đi.
(Hãy nghĩ về Nigeria, nơi có rất nhiều triệu phú trong khi 70% dân số sống dưới mức nghèo khổ). Làm "điều đúng" có nghĩa là họ sẽ mất đi đặc quyền đặc lợi, đó là lý do tại sao những lời lẽ đe dọa, cả về mặt chính trị lẫn kinh tế, lại ít có tác động tới họ. Họ đang đưa ra một quan điểm gần giống với cuốn sách "Violence and Social Orders" của Douglass North, John Wallis và Barry Weingast (NWW) xuất bản năm 2009, những người cho rằng phần lớn các xã hội kém phát triển thuộc loại mà họ gọi là "trật tự khép kín" ("limited access orders"), trong đó một liên minh tìm kiếm đặc lợi hạn chế quyền [của quảng đại quần chúng và các nhóm cạnh tranh với họ] truy cập vào hệ thống kinh tế và chính trị. Thực sự mà nói, tôi không thấy có sự khác biệt nào giữa cách phân biệt "tước đoạt / bao hàm" (extractive / inclusive) trong cuốn sách của AR và cách phân biệt trật tự "khép kín / cởi mở" trong NWW.
Kết luận này về tính ưu việt của thể chế và hệ thống chính trị đối với phát triển có những hệ quả quan trọng đối với chính sách như AR đã chỉ ra. Nếu phát triển là một sản phẩm phụ, không phải là của những chính sách đúng đắn như tự do hóa thương mại - theo lý thuyết có thể được "bật lên" đơn giản như bật công tắc đèn, mà của những thể chế cơ bản, thì triển vọng của viện trợ ngoại giao là khá tồi tệ. Các chính phủ tồi có thể lãng phí hàng đống tài nguyên do bên ngoài viện trợ có chủ ý; và thực sự là dòng tài trợ bằng đô la vào những quốc gia nghèo có thể làm xói mòn trình độ quản lý của chính phủ thông qua việc làm giảm trách nhiệm giải trình (accountability), do đó làm cho quốc gia đó càng trở nên tồi tệ hơn. Như các nỗ lực xây dựng lại một quốc gia ở Afghanistan và Iraq của Hoa Kỳ cho thấy, nỗ lực nước ngoài giúp xây dựng một thể chế cơ bản tại một quốc gia nào đó là rất khó khăn. Thể chế tồi tồn tại bởi vì lợi ích của các lực lượng chính trị đầy sức mạnh tại các quốc gia nghèo khó muốn duy trì nó như thế. Hamid Karzai hiểu rất rõ chính quyền sạch phải hoạt động ra làm sao, chỉ có điều ông ta không có lợi ích gì để thúc đẩy nó xảy ra ở Afghanistan. Trừ khi, người bên ngoài có thể nghĩ ra cách thay đổi bài toán chính trị này, viện trợ đa phần sẽ trở nên vô ích.
Tới đây thì mọi chuyện đều tốt. AR đã làm việc rất nhiều trong vòng vài năm gần đây để lôi kéo sự chú ý của những nhà nghiên cứu lý thuyết lẫn những nhà hoạch định chính sách vào vấn đề thể chế, và để tạo ra một sự đồng thuận mới về sự quan trọng của chính trị đối với tăng trưởng bên trong lĩnh vực kinh tế. Nhưng tới đó thì hơi thất vọng bởi cuốn sách mới ra của họ đã thất bại, không phát triển thêm được những kết luận rộng ở trên, làm rõ vấn đề quan trọng là: cái thể chế tốt, có khả năng thúc đẩy phát triển, phải như thế nào?, và thất bại trong việc phân tích một số vấn đề lịch sử quan trọng.
Vấn đề đầu tiên trong nghiên cứu của họ là khái niệm. Họ trình bày một sự khác biệt rõ ràng giữa cái gọi là thể chế chính trị và kinh tế tốt, thể chế "bao hàm" (inclusive), và đôi lúc được dán nhãn "đa nguyên", trái ngược với cái gọi là thể chế chính trị tồi, thể chế "tước đoạt" hoặc "chuyên chế" (absolutist). Thật không may, những thuật ngữ này lại quá rộng, rộng đến mức AR không cung cấp được một định nghĩa rõ ràng chúng phải gồm những gì, hoặc làm thế nào để quy chúng về những khái niệm hiện nay đang được dùng. Ví dụ, thể chế kinh tế "bao hàm" dường như bao gồm các quyền tư hữu và hệ thống tòa án bảo vệ quyền tư hữu, nhưng cũng đồng thời liên quan đến các điều kiện xã hội cho phép cá nhân có thể tiếp cận thị trường như giáo dục hay các phong tục địa phương. Thể chế chính trị "bao hàm" có vẻ ám chỉ nền dân chủ bầu cử hiện đại, nhưng chúng cũng bao gồm nhà nước tập trung - nhưng không thiên vị - cũng như sự tiếp cận tới hệ thống pháp lý, và các dạng thức tham gia chính trị khác chưa đạt tới tầm dân chủ hiện đại. Ví dụ, chúng ta có thể thấy rằng [thể chế chính trị ở] nước Anh sau Cuộc Cách Mạng Vinh Quang (1688-1689) đã được coi là "bao hàm", bất chấp sự thực rằng chỉ khoảng 10% dân số lúc đó có quyền đi bầu. Khi AR lần đầu tiên sử dụng thuật ngữ "tước đoạt" trong các bài báo thời kỳ đầu của họ, nó ám chỉ những hành vi thực sự "tước đoạt" như hầm mỏ ở Potosi hay nông trại mía đường ở Caribe, nơi mà người ta tước đoạt các hàng hóa từ người lao động hay nô lệ. Trong cuốn sách mới, "tước đoạt" dường như có nghĩa là bất kỳ thể chế nào từ chối một mức độ tham gia nhất định của người dân, từ các cộng đồng mang tính bộ lạc tới các chủ trang trại Argentina ở thế kỷ 19 tới Đảng CS Trung Quốc hiện nay.
Bởi vì mỗi một thuật ngữ rộng này (bao hàm / tước đoạt, chuyên chế / đa nguyên) đều có thể được hiểu theo quá nhiều nghĩa khác nhau, thật khó có thể đưa ra một thước đo rõ ràng cho chúng. Nó cũng khiến người khác khó chứng minh cái sai trong tuyên bố của họ về mặt lịch sử. Bởi rất nhiều xã hội thực trên thế giới là sự kết hợp giữa thể chế bao hàm và tước đoạt, do đó bất kỳ một mức độ tăng trưởng (hay không tăng trưởng) nào đều có thể bị đổ lỗi cho phẩm chất bao hàm hay tước đoạt.
Sự sử dụng phân loại rộng và sự thất bại trong việc phân biệt giữa các yếu tố khác nhau của nền chính trị "bao hàm" như thế đã làm giảm rất nhiều tính hữu ích của cuốn sách, bởi chúng ta đều muốn biết các yếu tố này, nếu đứng một mình, sẽ tác động tới phát triển như thế nào, hoặc chúng tương tác với nhau ra sao. Ví dụ, có rất nhiều tài liệu so sánh các tác động khác nhau của nhà nước hiện đại, của pháp trị, của dân chủ tới phát triển, và chúng đều có xu hướng nói rằng 2 yếu tố đầu tiên có ảnh hưởng tới phát triển lớn hơn nhiều so với dân chủ. Trên thực tế có nhiều lý do để nghĩ rằng phát triển hình thức đặc quyền kinh doanh (franchies) tại các quốc gia nghèo thậm chí có thể làm suy giảm khả năng hoạt động của nhà nước bởi vì nó mở ra cơ hội cho chủ nghĩa bảo vệ lợi ích phe nhóm (clientelism) và nhiều hình thức tham nhũng khác. Hệ thống chính trị Ấn Độ bao hàm tới mức nó không thể bắt đầu các dự án cơ sở hạ tầng quan trọng bởi những phản ứng và kiện tụng dân chủ, đặc biệt nếu so với thể chế tước đoạt ở Trung Quốc. Hơn nữa, như Samuel Huntington đã chỉ ra nhiều năm về trước, mở rộng sự tham gia chính trị có thể làm mất cân bằng xã hội (và như thế làm hại cho phát triển) nếu chẳng may có thất bại của thể chế chính trị được phát triển song song. Nói một cách khác, tất cả những gì tốt đẹp trong rổ "bao hàm" không nhất thiết tương thích với nhau, và trong một số trường hợp còn đối chọi nhau. Tuy nhiên, bạn không thấy điều này được đề cập đến trong cuốn "Tại sao có quốc gia thất bại", bởi lẽ các tác giả dường như cố chứng minh rằng càng "bao hàm" càng tốt hơn, theo bất cứ chiều hướng nào.
Giống như nhiều công trình khác có sử dụng tài liệu lịch sử, nhưng được viết bởi các nhà kinh tế, cuốn sách của AR chứa rất nhiều dữ kiện và diễn giải lịch sử có vấn đề. Ví dụ, cuốn sách đặt ra trường hợp La Mã chuyển dịch khỏi nền Cộng Hòa "bao hàm" sang một nền Đế chế "chuyên chế", và rằng điều đó dẫn đến sự suy tàn của kinh tế La Mã sau đó. Hãy bỏ qua sự thực rằng quyền lực và của cải La Mã tiếp tục gia tăng trong 2 thế kỷ sau Augustus, và rằng phần phía đông của đế chế này còn tồn tại cho tới thế kỷ thứ 15. Người ta có thể lập luận rằng sự dịch chuyển từ một chính thể đầu sỏ (oligarchy) hẹp của nền Cộng hòa sang một nền quân chủ với thể chế luật pháp phát triển cao hơn thực ra làm tăng khả năng tham gia vào hệ thống chính trị cho người dân thường La Mã, trong khi giải quyết vấn đề nhức nhối là bất ổn chính trị lan rộng ở những năm cuối nền Cộng Hòa.
Tương tự, tiếp theo một truyền thống được đặt ra bởi Douglass North và Barry Weingast, AR chỉ ra rằng Cách Mạng Vinh Quang năm 1688 - 1689 là bước ngoặt quan trọng đánh dấu sự thành lập của quyền tư hữu và một hệ thống chính trị "bao hàm". Điểm sau thì đúng, nhưng quyền sở hữu tư nhân ở Anh có nguồn gốc từ truyền thống luật common law lâu đời hơn nhiều, từ cuộc chinh phạt nước Anh của người Norman, và nó đã tạo ra một nền văn minh thương mại mạnh mẽ từ trước năm 1689. Cuộc Cách Mạng Vinh Quang có tầm quan trọng thấp hơn trong việc thành lập quyền tư hữu, hơn là nhà Vua trở thành người đi vay, điều này giải thích tại sao nợ công nước Anh bùng nổ trong một thế kỷ sau sự kiện này.
Trong khuôn khổ lý luận của mình, việc khó nhất của AR là giải thích trường hợp của Trung Quốc đương đại. Trung Quốc hiện nay đối với họ là "bao hàm" hơn so với Trung Quốc thời Mao Trạch Đông, nhưng vẫn còn rất xa mới đạt tới tiêu chuẩn "bao hàm" mà Hoa Kỳ và Châu Âu đặt ra, nhưng quốc gia này vẫn có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới trong 3 thập niên gần đây. Người Trung Quốc hạn chế tiếp cận thị trường, tham gia vào áp chế tài chính, không đảm bảo quyền tư hữu, không có nền pháp trị kiểu phương Tây, và được lãnh đạo bởi chế độ đầu sỏ không minh bạch được gọi dưới tên Đảng CSTQ. Làm sao có thể giải thích được sự thành công kinh tế của họ? Thay vì nhìn nhận đây là một mối đe dọa tới mô hình lý thuyết của mình (nghĩa là càng "bao hàm" thì càng phát triển", AR đã đi chệch sang bên bằng cách lập luận rằng sự phát triển của Trung Quốc sẽ không kéo dài được bao lâu và cuối cùng thì hệ thống đó sẽ sụp đổ (như đế chế La Mã đã từng sụp đổ, sau đó 200 năm?). Tôi thực ra đồng ý rằng Trung Quốc cuối cùng sẽ sụp đổ. Nhưng ngay cả khi điều này xảy ra, một lý thuyết phát triển, nếu không giải thích được trường hợp phát triển đáng lưu ý nhất của thời đại chúng ta, thì theo tôi, nó không thể gọi là một lý thuyết.
Như thế, các kết luận chung đưa ra trong cuốn "Tại sao có quốc gia thất bại" là không có gì để tranh cãi và có ý nghĩa quan trọng đối với chính sách (đó là lý do tại sao, không hề tình cờ, tôi đánh giá nó một cách tích cực). Chỉ có một điều ước rằng các tác giả đã sử dụng tốt hơn cách phân loại cơ bản, vốn đã được sử dụng từ lâu trong các lĩnh vực khoa học xã hội khác (nhà nước, pháp trị, dân chủ, v.v...) thay vì sáng tác ra những thuật ngữ mơ hồ, thiếu rõ ràng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét