Thứ Năm, 1 tháng 3, 2012

GS Mỹ luận bàn vai trò trí thức

GS Mỹ luận bàn vai trò trí thức 



Trong thế giới toàn cầu hóa ngày nay, sẽ rất rủi ro nếu một xã hội nào đó chỉ tạo ra giới trí thức của những người có kiến thức nhưng lại biệt lập với nhau. Những con người biệt lập có thể có tri thức tuyệt vời, nhưng họ không thực sự nhận ra tri thức của mình có ảnh hưởng như thế nào đối với thực tiễn. Các trí thức sẽ có ích nhất khi họ có thể dạy cho thế giới những gì họ biết, và cũng qua đó rút ra những bài học từ thế giới.
Trí thức là gì?
Những ai theo dõi tin tức chắc hẳn đều biết ít nhiều về các trí thức. Nhưng chính xác thì họ làm gì, hay quan trọng hơn, họ nên làm gì? Ngay lúc này, không chỉ ở Việt Nam, mà ở nhiều nơi khác trên thế giới, người ta vẫn đang tranh luận gay gắt về định nghĩa trí thức và vị trí cụ thể của họ trong xã hội. Nhiều người nghĩ rằng cuộc tranh luận chỉ xoay quanh vấn đề là liệu trí thức có nên chủ động tham gia vào các công việc chung, cố gắng thay đổi thế giới theo cách chính trị nhất hay không, hay họ chỉ nên dành thời gian cho những cuốn sách và phòng thí nghiệm, nói chuyện với học giả và sinh viên, và cố gắng mở rộng chân trời tri thức?
Theo quan điểm của tôi, không nhất thiết phải chọn một cách duy nhất này hay cách khác. Hầu hết mọi người đều đồng ý rằng, một số cảnh sát nên dành thời gian giải quyết vụ phạm tội vừa xảy ra, trong khi số khác nên tập trung phòng ngừa tội phạm sẽ xảy ra trong tương lai. Do đó, các trí thức khác nhau cũng sẽ đóng những vai trò khác nhau.
Tương tự, trong thế giới hiện nay, hầu hết chúng ta đều đồng ý giáo viên nên dạy cho trẻ những kiến thức cơ bản, đồng thời cố gắng vun đắp nhân cách cá nhân của các em. Như thế, một trí thức có thể dành một phần thời gian cho các vấn đề chung và một phần thời gian khác cho các vấn đề học thuật.
Tuy nhiên, rắc rối là ở chỗ: Trong trường hợp cảnh sát hay thầy giáo, chúng ta khá dễ đi đến thống nhất về công việc của họ và những gì họ nên làm. Nhưng với các trí thức, vấn đề không rõ ràng như vậy. Chúng ta có thể định nghĩa họ như thế nào? Sau khi biết trí thức là gì, chúng ta mới có thể biết vai trò họ nên đóng góp cho xã hội ra sao.
Theo tôi, cách tốt nhất để định nghĩa hai chữ "trí thức" là nhìn lại cách người ta sử dụng từ này trong lịch sử. Tôi là người Mỹ, tôi không thể nói nhiều về việc từ này được sử dụng ra sao ở từng khu vực khác nhau. Nhưng tôi nghĩ, sẽ rất thú vị cho cuộc tranh luận ở Việt Nam nếu biết thêm một chút về lịch sử từ "trí thức" ở phương Tây.


Điều đầu tiên cần lưu ý là dù hình tượng được người ta liên tưởng đến các trí thức đã tồn tại từ rất lâu, nhưng ý niệm về một nhóm những con người cụ thể được gọi là "trí thức" còn tương đối mới mẻ.


Tôi  chắc chắn sẽ rất vui nếu các trí thức có thể đóng góp vào việc phổ biến kiến thức và vì sự tiến bộ của xã hội. Tuy nhiên, lý tưởng này không dễ đạt được. Nó đòi hỏi những người có kiến thức phải thực sự hết mình vì việc truyền bá tri thức và hiểu biết mới.
Xã hội phải sẵn sàng xem xét ý những quan điểm mới, và tất cả các bên phải duy trì các chuẩn mực phê phán cao. Nhiều xã hội, trong đó có Mỹ, gặp khó khăn lớn trong việc nhận ra các mục tiêu này.

Từ xa xưa, luôn có những người cố gắng giải thích các sự vật cho người khác, cũng giống như việc có những người luôn tự nhận là hiểu biết nhiều hơn người khác. Tuy nhiên, ngay cả khi các sử gia đôi khi vẫn viết về các trí thức thời xưa, họ hiểu rằng con người (rất nhiều người) thời đó đều thuộc trường phái tư tưởng này hay khác. Họ chủ yếu dành thời gian và sức lực cố gắng phô diễn sự ưu tú của phe mình hơn so với những người còn lại. Dù chúng ta vẫn làm điều đó hôm nay, nhưng các trí thức đã cố gắng trở nên độc lập hơn, ngay cả khi họ rất trung thành với một nhóm nào đó. Bước ngoặt tạo ra kiểu trí thức mới ở phương Tây là thời kỳ Khai sáng thế kỷ 18. Thời đó, người có học vấn thấy mình mâu thuẫn sâu sắc với các tín ngưỡng giáo hội của thời đại, và họ thường bị nhà thờ hay hoàng gia ám sát hay bắt giữ, bởi dám phản đối các truyền thống đang và đã có sẵn.
Trí thức có ích nhất khi nào?
Tuy nhiên, điều vẫn hay bị bỏ quên là, ngay cả khi chủ nghĩa cá nhân đã biến các nhà tư tưởng thời kỳ Khai sáng trở thành các trí thức phương Tây hiện đại đầu tiên, họ vẫn thường nghĩ cần phải hợp tác với nhau vì cùng một mục đích chung. Thực tế, một trong những thành tựu lớn nhất của thời kỳ Khai sáng châu Âu là cuộc phối hợp để tạo ra cuốn Bách khoa toàn thư về những tri thức hữu ích và tư duy phê phán. Công việc được tiến hành từ năm 1751-1772.
Tuy nhiên, chúng ta không thể định nghĩa "trí thức" ngày nay chỉ bằng cách liên tưởng tới các nhà tư tưởng thế kỷ 18. Chúng ta cũng nên xem xét những gì đã xảy ra với những con người có kiến thức ở Nga thế kỷ 19. Trong giai đoạn này, một thuật ngữ quan trọng nữa là "giới trí thức" đã ra đời để chỉ nhóm người bao gồm các trí thức.
Tuy nhiên, họ là những trí thức có nhận thức rằng họ sẽ không còn ý nghĩa gì trong thế giới này trừ khi họ hết mình chống lại thực tiễn xung quanh. Với các điều kiện khắc nghiệt của nước Nga vào thời điểm đó, dễ hiểu tại sao giới trí thức lại nổi lên, và tại sao họ sẽ tiếp tục bùng nổ ở những nơi các nhà trí thức bị cấm không được truyền bá những kiến thức bổ ích và tư duy phê bán. Tuy nhiên, không phải mọi trí thức theo định nghĩa này đều thuộc giới trí thức.
Điều này đưa chúng ta đến đâu? Tôi  chắc chắn sẽ rất vui nếu các trí thức có thể đóng góp vào việc phổ biến kiến thức và vì sự tiến bộ của xã hội. Tuy nhiên, lý tưởng này không dễ đạt được. Nó đòi hỏi những người có kiến thức phải thực sự hết mình vì việc truyền bá tri thức và hiểu biết mới.
Xã hội phải sẵn sàng xem xét ý những quan điểm mới, và tất cả các bên phải duy trì các chuẩn mực phê phán cao. Nhiều xã hội, trong đó có Mỹ, gặp khó khăn lớn trong việc nhận ra các mục tiêu này.
Có một điều luôn khắc sâu trong tôi: Trong thế giới toàn cầu hóa ngày nay, sẽ rất rủi ro nếu một xã hội nào đó chỉ tạo ra giới trí thức của những người có kiến thức nhưng lại biệt lập với nhau. Những con người biệt lập có thể có tri thức tuyệt vời, nhưng họ không thực sự nhận ra tri thức của mình có ảnh hưởng như thế nào đối với thực tiễn. Các trí thức sẽ có ích nhất khi họ có thể dạy cho thế giới những gì họ biết, và cũng qua đó rút ra những bài học từ thế giới.
GS David Pickus (ĐH Arizona)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét