Mặc dù chuyện chống tham nhũng là cực kỳ quan trọng, nhưng theo tôi, không nên vì vậy mà tăng mức phạt... Các mức hiện nay là đủ rồi, vấn đề là phải thực tâm tìm ra những kẻ tham nhũng và kiên quyết trừng trị theo đúng quy định của pháp luật. Chứ như vừa qua, phát hiện đủ thứ, cuối cùng kết luận "không thi hành kỷ luật...". Như thế gọi là đánh trận giả cũng không sai.
Đáng buồn cho cách đặt vấn đề của bác Dương Trung Quốc: "đề nghị phải tăng cường chống tham nhũng để... bảo vệ Đảng" và "điểm mấu chốt của vấn đề là không giao cho Chính phủ mà phải giao cho Đảng chỉ đạo". Đảng không phải là cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp.
Đợt này đọc tin thảo luận tại QH thấy khôi hài quá, toàn chuyện chuyền bóng cho nhau, sẽ chẳng thay đổi được cái gì khi mà không phân định rõ và thực thi đúng ba quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Ví dụ như tăng quyền cho Chủ tịch nước, giảm quyền của Thủ tướng... sẽ chẳng giải quyết được cái gì.
Bàn những chuyện như thế, chẳng trách 20% đại biểu QH làm đơn xin nghỉ họp, trong đó có vị xin nghỉ để đi nước ngoài xem con học hành thế nào.
Bổ sung: Chiều nay đi làm về, xem lại bài này thì thấy Vnexpress đã sửa lại nội dung đăng ban đầu. Xin chép thêm bản mới sửa chữa dưới bài này.
'Phải xem tham nhũng như tội phản quốc'
Trước thực trạng tham nhũng ngày càng trầm trọng, nhiều đại biểu đề nghị, phải xem tội tham nhũng là tội hình sự nặng nhất, như tội phản quốc, chống lại chế độ, tránh việc "đánh trận giả" như suốt 7 năm qua.
Bỏ quy định Thủ tướng là Trưởng ban phòng chống tham nhũng
Sáng nay, thảo luật về luật Phòng chống Tham nhũng sửa đổi, đại biểu Nguyễn Bá Thuyền cho rằng, tình trạng tham nhũng được nói đến rất nhiều, đã có một rừng luật, quy định... nhưng thực hiện chưa tốt và luật chưa chặt. Hơn nữa, việc sửa luật trong một kỳ là rất khó.
Để răn đe, ông Thuyền đề nghị, không được đặc xá, giảm án và tuyên án treo cho tội phạm tham nhũng. "Cần coi tham nhũng như tội phản quốc, buôn ma túy. Nếu không làm như thế thì chống tham nhũng không có hiệu quả", đại biểu nói.
Đồng quan điểm, đại biểu Ngô Văn Minh cho rằng, dân có nhu cầu chính đáng là tiêu diệt chứ không phải là phòng chống tham nhũng nữa. Do đó, cần phải "xem tội tham nhũng là tội hình sự nặng nhất, như tội phản quốc, chống lại chế độ".
Đại biểu Nguyễn Bá Thuyền đề nghị, không được đặc xá, giảm án và tuyên án treo cho tội phạm tham nhũng. Ảnh: Hoàng Hà. |
Cho rằng, 7 năm trước, việc Quốc hội thảo luận thông qua Luật phòng chống tham nhũng được coi như việc rèn thanh "Thượng phương bảo kiếm" nhưng đại biểu Dương Trung Quốc nhìn nhận, hiện quốc nạn này ngày càng như trầm trọng. Tham nhũng chủ yếu ở những người có quyền, và muốn có chức quyền thì phải là Đảng viên. Do đó, chống tham nhũng chính là bảo vệ Đảng.
"Trận cuối cùng 7 năm trường kỳ vẫn chưa hiệu quả. Điều đó nói lên rằng luật hiện hành thông qua năm 2005 đã thất bại. Nếu luật làm tốt, hẳn không có Vinashin, Vinalines. Chúng ta chống tham nhũng như đánh trận giả, khi ra trận súng nổ rất to nhưng không ai bị gì...", ông Quốc thẳng thắn và cho rằng, điểm mấu chốt của vấn đề là không giao cho Chính phủ mà phải giao cho Đảng chỉ đạo.
Trước nhận định của đại biểu Nguyễn Minh Kha rằng "việc kê khai tài sản gần như không tác dụng", đại biểu Trần Văn Độ tiếp lời: "Chưa có vụ tham nhũng nào được phát hiện do quá trình kê khai không đúng". Và ông Độ đề nghị, bên cạnh việc kê khai minh bạch, cần khẩn trương kiểm soát thu nhập qua tài khoản để phòng ngừa tham nhũng tốt hơn.
Theo đại biểu Bùi Sỹ Lợi, tất cả cán bộ, công chức, viên chức là Đảng viên phải công khai. Bản kê khai tài sản thu nhập nên được công khai ở nơi công tác và nơi cư trú nhằm tránh hình thức và là cơ sở để nhân dân giám sát, đánh giá. Nhưng ông Kha lo rằng, việc kê khai tài sản ở nơi cư trú khó thực hiện.
Còn đại biểu Thuyền đề nghị, cần thêm quy định con đã thành niên cũng phải kê khai tài sản bởi "nhiều cán bộ có con tự nhiên giàu một cách bất thường". Và nếu không chứng minh được thì cần tịch thu tài sản đó. Đồng quan điểm, đại biểu Ngô Văn Minh cho rằng, phải làm rõ, con cái đi học nước ngoài từ nguồn nào?
Đề xuất "thành lập cơ quan chống tham nhũng mang thiết chế nhà nước, có văn phòng ở các tỉnh nhưng thuộc chỉ đạo của Bộ chính trị" của ông Độ nhận được nhiều ý kiến đồng tình. Đại biểu Đỗ Mạnh Hùng cho rằng, cần thành lập cơ quan phòng chống tham nhũng mang tính nhà nước đủ mạnh. "Quốc hội nên bàn và sửa đổi nội dung chuyển Ban chỉ đạo Phòng chống tham nhũng về Đảng", ông này nói.
Trong khi đó, đại biểu Bùi Sỹ Lợi lại đề nghị thành lập Ủy ban Phòng chống tham nhũng của Quốc hội, xác lập cơ chế giám sát của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc. Và đảm bảo phóng viên được bảo vệ tối đa khi đưa thông tin về tham nhũng.
Cho rằng các quy định trong dự thảo luật sửa đổi lần này chưa đầy đủ, đại biểu Phạm Đức Châu đặt câu hỏi: "Nhận quà là thẻ chơi golf trị giá cả tỷ đồng, có phải tham nhũng không?" Còn đại biểu Nguyễn Trung Thu mong mỏi: "Khi nào có đánh giá toàn diện hơn thì mới sửa đổi Luật phòng chống tham nhũng".
Tương tự, đại biểu Nguyễn Mạnh Cường cũng đề nghị Quốc hội cân nhắc xem có thông qua dự luật tại kỳ họp này bởi khó có thể tiếp thu, chỉnh lý nhiều vấn đề phức tạp khi mà chỉ còn 10 ngày nữa là kết thúc kỳ họp. "Trước mắt, đề nghị chỉ thông qua luật sửa đổi một số điều cấp thiết liên quan đến Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng và vấn đề kê khai tài sản. Đề nghị thảo luận dự luật này tại kỳ họp thứ 5 và thông qua vào kỳ họp thứ 6", ông Cường nói thêm.
Chiều nay, Quốc hội tiếp tục thảo luận về dự luật này.
Tiến Dũng - Nguyễn Hưng
-----------------
Bản mới sửa lại:
Đề xuất Ủy ban Quốc gia chống tham nhũng thuộc Quốc hội
Trước thực trạng tham nhũng trầm trọng, nhiều đại biểu đề nghị phải xem tội tham nhũng là tội hình sự nặng nhất, như tội phản quốc, chống lại chế độ; và bầu Tổng bí thư đứng đầu Ủy ban Quốc gia chống tham nhũng.
Ngày 9/11, thảo luật về luật Phòng chống Tham nhũng sửa đổi, đại biểu Nguyễn Bá Thuyền cho rằng, tình trạng tham nhũng được nói đến rất nhiều, đã có một rừng luật, quy định... nhưng thực hiện chưa tốt và luật chưa chặt. Hơn nữa, việc sửa luật trong một kỳ là rất khó.
Để răn đe, ông Thuyền đề nghị, không được đặc xá, giảm án và tuyên án treo cho tội phạm tham nhũng. "Cần coi tham nhũng như tội phản quốc, buôn ma túy. Nếu không làm như thế thì chống tham nhũng không có hiệu quả", đại biểu nói.
Đồng quan điểm, đại biểu Ngô Văn Minh cho rằng, dân có nhu cầu chính đáng là tiêu diệt chứ không phải là phòng chống tham nhũng nữa. Do đó, cần phải "xem tội tham nhũng là tội hình sự nặng nhất, như tội phản quốc, chống lại chế độ".
Đại biểu Nguyễn Bá Thuyền đề nghị, không được đặc xá, giảm án và tuyên án treo cho tội phạm tham nhũng. Ảnh: Hoàng Hà. |
Cho rằng, 7 năm trước, việc Quốc hội thảo luận thông qua Luật phòng chống tham nhũng được coi như việc rèn thanh "Thượng phương bảo kiếm" nhưng đại biểu Dương Trung Quốc nhìn nhận, hiện quốc nạn này ngày càng như trầm trọng. Tham nhũng chủ yếu ở những người có quyền, và muốn có chức quyền thì phải là Đảng viên. Do đó, chống tham nhũng chính là bảo vệ Đảng.
"Trận cuối cùng 7 năm trường kỳ vẫn chưa hiệu quả. Điều đó nói lên rằng luật hiện hành thông qua năm 2005 đã thất bại. Nếu luật làm tốt, hẳn không có Vinashin, Vinalines. Chúng ta chống tham nhũng như đánh trận giả, khi ra trận súng nổ rất to nhưng không ai bị gì...", ông Quốc thẳng thắn và cho rằng, điểm mấu chốt của vấn đề là không giao cho Chính phủ mà phải giao cho Đảng chỉ đạo.
Trước nhận định của đại biểu Nguyễn Minh Kha rằng "việc kê khai tài sản gần như không tác dụng", đại biểu Trần Văn Độ tiếp lời: "Chưa có vụ tham nhũng nào được phát hiện do quá trình kê khai không đúng". Và ông Độ đề nghị, bên cạnh việc kê khai minh bạch, cần khẩn trương kiểm soát thu nhập qua tài khoản để phòng ngừa tham nhũng tốt hơn.
Theo đại biểu Bùi Sỹ Lợi, tất cả cán bộ, công chức, viên chức là Đảng viên phải công khai. Bản kê khai tài sản thu nhập nên được công khai ở nơi công tác và nơi cư trú nhằm tránh hình thức và là cơ sở để nhân dân giám sát, đánh giá. Nhưng ông Kha lo rằng, việc kê khai tài sản ở nơi cư trú khó thực hiện.
Còn đại biểu Thuyền đề nghị, cần thêm quy định con đã thành niên cũng phải kê khai tài sản bởi "nhiều cán bộ có con tự nhiên giàu một cách bất thường". Và nếu không chứng minh được thì cần tịch thu tài sản đó. Đồng quan điểm, đại biểu Ngô Văn Minh cho rằng, phải làm rõ, con cái đi học nước ngoài từ nguồn nào?
Không hài lòng với dự luật, đại biểu Nguyễn Sỹ Cương dẫn chứng: "Chưa từng thấy ai bị từ chối bổ nhiệm nếu kê khai không đúng. Anh em công chức bảo cứ kê khai vống lên, sau tài sản tăng lên là vừa. Thật chớ trêu, tôi chứng kiến cán bộ bị truy tố vì tham nhũng, sau đó ra tù lại được cơ quan tiếp nhận".
Cho rằng, kê khai tài sản thể hiện sự trung thực của cán bộ, công chức nên phải kê khai hết, đại biểu Trần Đình Long đề nghị, nếu ai che giấu hoặc kê khai sai phải bị cách chức. "Tôi đề nghị Quốc hội cần ra ghị quyết kêu gọi các cán bộ, đảng viên tham nhũng tự thú, nộp lại tài sản, nếu không làm sẽ xử lý", ông Long chưa phát biểu dứt lời, cả hội trường đã cười vang.
Đề xuất "thành lập cơ quan chống tham nhũng mang thiết chế nhà nước, có văn phòng ở các tỉnh nhưng thuộc chỉ đạo của Bộ chính trị" của đại biểu Trần Văn Độ nhận được nhiều ý kiến đồng tình. Đại biểu Đỗ Mạnh Hùng cho rằng, cần thành lập cơ quan phòng chống tham nhũng mang tính nhà nước đủ mạnh. "Quốc hội nên bàn và sửa đổi nội dung chuyển Ban chỉ đạo Phòng chống tham nhũng về Đảng", ông này nói.
Trong khi đó, đại biểu Bùi Sỹ Lợi và Lê Đình Khanh lại đề nghị thành lập Ủy ban Phòng chống tham nhũng của Quốc hội, xác lập cơ chế giám sát của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc. "Để tăng cường hiệu lực, hiệu quả, bên cạnh việc thành lập Ủy ban Phòng chống tham nhũng của Đảng, cần lập cơ quan phòng chống tham nhũng của Quốc hội, năm làm 2-3 vụ lớn là được", ông Khanh nói và nhắn nhủ rằng, tham nhũng đang gây bất bình cho xã hội, giảm lòng tin của nhân dân.
Trước một số ý kiến đề nghị thành lập cơ quan phòng chống tham nhũng thuộc Quốc hội, đại biểu Trương Trọng Nghĩa cho rằng nên gọi đó là Ủy ban Quốc gia về Phòng chống tham nhũng - cơ quan tối cao trực thuộc Quốc hội, có bộ máy hoạt động và bộ phận điều tra riêng.
"Tôi đề nghị bầu Tổng bí thư làm Chủ tịch ủy ban này. Việc Đảng lãnh đạo phòng chống tham nhũng là chính danh và hợp pháp. Cơ quan này vừa thuộc Quốc hội, vừa do Tổng bí thư đứng đầu, hợp với chức năng giám sát của Quốc hội, phù hợp các nghị quyết của Đảng, Trung ương về phòng chống tham nhũng, phù hợp nhu cầu thực tế, xóa bỏ rào cản, thủ tục, phù hợp lòng dân", ông Nghĩa nói.
Không tin rằng đưa cơ quan điều tra phòng chống tham nhũng sang Quốc hội hay Đảng sẽ làm tốt hơn hiện nay, đại biểu Hồ Trọng Ngũ nhấn mạnh: "Yếu tố mấu chốt là cần có cơ chế kiểm soát minh bạch và chọn những người đứng đầu trung thành với chế độ"
Cho rằng các quy định trong dự thảo luật sửa đổi lần này chưa đầy đủ, đại biểu Phạm Đức Châu đặt câu hỏi: "Nhận quà là thẻ chơi golf trị giá cả tỷ đồng, có phải tham nhũng không?" Còn đại biểu Nguyễn Trung Thu mong mỏi: "Khi nào có đánh giá toàn diện hơn thì mới sửa đổi Luật phòng chống tham nhũng".
Tương tự, đại biểu Nguyễn Mạnh Cường cũng đề nghị Quốc hội cân nhắc xem có thông qua dự luật tại kỳ họp này bởi khó có thể tiếp thu, chỉnh lý nhiều vấn đề phức tạp khi mà chỉ còn 10 ngày nữa là kết thúc kỳ họp. "Trước mắt, đề nghị chỉ thông qua luật sửa đổi một số điều cấp thiết liên quan đến Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng và vấn đề kê khai tài sản. Đề nghị thảo luận dự luật này tại kỳ họp thứ 5 và thông qua vào kỳ họp thứ 6", ông Cường nói thêm.
Trong khi đại biểu Trần Đình Long đề nghị kỳ họp này Quốc hội cho ý kiến và kỳ họp sau sẽ thông qua thì đại biểu Đỗ Văn Đương cho rằng, cần sửa ngay và thông qua Luật phòng chống tham nhũng.
Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cho hay, đã có 48 đại biểu nêu ý kiến sôi nổi, thẳng thắn, tâm huyết, kiến nghị nhiều giải pháp cụ thể để phòng chống tham nhũng tốt hơn. Đa số tán thành và nhất trí cao phải sửa đổi và ban hành luật để giải quyết bất cập của luật hiện hành. Kê khai tài sản là vấn đề cần nghiên cứu kỹ để đảm bảo thực chất của kê khai.
"Chúng tôi cho rằng, để thể chế hóa kịp thời, chỉ nên sửa những vấn đề đã rõ, đã chín. Những điều chưa rõ thì để lần khác", ông Lưu nói và cho hay, Thường vụ Quốc hội sẽ tiếp thu, chỉnh lý để trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp này.
|
Tiến Dũng - Nguyễn Hưng
http://vnexpress.net/gl/xa-hoi/2012/11/de-xuat-uy-ban-quoc-gia-chong-tham-nhung-thuoc-quoc-hoi/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét