Lương tháng cho con
Con học lớp 9, đã có nhiều nhu cầu chi tiêu mới, cần thiết và chính đáng. Lịch học chính, học phụ dày đặc, lớp học ở nhiều nơi nên con phải đi lại nhiều hơn, bạn bè đông hơn, quan hệ, giao thiệp rộng hơn. Và… hình như con cũng đã có… bạn gái. Để “vận hành” cái nhịp sống quá tải, quá vất vả và đáng yêu này chắc là rất cần một khoản tài chính nho nhỏ, một cái hầu bao xinh xinh.
Không có tiền trong túi sẽ chẳng làm được gì, trong bất kỳ hoàn cảnh nào thì chân lý đó không bao giờ thay đổi.
Đang chở bạn gái đi chơi, sẽ thế nào khi thủng xăm và hết tiền bơm vá xe? Có thể con sẽ là người hào hiệp hơn nếu vui vẻ mời các bạn, các “vợt thủ” một cốc nước mát sau trận cầu nóng bỏng. Cũng sẽ vui hơn khi góp tiền cùng bạn bè mua bánh ga tô mừng sinh nhật cô giáo cũ…
Tiền hay như thế, tuyệt vời là thế nhưng không phải khi nào người ta cũng hiểu đúng về nó. Hồi còn bé, để xây dựng một xã hội ảo tưởng, người ta mượn ý của một đại văn hào phương Tây để nhồi sọ thế hệ của bố rằng đồng tiền là con điếm của nhân loại. Để tô vẽ cho những giá trị đạo đức giả họ mượn dẫn, đánh tráo khái niệm và rao giảng: “hoàng kim hắc thế tâm”- đồng tiền, vàng bạc làm đen tối lòng người trong kinh sách Tàu. Ngày bố bằng tuổi con, cả đất nước đói khổ, cùng khốn, nhân dân làm thơ, vè tôn vinh tờ giấy bạc:
Không có tiền trong túi sẽ chẳng làm được gì, trong bất kỳ hoàn cảnh nào thì chân lý đó không bao giờ thay đổi.
Đang chở bạn gái đi chơi, sẽ thế nào khi thủng xăm và hết tiền bơm vá xe? Có thể con sẽ là người hào hiệp hơn nếu vui vẻ mời các bạn, các “vợt thủ” một cốc nước mát sau trận cầu nóng bỏng. Cũng sẽ vui hơn khi góp tiền cùng bạn bè mua bánh ga tô mừng sinh nhật cô giáo cũ…
Tiền hay như thế, tuyệt vời là thế nhưng không phải khi nào người ta cũng hiểu đúng về nó. Hồi còn bé, để xây dựng một xã hội ảo tưởng, người ta mượn ý của một đại văn hào phương Tây để nhồi sọ thế hệ của bố rằng đồng tiền là con điếm của nhân loại. Để tô vẽ cho những giá trị đạo đức giả họ mượn dẫn, đánh tráo khái niệm và rao giảng: “hoàng kim hắc thế tâm”- đồng tiền, vàng bạc làm đen tối lòng người trong kinh sách Tàu. Ngày bố bằng tuổi con, cả đất nước đói khổ, cùng khốn, nhân dân làm thơ, vè tôn vinh tờ giấy bạc:
Tiền là Tiên, là Phật.
Là sức bật của tuổi trẻ,
Là sức khỏe của tuổi già,
Là cái đà của danh vọng,
Là cái lọng để che thân,
Là cán cân của công lý.
Mỗi năm qua đi, quan niệm, nhận thức, thái độ về đồng tiền của bố mẹ cũng thay đổi rất nhiều. Thấu hiểu hoàn cảnh sống đa dạng, khác biệt, phức tạp hiện nay, hơn một năm qua bố mẹ đã công khai thu nhập, chi phí sinh hoạt của gia đình và gợi ý để con tự đề suất một mức chi tiêu sinh hoạt cá nhân.
Vậy mà con lúng túng, chần chừ, khất lần, loay hoay? Bố không hề muốn các con thường xuyên cần tiền, luôn tiêu tiền mà chẳng hiểu gì về nó. Bố buộc phải đưa ra một quyết định hơi “độc tài và thiếu dân chủ” một chút: dành cho con một khoản 300.000 đồng mỗi tháng, tạm gọi là LƯƠNG... cơ sở dành cho học sinh PT THCS.
Khoản tiền này không nhiều nhặn gì. Nó chưa mua cho con mười bữa ăn phở, chẳng nạp cho con được mấy game mới và có thể chỉ giúp con mua được 1,5 con gấu bông để tặng bạn gái nhân ngày sinh nhật.. Thế nhưng nó cũng đã gấp 3 lần mức tăng lương tối thiểu cho người lao động mà Quốc hội sẽ quyết trong kỳ họp này.
Rất mong con hiểu rằng bố mẹ không hề ti tiện, ki bo. Bố mẹ tạm chi như thế cũng bởi vì cộng thêm các kiểu học phí và các khoản chi phí lặt vặt cho hai anh em con mỗi tháng đã là một khoản không nhỏ so với nguồn thu của gia đình. Bố mẹ không phải là những chủ doanh nghiệp, nhà buôn hay quan chức.
Khoản tiền này không nhiều nhặn gì. Nó chưa mua cho con mười bữa ăn phở, chẳng nạp cho con được mấy game mới và có thể chỉ giúp con mua được 1,5 con gấu bông để tặng bạn gái nhân ngày sinh nhật.. Thế nhưng nó cũng đã gấp 3 lần mức tăng lương tối thiểu cho người lao động mà Quốc hội sẽ quyết trong kỳ họp này.
Rất mong con hiểu rằng bố mẹ không hề ti tiện, ki bo. Bố mẹ tạm chi như thế cũng bởi vì cộng thêm các kiểu học phí và các khoản chi phí lặt vặt cho hai anh em con mỗi tháng đã là một khoản không nhỏ so với nguồn thu của gia đình. Bố mẹ không phải là những chủ doanh nghiệp, nhà buôn hay quan chức.
Doanh nghiệp, nhà buôn thì kiếm được nhiều lời, quan chức thì vơ vét vô cùng nhiều lộc lạc. Là những người làm ăn chân chỉ, lương thiện mọi khoản thu nhập của bố mẹ có được là dồn góp từ mồ hôi, nước mắt, đôi khi trộn cả máu và nỗi cơ nhục. Khoản thu nhập khiêm nhường này còn bị thắt bóp, cắt xén đi khá nhiều bởi rất nhiều những khoản thuế. Quyền lợi xã hội, dịch vụ công cộng được hưởng ở mức quá mạt nhưng thuế thu nhập của mẹ lại cao hơn nhiều lần so với nhân viên đồng hạng ở Nhật Bản. Có nơi nào trên thế gian mà Thuế đánh cả vào trợ cấp cho người mang thai, thuế xe đạp điện? Liệu sắp tới người đi bộ có bị xẻo đi một khoản cho phí… nhấc hai cái chân?
Chu cấp lương cho con, Bố mẹ chỉ muốn con có cơ hội vận dụng bài học về bốn phép tính cộng trừ nhân chia, gợi mở cho con một cách suy nghĩ thiết thực, cách làm người tử tế khi nhận về và khi tiêu tiền. Bố mẹ chỉ muốn con tự chủ hơn trong cuộc sống, biết tính toán chi tiêu hợp lý, dần hiểu giá trị đồng tiền và khởi động ý thức kiếm tiền, làm giàu một cách chân chính. Những điều thực học, giản dị như vậy mà không hiểu sao hệ thống nhà trường hiện nay đều nhiệt tình và cố tình lảng tránh?
Chu cấp lương cho con, Bố mẹ chỉ muốn con có cơ hội vận dụng bài học về bốn phép tính cộng trừ nhân chia, gợi mở cho con một cách suy nghĩ thiết thực, cách làm người tử tế khi nhận về và khi tiêu tiền. Bố mẹ chỉ muốn con tự chủ hơn trong cuộc sống, biết tính toán chi tiêu hợp lý, dần hiểu giá trị đồng tiền và khởi động ý thức kiếm tiền, làm giàu một cách chân chính. Những điều thực học, giản dị như vậy mà không hiểu sao hệ thống nhà trường hiện nay đều nhiệt tình và cố tình lảng tránh?
Những kiến thức cơ bản này, trong tương lai không xa, may chăng sẽ giúp các con thoát khỏi những hệ lụy của lối tư duy u tối, cách hành xử vô cảm của phần lớn cơ quan công quyền.
Trong nhiều năm tháng qua và trong những buổi học sắp tới, bố đã và sẽ cố xây dựng hoàn chỉnh cho các con một giáo trình về TIỀN- TIÊN- THÁNH.
Bài học cảm động, cần học nhất với các con là từ những người như anh Nguyễn Trung Hiếu học sinh trường Amstecdam, người học trò nghèo từng nhịn ăn sáng, tiết kiệm 3000 đồng lấy tiền giúp mẹ chạy thận. Bài học sâu sắc nhất là từ anh Ngô Văn Thuận ở Xuân Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An, một sỹ tử đáng nể đã đạp xe ra Hà Nội thi Đại học khi trong túi chỉ có 30.000 đồng. Đương đại và thời sự hơn thì chúng ta càng phải học kinh nghiệm và khả năng quyên tiền bầu cử của TT Mỹ Obama. Năm 2008, trong số gần 800 triệu USD chi cho vận động tranh cử, phần lớn Obama đã nhận từ quyên góp của cử tri. TT Mỹ đã “nhặt nhạnh” từ những khoản thấp nhất là 8 USD (khoảng gần 200000 đồng). Chỉ trong tháng 9 vừa qua, Obama cũng đã quyên được gần 200 triệu USD.
Từ chỉ ba ví dụ trên, chúng ta đều biết vấn đề không phải là những con số cụ thể 3.000 đồng, 30.000 đồng , 300.000 đồng hay vài trăm triệu Đô. Đồng tiền sẽ chỉ là Tiên khi nó trong tay những người con hiếu đễ như anh Hiếu. Đồng tiền chỉ là Phật khi đồng hành cùng những chàng trai đầy ý chí, nghị lực như anh Thuận. Đồng tiền chỉ là siêu quyền lực, là cán cân công lý, là biểu tượng của một xã hội lành mạnh khi nó đồng nghĩa, đồng đẳng với tài năng, khát vọng thay đổi nước Mỹ, thay đổi thế giới của những nhân vật được lịch sử lựa chọn như Obama.
Đọc đến đây bố muốn hỏi một câu: các con sẽ làm gì để lương tháng đầu tiên có ý nghĩa nhất?
(Theo Xuân Bình/ Sống mới)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét