Thứ Bảy, 10 tháng 11, 2012

Lại một lần nữa phải hoan hô cô Mỹ Linh: Phạt xe không chính chủ


Lại một lần nữa phải hoan hô cô Mỹ Linh. Hồi đầu năm tôi đã có một số bình luận khen cô Mỹ Linh hết lời, ví dụ như ở bài này. Từ đó đến nay không đọc tin gì liên quan đến chị. Tự nhiên hôm nay lại đọc được tin dưới đây, yêu cô ca sĩ này quá đi mất.


Thứ bảy, 10/11/2012 10:13(2Sao) - Trước thông tin nóng hổi rằng từ ngày 10/11 trở đi, những người tham gia giao thông mà không phải chính chủ của phương tiện, chưa sang tên đổi chủ sẽ bị phạt từ 1 cho đến 10 triệu đồng, Mỹ Linh cũng bày tỏ quan điểm...

Vào đầu tháng 10, Công an Thành phố Hà Nội vừa ra quyết định sẽ tiến hành xử phạt đối với chủ phương tiện ô tô, xe máy mua bán trao đổi nhưng không tiến hành thủ tục sang tên đổi chủ, và bắt đầu từ ngày 10/11/2012 thì nghi quyết này sẽ có hiệu lực. Cụ thể, những phương tiện không tiến hành sang tên đổi chủ trong quá trình chuyển nhượng sẽ bị phạt tiền. Ô tô chịu mức phạt từ 6 - 10 triệu đồng/xe, riêng mô tô, xe máy xử phạt 1 triệu đồng/xe.


Ca sỹ Mỹ Linh

Ông Đào Vịnh Thắng – Trưởng phòng CSGT CA TP. Hà Nội cho biết: “Ngay sau khi nghị định 71 được ban hành, từ giữa tháng 10, Phòng CSGT CATP đã chủ động tổ chức thông báo rộng rãi đến người dân, chủ phương tiện biết sự thay đổi của các mức xử phạt đối với từng lỗi vi phạm. Kế đến, đơn vị cũng đã tập huấn cho cán bộ chiến sĩ hiểu, nắm chắc nội dung nghị định, góp phần áp dụng, thực thi hiệu quả công tác xử lý, đảm bảo an toàn giao thông”.

Bộ trưởng Đinh La Thăng

Liên quan đến quy định xử phạt tăng gấp 6 lần đối với chủ sở hữu không làm thủ tục sang tên, đổi chủ, ông Đào Vịnh Thắng nhấn mạnh, không chỉ đến bây giờ mà trước khi Thông tư 36, 37 được ban hành, Phòng CSGT đã liên tục đề nghị các chủ phương tiện sau khi mua, bán phương tiện trong vòng 30 ngày phải đến cơ quan đăng ký, quản lý phương tiện làm thủ tục sang tên, chuyển quyền sở hữu. Những chủ phương tiện khi bán xe xong cũng phải có thông báo gửi đến cơ quan đăng ký, quản lý phương tiện biết để có biện pháp phối hợp, hướng dẫn chủ mới làm thủ tục sang tên.

Nhiều người dân tỏ ra lo lắng vì khả năng bị xử phạt khi đi xe không phải là của mình (xe mượn của bạn hoặc xe của chính người thân trong gia đình mình). Và mãi đến khi được báo chí đăng tải cách đây vài ngày, dân mạng sửng sốt vì quyết định về việc sử dụng xe khi tham gia giao thông. Và nhiều người dân cũng đặt ra nhiều giả thiết như nếu đi xe của ba mẹ ra ngoài đường thì phải đèo theo ba mẹ mới đúng luật...quyết định này bước đầu sẽ gây nhiều lúng túng với dân vì theo một khảo sát chưa chính thức thì có đến hơn 50% người sử dụng phương tiện giao thông là không chính chủ.


Trước tình hình nóng bỏng của quyết định trên, nữ ca sỹ Mỹ Linh cũng bày tỏ quan điểm rất nhẹ nhàng chất chứa nhiều băn khoăn trên trang cá nhân rằng: "Ông xã mình vừa nói câu hay: 'Ồ thế chả nhẽ giờ không ai được cho nhau mượn xe à?', Con đi xe của bố mẹ thì cũng không được à?. Bác Thăng quả là người lắm sáng kiến. Bác mà là công nhân chắc phải được anh hùng lao động thời kỳ đổi mới!".


Và sau đó không lâu, nữ Diva xinh đẹp cũng kể một câu chuyện chứa đầy ngụ ý rằng việc phạt lái xe không chính chủ có thể gây phiền hà thế nào đối với đời sống nhân dân: "Chuyện kể có nhà kia có 2 người con trai. Cả nhà lam lụng vất vả ki cóp đến ngày người cha già mua được cái xe. Người cha nghĩ minh thi da gia yếu mà có hai thằng con chả nhẽ để tên đứa nào thì đứa kia lại nghĩ ngợi. Thế nên ông để tên mình. Chả biết số xui thế nào vừa mua cái xe hôm trước thì hôm sau ông già lăn ra ốm thập tử nhất sinh. Hai người con muốn lấy xe chở ông già đi viện mà ngặt nỗi xe lại mang tên ông già thế nên chả anh nào dám đi. Bàn đi tính lại chưa biết ra sao thì ông chả đợi được nên qua đời. Mời cá bạn tiếp tục viết nốt truyện nhạt .."

Cách đây hơn nửa năm, trước dự định thu phí xe lưu hành ô tô lên đến vài chục chiệu mỗi năm, Mỹ Linh có nhà bên Sóc Sơn nên việc di chuuyển của cả nhà phụ thuộc vào xe hơi, thế nên, ca sỹ đã bày tỏ thẳng thắn quan điểm về quyết định này. Chị cho rằng: “Chừng nào còn chưa rút ngắn được khoảng cách giàu nghèo giữa nông thôn và thành thị, chừng nào quy hoạch giao thông còn đầy rẫy những bất cập thì chừng đó, tai nạn giao thông vẫn còn là một vấn nạn nhức nhối mà trong đó, lỗi không thuộc về người dân. Nên càng không thể giải quyết nó bằng một giải pháp đơn giản và phi lý hết sức là bắt dân đóng phí và phải “mua” một “mặt hàng” mà họ không ưng ý và không tự nguyện. Đề xuất giải pháp đó, theo tôi, chứng tỏ anh Đinh La Thăng quá kém cỏi!”

Chị còn dẫn chứng thêm, việc thu đủ thứ thuế, phí ô tô nhằm giảm thiểu tai nạn giao thông là hoàn toàn bất hợp lý, trong khi đi xe máy ở Việt Nam mới là dễ bị tai nạn nhất.

Trong suốt gần 5 năm qua, những tiêu cực của ngành giao thông đã được Táo Quân cuối năm thể hiện khá hài hước bằng những tình huống gây cười như việc ăn hối lộ, quăng lưới bắt người đi xe máy...cùng những quyết định được đưa ra chưa phân tích thấu đáo và phải rút lại ngay sau khi dư luận lên tiếng đó là Xe biển số chẵn đi ngày chẵn, xe biển số lẻ đi ngày lẻ. Hay người có số đo vòng ngực nhỏ - ngực lép thì phải ở nhà, không được tham gia giao thông.
Tuấn Anh

Đọc thêm:
Mức xử phạt mới: “Nóng” câu chuyện xe chính chủ (TTXVN). – Lỗi phạt không sang tên đổi chủ phương tiện: “Hoàn toàn không khả thi” (DT). – Trưởng phòng CSGT Hà Nội: Mượn xe cần mang theo hộ khẩu, giấy khai sinh (GDVN). – Không xử phạt người mượn xe để lưu thông (CP). – Xe mượn: Không bị phạt(NLĐ). – Xe không chính chủ lưu hành bình thường (PL&XH).   – Phạt xe không chính chủ: báo chí và CSGT đang hiểu sai quy định? (TV Pháp Luật). – XE CHÍNH CHỦ, THÊM MỘT TRÒ MỚI CỦA ĐINH HÉT LÊN (Huỳnh Ngọc Chênh). Lại một minh chứng rõ nhất cho một bộ máy hành pháp yếu kém tới độ nổi điên phải buột miệng: “Lũ lợn!”, mà điển hình là bộ trưởng Đinh La Thăng, cho tới … người ký  nghị định này.
1- Lẫn lộn trách nhiệm: Trong 3 mục đích của quyết định này, mục đích quan trọng nhất là chống trốn thuế sang tên xe, lại thuộc về trách nhiệm của cơ quan thuế. Vậy không thể đổ hết lên đầu anh CSGT nhiệm vụ này, vừa làm khổ nhưng cũng dễ làm hư anh ta, dẫn tới khổ dân, giữa lúc tỉ lệ phương tiện, con người tham gia giao thông trên lực lượng, phương tiện kiểm soát giao thông hiện đã quá chênh lệch. Cái lẫn lộn này cũng tương tự như việc bắt nhà trường phải có trách nhiệm, tham gia vào việc ngăn chặn học sinh đi xe máy.
2- Vi phạm quyền tự do cá nhân của người dân. Mặc dù cố giải thích là sẽ không phạt người đi mượn xe, chỉ phạt người mua xe không sang tên thôi, nhưng để phân biệt giữa người mượn xe với người mua xe không sang tên, bắt buộc phải … hành hạ người sử dụng xe đủ kiểu khi bắt họ phải tự chứng minh mình “vô tội”. Tệ hơn là việc hành hạ này ảnh hưởng tới cả những người vô can. Sáng nay, đại diện CSGT lại cho biết hiện chưa có quy định cụ thể để phân biệt và giải quyết tình trạng này, sắp tới CSGT sẽ nghiên cứu để đề xuất … tức là sẽ lại phải chờ một thông tư hướng dẫn? Giờ thì cứ “áp dụng” theo kiểu … “dọa” đã? Vậy thì còn gì tính nghiêm minh của luật pháp?
3- Vội vã áp dụng. Dù thông báo trước 1 tháng cũng vẫn quá gấp để đông đảo người dân biết và lo hoàn chỉnh giấy tờ xe. Vội vã nữa là đã ra một nghị định mà lại phải có và chờ thông tư hướng dẫn.
4- Cuối cùng là giải pháp gì đây? Rất nên tìm hiểu kinh nghiệm các nước văn minh.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét