Thứ Ba, 4 tháng 9, 2012

Tại sao Mỹ nợ 14,3 nghìn tỷ USD ? Chủ nợ của Mỹ là ai ?

Tại sao Mỹ nợ 14,3 nghìn tỷ USD ? 
Chủ nợ của Mỹ là ai ? 

CFOViet.com :: Ngày 2.8, Mỹ và cả thế giới đã thở phào khi phương án nâng mức trần nợ công và cắt giảm chi tiêu công được chấp thuận. Bài viết này tập trung phân tích món nợ 14,3 nghìn tỷ USD này từ đâu ra.

Tại sao Mỹ nợ 14,3 nghìn tỷ USD ?
Bộ Tài chính Mỹ thông báo nước này vừa chạm trần nợ 14.3 nghìn tỷ USD, trong đó :
 Nợ trong nước là 9,8 nghìn tỷ US, trong đó nợ người dân Mỹ (Public Debt) là 3,6 nghìn tỷ
 Nợ nước ngoài (Foreign Debt) là 4,5 nghìn tỷ USD
 
Chiến tranh, khủng hoảng kinh tế, cắt giảm thuế, tiêu thụ quá nhiều là những nguyên nhân chính khiến cho nợ công của Mỹ chất lên như núi, trong đó chính quyền dưới thời tổng thống Bush "đóng góp" nhiều nhất (6,1 nghìn tỷ USD), qua 2 cuộc chiến tranh ở Iraq, Afghanistan và suy thoái kinh tế trầm trọng kể từ sự kiện 11.9.

Chủ nợ của Mỹ : họ là ai ?
CFOViet.com :: Chủ nợ nước ngoài lớn nhất của Mỹ là Trung Quốc (1,2 nghìn tỷ) và Nhật Bản (900 tỷ). Đây là 2 quốc gia tin tưởng vào mức xếp hạng tín dụng cáo nhất (AAA) và tiềm năng công nghệ tiên tiến nhất luôn xuất phát từ Hoa Kỳ, vì vậy họ tích cực mua trái phiếu, đồng thời xuất khẩu hàng hóa sang Mỹ và gán nợ trong thời gian dài.

 Sẽ ra sao nếu Mỹ vỡ nợ ?
Hiện trong 1 USD mà Chính phủ chi tiêu có đến 42 cent là tiền đi vay. Khi nợ công (nợ quốc gia) của Mỹ vượt mức trần 14.3 ngàn tỷ USD và Quốc hội không đồng ý nâng mức nợ trần, Hoa Kỳ không thể hoàn thành các cam kết tài chính, cụ thể là việc thanh toán cả vốn lẫn lãi các loại trái phiếu đã phát hành.
  • Quỹ đầu tư khốn đốn: Rủi ro ập xuống những quỹ đầu tư (MMF chẳng hạn) nắm giữ trái phiếu và các giấy tờ có giá của Cục dự trữ liên bang Mỹ FED - cơ quan mang đặc quyền in tiền khi Quốc hội Mỹ yêu cầu.
  • Thị trường chứng khoán sụp đổ: Động thái bán tháo cổ phiếu tái diễn như khủng hoảng năm 2008, đẩy giá chứng khoán tụt dốc.
  • Lãi suất tín dụng tăng cao: Trước tình hình người dân đổ xô đi bán trái phiếu và rút tiền mặt, các tổ chức tín dụng buộc phải giữ tiền và thu tiền về. Họ huy động vốn bằng cách tăng lãi suất để lấy nợ mới gối đầu thanh toán nợ cũ. Đây chỉ là giải pháp tạm thời, vì tổng nợ sẽ ngày một phình to hơn.
  • Nền kinh tế suy thoái: Cắt giảm chi tiêu công đồng nghĩa với việc cắt đứt nguồn thu nhập của rất nhiều công ty, hậu quả là nạn thất nghiệp ngày càng nghiêm trọng và nền kinh tế càng trì trệ hơn.
Mỹ làm gì để cứu vãn tình hình ?

Với cơ cấu nợ như trên, Mỹ ưu tiên thực hiện thanh toán các khoản nợ nước ngoài, và đành phải vi phạm cam kết đối với người dân Mỹ, theo kiểu đẹp lòng người ngoài, mất lòng người trong.
 Đối nội: Chính phủ sẽ cắt giảm chi tiêu công ích, trợ cấp phúc lợi xã hội phục vụ người dân, lương viên chức. Thực hiện chính sách thắt lưng buộc bụng, tư hữu hóa các tài sản công.
 Đối ngoại: In thêm tiền bằng các gói nới lỏng định lượng QE, kéo theo lạm phát và sự mất giá của đồng USD, lúc đó giá trị nợ tính bằng USD sẽ giảm đi và năng lực thanh toán được cải thiện. Vẫn giữ nguyên viện trợ cho các quốc gia tay sai như Do Thái, Ai Cập ... trừ Pakistan.

Nhìn lại quá khứ

Trong vòng một thập kỷ qua, Mỹ đã nâng trần nợ công tổng cộng 10 lần. Khi Nhà Trắng từ chối gói giải cứu ngân hàng trị giá 600 tỷ USD của chính quyền cựu Tổng thống Bush vào tháng 9.2008, nền kinh tế Mỹ hứng chịu ngay cú sốc lịch sử. (CFOViet.com)

Tham khảo thêm:
http://www.businessinsider.com/who-owns-us-debt-2011-7?op=1
http://www.nytimes.com/2011/07/28/us/politics/28default.html?_r=1
http://www.saga.vn/dfincor.aspx?id=22845
http://dantri.com.vn/c728/s728-500666/chu-no-cua-my-la-ai.htm
http://tamnhin.net/Quoc-te/12538/Nuoc-My-bi-vo-no-Con-ac-mong-doi-voi-Trung-Quoc.html
http://www.tamnhin.net/Phantich/12678/My-no-ngap-dau--Loi-tai-Trung-Quoc.html
http://www.thanhnien.com.vn/Pages/20110802/My-dat-thoa-thuan-ve-no-quoc-gia.aspx

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét