Tôi, chủ Blog này, Lê Việt Đức, đang bị Ngân hàng SCB và Manulife phối hợp lừa đảo chiếm đoạt tiền bằng hợp đồng số 2952746922. Tôi đóng tiền cho SCB để tiết kiệm - đầu tư nhưng chúng biến tiền đó thành mua bảo hiểm của Manulife. Đến nay chúng vẫn nhất định không trả. Nếu chúng vẫn không trả, tôi sẽ tố cáo các sai phạm, lừa đảo của nhóm lợi ích SCB và Manulife lên trang này và FB cá nhân của tôi. Mong các bạn theo dõi và loan tin cho nhân dân VN ở khắp nơi trên thế giới biết để tẩy chay chúng.
Chủ Nhật, 23 tháng 9, 2012
"Chia để trị" là một học thuyết về quản lý
Theo từ điển tiếng Việt của giáo sư Thiều Chửu thì "chia để trị" nghĩa là: "gây chia rẽ giữa các dân tộc, địa phương, tầng lớp, v.v. để dễ thống trị (một chính sách thường dùng của chủ nghĩa thực dân)
Thực ra chính sách này đã có từ lâu rồi, thời trung hoa ngày xưa cũng hay sử dụng , nhất là thời Xuân thu Chiến Quốc , nhà Chu đã phong đất đai cho một số quý tộc để giữ đất và kềm chế sức mạnh của các nước lẫn nhau nhưng qua thời gian thì chính những quý tộc này đã quay lại diệt nhà Chu
Trong chăn nuôi có một lẽ rất tự nhiên là như thế này: Nếu thả chung các loại gia súc - trâu bò lợn gà ngan ngỗng... vào một chuồng mà chăn thì rất khó đạt hiệu quả. Vậy thì hãy tách từng loại ra mà nuôi.
Vậy thì một câu hỏi đặt ra là: cơ sở khoa học của thuyết "chia để trị" là gì?
Năm 1802 khi diệt xong nhà Tây Sơn, Gia Long lên ngôi Hoàng Đế, ông ta đã quản lý cả một giang sơn liền một dải từ ải Nam Quan đến tận Mũi Cà Mau. Gia Long đã đề ra chính sách chia ra làm 3 kỳ để cai trị, lấy Huế làm kinh đô, nằm giữa con đường lưu thông từ Bắc vào Nam. Đến thời Pháp thuộc, bọn thực dân cũng tận dụng triệt để kiểu cai trị này và dẫn đến những hậu quả tai hại như chúng ta đã biết qua bản "Tuyên ngôn Độc lập" nổi tiếng của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Hãy nhìn sợi dây thừng ở trên!
Bạn có thấy nó có nhiều nút thắt đan chặt vào nhau và có vẻ "khó gỡ" đúng không? Chính người da đỏ ở Bắc Mỹ vào thời kỳ tiền Colombo đã dùng hình ảnh của sợi dây thừng này để tạo ra cách quản lý lãnh thổ hiệu quả và rất khoa học. Châu Mỹ có hàng trăm dân tộc da đỏ khác nhau, mỗi dân tộc lại có văn hóa và ngôn ngữ riêng. Vậy làm thế nào người da đỏ có thể thống nhất và điều hành được một xã hội phức tạp như vậy?
Hãy hình dung mỗi nút thắt của sợi dây thừng là một đơn vị độc lập. Tuy nhiên khi gắn kết nhiều nút thắt độc lập lại với nhau ta lại có một cuộn dây thừng vô cùng vững chắc. Đến đây nhiều bạn sẽ nhớ đến câu chuyện bó đũa đã học hồi cấp một.
Nhà nước Hoa Kỳ đã học tập điểm tiến bộ này của người da đỏ châu Mỹ và ngay trong Hiến Pháp Hoa Kỳ 1787 do Thomas Jefferson chắp bút, đã quy định về hình thức Hoa Kỳ là nhà nước Liên Bang, có sự độc lập nhất định giữa các Bang, mỗi Bang có Nghị viện và lá cờ riêng, có ngân sách và lập pháp riêng, nhưng tất cả các Bang đều phải chịu sự thống nhất quản lý của Liên Bang về quốc phòng và ngoại giao. Mỗi bang đều có quyền ban hành Luật riêng cho Bang của mình, nhưng không được trái với Hiến Pháp Liên Bang. Ví dụ: Hiến Pháp Liên Bang quy định công dân có quyền vũ trang để phòng vệ chính đáng, như vậy Luật của Bang New York chỉ có thể cấm công dân không được sử dụng vũ khí ngoài đường chứ không thể cấm công dân không được sở hữu vũ khí trong nhà, vì như vậy là trái với Hiến Pháp Liên Bang.
Cách tổ chức Nhà nước Hoa Kỳ theo hiến pháp 1787 cho đến nay vẫn được coi là tiến bộ nhất trong lịch sử loài người. Dựa trên mô hình hiến pháp 1787 của Hoa Kỳ mà các nước như Nga, Đức v.v... đã thành lập chính thể Liên Bang, tất nhiên có sự thay đổi về quyền hạn và ràng buộc giữa các Bang để phù hợp với hoàn cảnh của nước mình. Nhưng có một điểm chung nhất là : giảm thiểu sự tập trung quyền lực của Nhà nước Trung ương, gia tăng quyền hạn của các địa phương, đồng thời ràng buộc giữa các Bang bằng các Đạo Luật chung có tính chất bắt buộc thi hành, đặc biệt là về nguyên tắc tổ chức nhà nước. Sự phân cấp giữa Trung ương và địa phương bị triệt tiêu tối đa mà thay vào đó là sự tự trị của các địa phương nhưng không được trái với Hiến Pháp Liên Bang.
Vậy thì có thể kết luận: thuyết "chia để trị" chỉ đơn thuần là một cách quản lý nhà nước sao cho có hiệu quả nhất, chứ không hẳn mang màu sắc Chính trị, gắn với thực dân và cai trị thuộc địa như cố Giáo sư Thiều Chửu đã định nghĩa.
Có thể, vào thời đại của cố Giáo sư Thiều Chửu, dân tộc ta ai cũng căm ghét người Pháp và hận đến tận xương tủy chính sách "chia để trị" của người Pháp và gắn nó với sự hận thù.
Nhưng xét về mặt khoa học, một ông giám đốc không thể tự mình giám sát tất cả công nhân trong nhà máy. Ông ta phải thành lập ra các Trưởng phòng để giúp việc mình, rồi mỗi Trưởng phòng lại thành lập ra các quản đốc để quản lý phân xưởng. Đến ông Quản đốc thì ông ta thành lập ra các Tổ làm việc và để công nhân tự bầu ra các Tổ trưởng để chịu trách nhiệm về các công nhân trong Tổ của mình.
Như vậy, người công nhân chỉ phải xin phép ông Tổ trưởng, ông Tổ trưởng chỉ phải báo cáo với ông Quản đốc, ông Quản đốc chỉ phải báo cáo với ông Trưởng phòng, và cuối cùng ông Trưởng phòng báo cáo tình hình công việc với ông Giám đốc. Xét về mặt tổ chức, người công nhân muốn xin phép nghỉ hay ôm đau không cần phải trực tiếp báo cáo với Giám đốc, vì theo mô hình quản lý, ông Tổ trưởng mới là người chịu trách nhiệm về công nhân trong tổ của mình. Nếu công nhân tự ý nghỉ thì ông Tổ trưởng sẽ phải chịu trách nhiệm với Quản đốc chứ không phải với Giám đốc. Do đó, ông Giám đốc có thể ngồi một chỗ vẫn có thể quản lý hàng ngàn công nhân với hàng chục nhà máy mà không cần thiết phải trực tiếp xuống tận nơi, bởi vì ông ta đã có một bộ máy giúp việc hiệu quả.
Giả thử, nếu ông Giám đốc quy định rằng: người công nhân muốn xin nghỉ phải trực tiếp báo cáo ông ta thì vô hình chung, tất cả các ông Trưởng phòng, Quản đốc, Tổ trưởng sẽ trở thành vô dụng hết. Vì thế, muốn quản lý hiệu quả, phải gia tăng quyền hạn cho các ông Trưởng phòng, Quản đốc, Tổ trưởng, để những người này hoạt động độc lập và chỉ phải chịu trách nhiệm với cấp trên trực tiếp của mình.
Việc "chia để trị" như vậy còn là một học thuyết về quản lý kinh tế vĩ mô chứ không hẳn chỉ là sự cai trị thực dân bóc lột như từ điển Tiếng Việt đã định nghĩa.
Nhãn:
lý thuyết
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét