TẢN MẠN VỀ NIỀM TIN
Văn Công Hùng
Lớn hơn, đã có sự lệch
chuẩn niềm tin trong xã hội hiện nay. Có thời, cả một thế hệ cùng chung niềm
tin, chung lý tưởng. Những hình tượng nhân vật điển hình trở thành những tấm
gương chung. Có những quyển sách gối đầu giường, có những bài hát phát đi phát
lại hàng vạn người yêu cầu nghe lại, có những lời nói chục triệu người nghe.
Bây giờ, có cảm giác những nền tảng kết dính đã vỡ, người ta co về cá nhân. Niềm
tin bây giờ trở thành món đồ xa xỉ....
----------------------
----------------------
Sau sự kiện thi tốt nghiệp ở trường Đồi Ngô năm nay, người ta bắt đầu thể
hiện một sự đổ vỡ niềm tin ghê gớm vào nền giáo dục nước ta. Thật ra thì cái sự
đổ vỡ niềm tin này đã có từ trước đó, rất lâu rồi. Nhưng trớ trêu là, đến lần
này khi cái đề thi văn ra về nói dối thì chính cái thực trạng thi cử nó lại bày
ra một sự thật bẽ bàng ghê gớm về… nói dối.
Trước
hết phải khẳng định, bản thân cái đề ấy là rất hay, nhưng nó cũng bắt học sinh
muốn viết được thì phải… nói dối. Một nền giáo dục chạy theo thành tích, học để
lấy điểm. Một xã hội coi bằng cấp là thước đo bất chấp bằng cấp ấy như thế nào,
từ nguồn nào, nên nạn học giả bằng thật như nấm sau mưa. Ngay các em học sinh,
học để lấy điểm nên phải bằng mọi cách để có điểm cao, bất chấp nó có đúng thực
lực của mình hay không. Vậy nên học thêm dạy thêm tràn lan, vậy nên thi cử tràn
lan phao dù, vậy nên học mà không học, học chỉ chép để có điểm không cần biết
mình học gì, chép gì… và vậy nên đã thi tốt nghiệp là đỗ gần như trăm phần
trăm, chắc chỉ học trò nào chọn phòng thi để… ngủ hoặc nổi hứng viết bậy vào giấy
thi mới bị rớt… Vậy muốn làm được bài thi này rõ ràng là phải triển khai theo mạch…
nói dối.
Thế mà, không chỉ thế, hội đồng thi Đồi Ngô đã trở thành một cái… chợ trời thi với việc thí sinh thì mặc sức chép bài, đi lại lộn xộn, giám thị ngồi im nhìn lên… trần nhà và giáo viên sở tại thì đem bài giải phát từng học sinh và hết giờ thì thu về như thu bài thi chính thức…
Niềm tin ở đâu với các thí sinh ấy, những người sẽ là chủ nhân của đất nước trong nay mai, rồi đối với xã hội, đối với chính những người đang kêu gào một xã hội tẩy chay nói dối, ca ngợi và đề cao sự trung thực, những người có trách nhiệm trực tiếp đào tạo ra những con người mới cho xã hội…
Thế mà, không chỉ thế, hội đồng thi Đồi Ngô đã trở thành một cái… chợ trời thi với việc thí sinh thì mặc sức chép bài, đi lại lộn xộn, giám thị ngồi im nhìn lên… trần nhà và giáo viên sở tại thì đem bài giải phát từng học sinh và hết giờ thì thu về như thu bài thi chính thức…
Niềm tin ở đâu với các thí sinh ấy, những người sẽ là chủ nhân của đất nước trong nay mai, rồi đối với xã hội, đối với chính những người đang kêu gào một xã hội tẩy chay nói dối, ca ngợi và đề cao sự trung thực, những người có trách nhiệm trực tiếp đào tạo ra những con người mới cho xã hội…
Rồi
đến sự kiện các cô người mẫu, diễn viên, rồi cả sinh viên… bán dâm. Mặc định của
xã hội lâu nay coi bán dâm là xấu xa, thậm chí bị bắt vào trường phục hồi nhân
phẩm (mới đây quốc hội đã làm một việc rất đúng, rất nhân văn là xóa bỏ việc
này), và bởi coi là xấu xa cấm đoán nên nghề này nó phần lớn là chui nhủi gốc cây bãi cỏ bụi rậm bờ rào… nó vừa bẩn thỉu
mất vệ sinh vừa vô cùng hạ cấp nhân phẩm con người… Chính vì cái sự quan niệm
thế nên lâu nay chỉ nghĩ gái bán dâm là loại hạ cấp, cặn bã, dưới đáy xã hội,
là hư hỏng toàn phần… giờ đùng phát toàn người đẹp, người nổi tiếng tham gia
bán dâm thì ai mà không sốc. Bản thân người viết bài này luôn coi người đẹp như
thánh, trong veo và tinh khiết, một ý nghĩ sàm sỡ trong đầu còn chả dám, chỉ
kính nhi viễn chi, thế mà giờ tên tuổi các em chềnh ềnh trên báo, trên mạng,
trên truyền hình… lòng nào không xót, nhưng cái xót hơn là niềm tin của mình bị
đổ vỡ. Nếu ta không cố chấp, có những định chế xã hội rộng thoáng hơn, thì chị
em có lẽ không phải chịu kỳ thị một cách
đau đớn và nhục nhã như vậy. Thịt da ai cũng là người, các em còn phải sống như
một con người đàng hoàng đã chứ?... Các em mất niềm tin đã đành, người khác
cũng mất niềm tin ghê gớm về sự trong sạch, về những tiêu chuẩn thẩm mỹ của
riêng mình…
Lớn
hơn, đã có sự lệch chuẩn niềm tin trong xã hội hiện nay. Có thời, cả một thế hệ
cùng chung niềm tin, chung lý tưởng. Những hình tượng nhân vật điển hình trở
thành những tấm gương chung. Có những quyển sách gối đầu giường, có những bài
hát phát đi phát lại hàng vạn người yêu cầu nghe lại, có những lời nói chục triệu
người nghe. Bây giờ, có cảm giác những nền tảng kết dính đã vỡ, người ta co về
cá nhân. Niềm tin bây giờ trở thành món đồ xa xỉ. Mù quáng cuồng tín đến bất chấp
quy luật khách quan, bất chấp hậu quả… là điều không nên, nhưng xổ toẹt tất cả,
chả tin vào gì chỉ tin vào mình cũng là một hội chứng khủng hoảng trầm trọng.
Có cảm giác bây giờ những mệnh đề to tát, những gì ngoài quyền lợi vật chất ít
được quan tâm. Người ta chỉ tin vào những gì đã nắm được thật chắc trong tay,
đã bỏ vào túi, đã hóa thành tiền, vàng, đô la… nên cái niềm tin ấy nó nhỏ bé,
thực dụng và ích kỷ, không có tính lý tưởng, không mơ mộng lãng mạn như một thời
cha anh đã có. Đã có thời đói khổ, cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc, mà còn bom
đạn, còn chết chóc cận kề, nhưng người ta đã nói về niềm tin như một lẽ sống, một
tồn tại đương nhiên, tồn sinh tồn hiện và cứ tươi roi rói khi cả dân tộc vào trận
bảo vệ Tổ Quốc: Tuổi hai mươi làm sao
không tiếc/ nhưng nếu ai cũng tiếc tuổi hai mươi thì còn đâu Tổ Quốc/ Cỏ mềm và
ấm quá phải không em? Bây giờ cũng có trường hợp rồ dại vì niềm tin, tin
thái quá vào thần tượng cá nhân, như cảnh hàng ngàn nam thanh nữ tú chờ cả ngày
trời dưới nắng để đón thần tượng, khóc lóc đến ngất xỉu, đến gãy chân gãy tay,
và, đau đớn hơn, hạ thấp mình đến mức, hôn ghế thần tượng đã ngồi. Hàng chục cô
gái xinh đẹp vừa khóc vừa lao vào hôn lấy hôn để cái ghế mà thần tượng của các
cô vừa đặt đít…
Thời đại lạm phát này
còn có một khái niệm mới là Niềm tin tiêu dùng. Tôi biết đến khái niệm này là
do vừa xem bản tin kinh tế của VTV do mấy cô gái rất trẻ rất xinh đẹp thực hiện.
Té ra khơi gợi được niềm tin tiêu dùng cũng là một cách hữu hiệu để chống lạm
phát. Nếu không có niềm tin ấy thì cứ có đồng nào lại cất khư khư vào cạp quần
hoặc chôn dưới đất, thì tiền không lưu thông đã đành, mà còn không kích cầu.
Khi nào người tiêu dùng dám vô tư bỏ tiền ra mua sắm mà không sợ bị hớ, không sợ
bị lừa, không sợ mua phải hàng giả hàng dổm, không sợ hôm nay mua con trâu ngày
mai có thành con vịt, thì khi ấy nền kinh tế mới là nền kinh tế lành mạnh, mới
muốn định hướng thế nào thì định hướng. Dân ta khổ nhiều rồi, hoạn nạn gian nan
cũng nhiều rồi, thăng trầm nhiều rồi… nên thói quen cố hữu là sắm vàng cất, hoặc
gửi tiết kiệm, hoặc cuộn bỏ ống. Người ta kể rằng, bằng chính sách xóa đói giảm
nghèo, nhà nước mang tiền cho dân vay để phát triển kinh tế, nói cụ thể là có vốn
mà làm ăn. Nhưng cán bộ tín dụng giải thích sao đó mà khi đến hạn thu hồi vốn,
vào 1 làng Tây nguyên thì đồng bào đồng loạt lấy số tiền đã vay ấy, đang được
cuộn tròn nguyên xi bằng dây thun, ở trong gùi, mang ra trả, bảo tao vay thế
nào trả thế ấy, nguyên vẹn cho nhà nước nhé. Nhà nước đã tin tao cho tao vay thì
tao cũng phải tin nhà nước, trả đủ cho nhà nước mà, chưa mở ra đâu, không cần đếm
đâu?
Mới nhất là cuộc thi chung kết đường
lên đỉnh Olimpia của VTV đang gây xôn xao dư luận khi các nhà toán học tuyên bố
thẳng là đề toán của cuộc thi này sai. Toán chỉ có đúng hoặc sai chứ không thể
vì là 5,666 mặt trời cho nên có thể cho là 6 mặt trời. Tôi đã phì cười khi nghe
lập luận của tiến sĩ toán học Lê Thống Nhất: “Đáp án hoàn toàn đi ngược lại nguyên tắc cơ bản của toán
học: chỉ có đúng và sai chứ không có chỗ cho “gần đúng” hay “hơi sai”. Bản thân
câu hỏi “cần bao nhiêu mặt trời....” thì tuyệt đối chỉ có thể hiểu một điều:
khái niệm “bao nhiêu” phải là một số tự nhiên. Giống như bạn hỏi tôi nhà có mấy
đứa con, tôi không thể trả lời: có 5,666 đứa, coi như là 6 đứa. Chắc chắn, nếu
khảo sát, 100% các giáo viên dạy toán đều đồng ý với tôi về điều này. Theo
chuẩn, bài toán vô nghiệm thì không có giá trị, chứ không phải là đúng dù “chưa
chặt chẽ”. Một trong những đặc thù riêng của toán học là sự chuẩn xác tới từng
chi tiết. Và nói nôm na thì sự phân định hơn, kém trong giới toán học cũng nằm
ở những chi tiết tỉ mỉ như vậy”. Vấn đề là, với một cách
trao giải với kiểu lập luận đúng sai như thế, ai còn tin những cách làm tương
tự như thế của người lớn nữa, nhất là ở đây, một bên là các em học sinh, bên
kia là VTV hung mạnh với các nhà cố vấn chuyên môn tên tuổi?
Rồi có niềm tin không khi mà con đang tâm rút dao đâm chết cha mẹ.
Chuyện này tưởng là ở xứ nào xa lạ ở thời mông muội nào, té ra nó vừa xảy ra ở
nước ta, sau những Nguyễn Đức Nghĩa, Lê Văn Luyện… Phải có một tư duy lệch lạc
bệnh hoạn vô nhân tính đến như thế nào, phải mất niềm tin đến như thế nào,
những thanh niên kia mới hành xử như thế…
Niềm tin chính là ý chí sống của con người, một cách tự nhiên nhất. Nó
được đào luyện từ nhân cách, từ môi trường gia đình, xã hội. Khủng hoảng nó sẽ
dẫn đến một sự lệch chuẩn về lối sống, về lý tưởng, về hành xử của con người
với nhau, với xã hội. Con người tồn tại là bởi có niềm tin, khi nào hết niềm
tin, là lúc con người không thiết sống nữa…
Tất nhiên không phải là tất cả. Một bộ phận lớn dân ta vẫn còn niềm tin,
vẫn còn những đam mê cao đẹp để hướng tới. Hoặc, do sự biến đổi của thời thế,
nên cách thể hiện niềm tin hôm nay đã khác. Nhưng một cách thành thật và trung
thực nhất, chúng ta vẫn thấy, đã có những rạn nứt, những khủng hoảng niềm tin
trong một bộ phận không nhỏ dân cư. Nó cảnh báo chúng ta một cách ứng xử tinh
tế, khéo léo và có trách nhiệm với xã hội, với con người, từ những chính sách
vĩ mô đến những ứng xử vi mô nhất.
Đã từng có một vở kịch rất hay của cố nhà thơ Lưu Quang Vũ “Tin ở Hoa
Hồng”. Vâng, hãy tin ở hoa hồng, tin ở những điều tốt đẹp và cao thượng vẫn
tiềm ẩn trong từng con người hôm nay…
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét