Thứ Sáu, 17 tháng 8, 2012

KHI ĐÃ XẺ THỊT ĐƯỢC HỒ TAY THÌ SÁ GÌ MÀ NGƯỜI TA KHÔNG SAN PHẲNG ĐỀN HÙNG LÀM SÂN BAY ?

KHI ĐÃ XẺ THỊT ĐƯỢC HỒ TAY THÌ SÁ GÌ MÀ NGƯỜI TA KHÔNG SAN PHẲNG ĐỀN HÙNG LÀM SÂN BAY ?

Nguyễn Thanh Hà.
Mấy hôm nay, là một thành viên của cư dân mạng, đúng ra là một người chăm nắm bắt thông tin kể cả báo lề phải lẫn thông tin trên mạng xã hội, tôi rất bức xúc khi biết "người ta" đang xúc tiến việc "xẻ thịt" Hồ Tây ở Hà Nội để xây dựng cái gọi là đường sắt nào đó. Dường như, nếu không ngăn chặn kịp thời thì, tôi đề nghị những người này nên cho san ủi Đền Hùng, thậm chí san ủi cả Lăng Bác Hồ để làm một cái gì đó theo ý của họ.

 Hà Nội đang gấp rút xây dựng đường sắt để giải bàn toàn ùn tắc giao thông

Có khoảng 300 chiếc cọc như thế này đóng xuống lòng Hồ Tây ???


Là người Việt Nam, nhất là người Hà Nội, Hà Nội xưa và nay đều thấy có cái gì đó rất ngang ngược, rất tự tiện và rất láo xược khi áp đặt những "dự án" công trình lên những di sản vô cùng linh thiêng và quý giá của quốc gia dân tộc. Đất nước đang trong thời kỳ phát triển, và trong phát triển thì nhất định có xây dựng, thậm chí xây dựng những công trình thế kỷ hoặc xuyên thế kỷ, những công trình hoành tráng, kiên cố, vĩnh cửu để lại cho các thế hệ mai sau. Chúng ta ngày nay đang được sống với không biết bao nhiêu công trình, bao nhiêu di tích lịch sử phi vật thể và vật thể trên khắp đất nước yêu quý. Những công trình ấy, hoặc là nó gắn với sự kiện của lịch sử như thành quách, đền chùa, miếu mạo, kinh đô, bảo tàng, báu vật...có mặt trên mặt đất hoặc còn tiềm ẩn sâu trong lòng đất như thành Nhà Hồ và Hoàng thành Thăng Long. Nếu cần xây dựng công trình mới mà cứ phá những disản ấy đi thì còn gì một nền văn hoá của một đất nước văn hiến nữa. Nhân dân cả nước và nhân dân Hà Nôi mới tổ chức trọng thể những hoạt động có ý nghĩa kỷ niệm 1000 năm Thăng Long. Vậy Thăng Long là cái gì, là thủ đô của đất nước hay là cái bãi hoang mà ai muốn đào bới nó thế nào tuỳ tiện để thực hiện nhiều cái "dự án" mà họ tô vẽ đủ thứ để che lấp thói làm ăn thiếu suy nghĩ thiếu tính toán, thậm chí có khi lại bị một kẻ nào đó ở nước ngoài xúi giục hoặc thuê tiền để phá phách các di sản của ông cha, của đất nước Vua Hùng và đất nước Hồ Chí Minh. Theo chúng tôi, một trong những người từng được sống ở Hà Nội khoảng 50 năm, nay đã 80 tuổi, chưa từng thấy ai có thể đưa một "dự án" táo bạo phá vỡ cả những di sản linh thiêng nhất của thủ đô, của đất nước. Người ta có thể viện ra đủ mọi lý do, thậm chí tổ chức cả những cuộc hội thảo, hội luận dưới cái vỏ "khoa học" để làm một việc phi lý, phi tình, phi truyền thống dân tộc. Ngày nay, nếu có đủ tiền bạc và trinh độ, người ta rất có thể di dời cả thủ đô đi nơi khác. Và có làm được như vậy thì, nếu biết tôn trọng truyền thống của dân tộc, người ta cũng không được phá phách các di chỉ di tích linh thiêng trên mảnh đất đã có hàng nghìn năm.
Cho đến khi tôi viết những dòng này, tôi vẫn chưa thấy cần thiết phải "thôn tính" cả tỉnh Hà Tây sáp nhập về Hà Nội. Thủ đô Hà Nội cần được mở rộng, nhưng mở rộng như thế nào đó để vẫn giữ được cái hình hài, diện mạo của thủ đô nghìn năm văn vật, và những địa phương xung quanh nó, những địa phương trong cả nước chung quanh "trái tim" thủ đô vẫn được phát huy các thế mạnh của nó, chứ không phải bị "nuốt vào bụng nó" và rồi khả năng quản lý không nổi, khả năng phát triển cũng không nổi, mọi thứ đều nằm trong cái gọi là quy hoạch treo, kết cục là bị bỏ dở dang chẳng đâu ra đâu. Rất nhiểu bậc trí giả, lão thành, con em tỉnh Hà Tây cũ đang có nguyện vọng chia tách Hà Tây về địa giới hành chính cũ là Hà Đông và Sơn Tây thì đùng một cái cả Hà Tây bị hút vào Hà Nội. Dân Hà Tây "vinh dự được làm dân Hà Nội nhì" mà vẫn cảm thấy mình hụt hẫng, ngơ ngơ ngác ngác trước cái quyết định không hiểu nổi này.
Thôi, chuyện đã qua, lịch sử sẽ phán xét. Còn trước mắt, người ta lại áp đặt cái dự án đường sắt qua giữa lòng Hồ Tây của Hà Nội, chưa nói là đụng đến cõi tâm linh vô cùng linh thiêng của cả dân tộc, của nhân dân Hà Nội mà còn là đối với kiều bào ta ở nước ngoài và người nước ngoài yêu quý Việt Nam. Hồ Tây có từ khi Lý Công Uẩn dời đô về Thăng Long, đến nay đã một nghìn năm. Vậy thì Hồ Tây đã có trước đó, tuổi của Hồ Tây không phải chỉ có 1000 năm. Mấy năm buông lỏng quản lý, với thói làm ăn tuỳ tiện, nhiều người trong đó có cả cán bộ, đảng viên và người có chức có quyền bám lấy những mảnh đất ven Hồ Tây xây lên đó nhiều nhà cửa, biệt thự và Hồ Tây, ai dám chắc nó đã bị thu hẹp lại bao nhiêu ? Nay lại cắm cọc xây dựng cầu, xây dựng các công trình phục vụ ga đầu mối của con đường sắt nào đó thì rõ ràng là phá nát Hồ Tây chứ còn gì nữa.
Chao ôi ! Thật đau xót, chỗ này chỗ kia, người ta phá nát nghĩa trang nhân dân, đào mồ cuốc mả ông cha tổ nghiệp người dân, chỗ khác người ta phá nát nhiều di tích cũ, và bây giờ là việc phá nát Hồ Tây của thủ đô Hà Nội. Trang mạng của nhà văn Phạm Viết Đào có nói đến năm 1955, cách ta 57 năm, một ngọn gió thần ở Hồ Tây đã tiêu huỷ sinh mạng của mấy nghệ sĩ giỏi giang của Đoàn nghệ thuật Tề Tề Cáp Nhĩ sang biểu diễn ở nước ta và đi ngoạn cảnh Hồ Tây. Và nhiều sự kiện khác xảy ra trên mặt nước, chung quanh Hồ Tây, làm mọi người dân Hà Nội còn nhớ như in. Bây giờ họ có thể xẻ thịt Hồ Tây để làm đường sắt, nay mai "các ông vua con" còn có thể lấp Hồ Hoàn Kiếm, phá Nhà Hát lớn, san phẳng Khu Ba Đình lịch sử v.v... để làm công trình gì gì nữa. Có ý kiến cho rằng, việc rất đơn giản là xây dựng đường sắt cũng được hoặc làm công trình nào đó càng hay, song phải tránh không được phá các di tích, các danh lam thắng cảnh đã gắn liền với tâm linh, gắn liền với sự trường tồn của dân tộc. Đồng ý cho người nào đó thực hiện phá đôi Hồ Tây để làm đường sắt là một sai lầm không thể sửa chữa được và có tội với ông cha tổ nghiệp, có tội với Các Vua Hùng và có tội với tổ tiên kính yêu của dân tộc Việt Nam.
Hãy dừng tay lại. Hãy chuyển hướng xây dựng đầu mối của cái đường sắt "vô lương tâm", "vô đạo đức" đi nơi khác, không được đụng đến Hồ Tây !
             Ngày 15-8-2012
-----------

hãy dừng những ý nghĩ ngông cuồng đó lại , một lũ phá nước , phá nhà nay định huỷ diệt cả nơi tâm linh của cả một dân tôc niềm tự hào của thủ đô nghìn năm văn vật, hãy dừng lại cái công trình bất nhân bất nghĩa ấy
Trả lời
Tôi thấy quý ông, bà này suy diễn theo lối áp đặt, nếu như trước đây khi quy hoạch đường bao quanh Hồ Tây cũng bị kêu là làm thu hẹp Hồ Tây, phá vỡ cảnh quan, nay làm cây cầu vượt qua Hồ Tây lại kêu xé nát hồ, vô đạo đức..., nếu như trước đây, khi dự án tháp Ep Phen cũng bị dừng vì bị kêu là đống sắt gỉ và dựng lên làm xấu đi Pa ri hoa lệ, thì ngày nay chúng ta có được ngắm công trình thế kỷ ấy không và nó làm tôn Pa ri hoa lệ lên bao lân...
Các quý ông có phản biện cũng nên nhìn nhận hai chiều, sao lại suy diễn theo kiểu phá nhà hát lớn, quảng trường Ba đình theo kiểu nói lấy được ấy...
Biết đâu chục năm nữa, con đường vượt Hồ Tây lại tạo ra điểm hút mới cho người dân khi đi vượt qua cầu, là điểm nhấn của đêm pháo hoa Hồ Tây chẳng hạn... Hãy bỏ kiểu cứ có gì mới là phản đối...
Cách đây dăm năm, vì dư luận, dự án biến Công viên Thống nhất thành tụ điểm vui chơi, giải trí bị huỷ bỏ...và cho đến nay, nó vẫn là tụ điểm nghiện hút ma tuý, mại dâm chứ nào có thành được chỗ cho mọi người dạo chơi như những ý phản biện khi đó...không quản được thì cấm, không dám đổi mới vì lo mất truyền thống... Cái kiểu quản lý đáng lên án, thì các quý ông đang dẫm vào vết xe đổ đó. Cũng như các ông Bộ trưởng lo thu vén, lo làm tròn vai ( mà chắc gì đã tròn, chỉ né dư luận bằng cách làm theo nếp cũ ) thì ko bị ai nói đến, ông nào dám làm cái gì mới thì bị ném đá...Chính kiểu kêu gào của các quý ông đã và đang làm chúng ta tụt hâu, ko dám đổi mới...Các quý ông nên tự xem lại mình

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét