Bài của anh Việt, chưa có thời gian đọc, song tin chắc là rất thú vị:
...Cho đến nay hầu hết mọi người đều nghĩ
rằng các nước Châu Phi là thùng rác, khó lòng phát triển bởi lý do chủ
yếu là lãnh đạo thường là những kẻ cầm quyền độc đoán, tham nhũng, thu
vén cho đồng đảng và gia đình. Nhưng sự thực hiện nay không hẳn thế. Đã
có những dấu hiệu nhiều nước Châu Phi tìm thấy ánh sáng cuối đường hầm.
Một số nước như Mozambique, Liberia, Ghana, Ethiopia, Rwanda, Zambia đã
liên tục trong 5 năm qua đạt tốc độ tăng GDP cao (trên 6%) và vẫn tiếp
tục ở mức cao năm 2011-2012, không thua kém gì Việt Nam. Đó là chưa tính
tới tình trạng lạm phát cao và tốc độ tăng GDP ở Việt Nam đang tụt mạnh
những năm gần đây...
Vũ
Quang Việt
Đây là
lần thứ ba tôi đặt chân tới
Châu Phi, nhưng cũng có thể coi là
lần thứ nhất, vì đây là
lần đầu tôi có dịp và thực
sự bỏ thì giờ tìm hiểu về
Châu Phi. Lần này, tôi đến Lusaka
thủ đô của Zambia. Zambia là nước
có GDP bình quân đầu người
tương đương Việt Nam nhưng chỉ
có 14 triệu dân so với Việt Nam có
dân số 92 triệu mà diện tích
của họ hơn gấp đôi Việt Nam
(coi bảng 1). Zambia là trọng điểm đầu
tư của Trung Quốc ở Phi Châu nhằm
khai thác mỏ đồng cần cho các
thiết bị dẫn điện và Cobalt cần
cho việc tạo mầu lam trên gốm sứ
và nhất là các hợp chất bền,
chống mòn ở cánh quạt máy bay
hay turbine và nhiều sản phẩm kỹ nghệ
khác. Hai nước Zambia và Cộng hòa
Congo được coi là chiếm tới trên
52% trữ lượng thế giới.
Đúng ngày
rời khỏi Zambia, đọc thấy tin động
trời là một nhóm công nhân khai
thác mỏ than trong lúc biểu tình đòi
tăng lương đã bắn chết một
người quản thợ người Trung quốc
làm việc cho một công ty khai thác
than do Trung Quốc làm chủ. Cũng theo tin,
năm trước, trong một cuộc biểu tình
đình công, một người quản lý
Trung Quốc đã bắn bị thương
21 công nhân biểu tình. Tình hình
như vậy là nghiêm trọng hơn tôi
hình dung rất nhiều. Nhưng thôi, trước
khi nói về chuyến đi Zambia, cho tôi
trở lại hai nước Châu Phi tôi đã
từng đến.
Một
chút kinh nghiệm trước đây về
Châu Phi
Thời đó,
có lẽ cũng cách nay khoảng gần
15 năm, tôi đã đặt chân tới
Ethiopia và South Africa, với mục đích
thông báo về những thay đổi và
phát triển trong Hệ thống Tài khoản
Quốc gia (System of National Accounts 1993) cho các nước
ở Châu Phi. Cũng là ở Châu Phi
nhưng tôi nghĩ hai nước này không
phải là nước điển hình ở
đây.
Bảng
1. GDP bình quân đầu người năm
2010, USD
Nguồn: United Nations Statistics Division
Nguồn: United Nations Statistics Division
Ethiopa là một
nước khác nhiều với các nước
châu Phi khác. Ở đây, nền văn
hóa thiên chúa giáo đã xuất
hiện từ thế kỷ thứ nhất đầu
công nguyên. Các triều đại vua
chúa phong kiến cũng thay nhau trị vì
cả ngàn năm. Ethiopia lại là thủ
phủ của cơ quan vùng Phi Châu của
Liên Hiệp Quốc (UNECA) nên cũng được
quốc tế hóa nhiều, mặc dù vẫn
là nước nghèo đói vì chủ
nghĩa cộng sản và chiến tranh phân
hóa kéo dài với Eritrea, có GDP
bình quân đầu người chỉ hơn
$300. Nói chung, Ethiopia không phải là
nước điển hình của Châu Phi.
Hầu hết các nước Châu Phi lúc
bị các nước tây phương chiếm
đóng vẫn sống trong tình trạng
bộ lạc, và khi trở thành quốc
gia sau khi tây phương trả lại
độc lập, phải cố gắng xây
dựng đất nước họ trên cơ
sở thỏa hiệp nhằm cân bằng các
quyền lợi khác nhau giữa các bộ
lạc.
Còn Nam Phi là
nước thoát ra từ chủ nghĩa kỳ
thị chủng tộc. Một xã hội không
còn thuần khiết Châu Phi. Nó gồm
những người da trắng có đời
sống cao như ở Mỹ với những căn
nhà đầy cây xanh, vườn cỏ,
kể cả bể bơi nhưng tường kín
cổng cao, có chó bẹcgiê hoặc hệ
thống báo động điện tử canh
gác. Và bây giờ thêm những
người da đen nắm các chức vụ
lớn trong chính quyền với nhiều ưu
đãi kinh tế. Phần đông người
da đen vẫn nghèo khổ, còn khổ
hơn cả người nghèo ở Việt
Nam. Nam Phi đã chuyển lãnh đạo.
Các chức vụ quan trọng, xuống tới
chức vụ phó, vụ trưởng trong
chính quyền trước kia thuộc người
da trắng đã dần dần bị thay thế
bằng các công dân da đen. Người
da trắng vẫn được tự do làm
ăn và tài sản của họ, dù
chiếm đoạt bằng bạo lực, vẫn
được luật pháp tôn trọng.
Những điều này phản ánh tinh
thần hòa giải xã hội, xóa bỏ
hận thù của nhà lãnh đạo
Nelson Mandela, tuy nhiên điều quan trọng mà
cho đến nay những người kế tiếp
ông không làm được là sự
thay đối số phận khốn cùng của
đa số dân da đen ở đó. 57%
số dân ở Nam Phi vẫn ở dưới
mức nghèo đói (tức là dưới
$800 một năm so với mức trung bình hơn
$7,000). Có thể nói không có sự
thay đổi gì đáng kể về tỷ
lệ nghèo đói sau khi người da đen
lên cầm quyền. Chính vì thế mà
an ninh xã hội không được bảo
đảm. Các vụ cướp giật gây
thương tích và án mạng hình
như rất phổ biến. 15 năm trước
và mới đây những người bạn
da đen vẫn khuyên tôi phải cảnh
giác khi ra khỏi nơi an toàn. Một bác
lái taxi da đen cũng khuyên tôi không
nên đến khu da đen để thăm. Một
bà giáo sư khi mời tôi tới thăm
trường cũng phải mang theo một đồng
nghiệp nam trên xe tới đón vì sợ
cướp chặn đường trấn lột. Họ không chỉ trấn lột mà họ
sẵn sàng đâm chết người. Đó
là thái độ của những người
vô sản lưu manh nhìn người có
tiền với cặp mắt căm thù. Đây
cũng là lý do tôi ngại không dám
tìm cơ hội để hiểu thêm về
Nam Phi. Nơi tôi trú ngụ là một
khu vực chuyên tổ chức hội nghị
của Ngân hàng Trung ương Nam Phi, rộng
đến vài chục hecta, chung quanh là khu
nhà ở khang trang của người da trắng
không khác gì khu trung lưu ở
California. Tôi như một người cưỡi
ngựa xem hoa, có lúc ngồi xe gần một
ngày trong khu công viên dã thú
(game park), nhưng chỉ nhìn thấy những
chú hươu cao cổ và các chú
ngựa vằn, còn thì các dã thú
khác như sư tử, voi đều không
thấy tăm hơi. Điều đó không
có nghĩa là công viên không có
voi, sư tử.
Nói
qua về kinh tế các xứ Châu Phi
Cho đến nay
hầu hết mọi người đều nghĩ
rằng các nước Châu Phi là thùng
rác, khó lòng phát triển bởi
lý do chủ yếu là lãnh đạo
thường là những kẻ cầm quyền
độc đoán, tham nhũng, thu vén cho
đồng đảng và gia đình. Nhưng
sự thực hiện nay không hẳn thế.
Đã có những dấu hiệu nhiều
nước Châu Phi tìm thấy ánh sáng
cuối đường hầm. Một số nước
như Mozambique, Liberia, Ghana, Ethiopia, Rwanda, Zambia đã
liên tục trong 5 năm qua đạt tốc độ
tăng GDP cao (trên 6%) và vẫn tiếp tục
ở mức cao năm 2011-2012, không thua kém
gì Việt Nam. Đó là chưa tính
tới tình trạng lạm phát cao và
tốc độ tăng GDP ở
Việt Nam đang tụt mạnh những năm
gần đây. Những nước này đã
đạt được thành quả như
thế không hẳn chỉ vì có cơ
hội khai thác hầm mỏ mà vì họ
đã có những dấu hiệu tích
cực chống tham nhũng và chấp nhận
dân chủ. Còn Việt Nam thì đang
đi ngược lại. Trung Quốc đã
là yếu tố tích cực trong việc
khai thác hầm mỏ này.
Bảng
2. Tốc độ tăng GDP bình quân năm
trong 5 năm 2006-2010
Nguồn: United Nations Statistics Division
Nguồn: United Nations Statistics Division
Chuyến
đi Phi Châu lần thứ ba
Lần này
tới Zambia, thời gian ở lâu hơn hai nước
trên, kéo dài đến hai tuần và
tôi lại đi với tư cách cá
nhân, không còn là nhân viên
Liên Hiệp Quốc, không còn hộ
chiếu ngoại giao.
Việc tôi đi
Zambia là nằm trong chương trình của
Ngân hàng Phát triển Châu Phi (AfDB)
giúp đỡ các nước Châu Phi
thuộc hai tổ chức: tổ chức SADC
(Southern African Development Community) gồm 15 nước
thành viên ở phía nam của Châu
Phi và tổ chức COMESA (The Common Market for
Eastern and Southern Africa) gồm 19 nước từ
bắc Phi tới nam Phi, có cả Ai Cập,
Libya. Hai tổ chức này có rất đông
nước cùng là thành viên. Mục
đích đầu tiên của SADC là
giải phóng các nước nam Châu
Phi, và sau này là gìn giữ hòa
bình. Còn mục đích của tổ
chức sau là hợp tác phát triển
kinh tế, thương mại và du lịch.
Ảnh
tác giả chụp chung với các chuyên
viên thống kê kinh tế
ở Châu Phi, 3 August 2012, Zambia
ở Châu Phi, 3 August 2012, Zambia
Cuộc thương
lượng hợp đồng giữa tôi với
AfDB kéo dài cũng đến 6 tháng.
Trước tiên là về nội dung họ
muốn và điều tôi có thể
thực hiện. Tôi không dám cam kết
ở lâu dài bên Châu Phi vì không
biết tình hình các nước Châu
Phi như thế nào và không hiểu
có thể thực hiện được những
điều họ muốn không. Về việc
thực hiện, tôi nói thẳng đó
là trách nhiệm của các nước,
còn tôi chỉ là người hướng
dẫn kỹ thuật. Vậy thì hãy thử
nghiệm bằng một cuộc điều tra nhỏ
về cơ sở thống kê kinh tế và
một khóa huấn luyện trước để
tôi nắm tình hình.
Sau đó lại
nẩy sinh việc AfDB chỉ có thể thuê
chuyên gia là công dân thành viên
Ngân hàng, mà Việt Nam lại không
là thành viên. Chuyện kéo dài
vì phải có phép miễn trừ đặc
biệt. Cuối cùng lúc bước chân
lên máy bay đi Zambia, tôi vẫn không
có hợp đồng. Nhưng tôi đành
chấp nhận đi vì AfDB đã gửi
giấy mời, mua vé máy bay cho hơn 30
chuyên gia của 15 nước. Tôi đi vì
không thể để xảy ra chuyện AfDB
phải hủy bỏ khóa huấn luyện. Tôi
được báo là có visa chờ ở
phi trường nhưng tới nơi thì không.
Tôi hơi lo vì chỉ biết là được
xếp đặt ở khách sạn
Inter-continental. Nhân viên Hải quan hỏi có
giấy mời không. Tôi nói không.
Anh ta giữ thông hành rồi bảo tôi
đi ra ngoài tìm xem người đại
diện khách sạn xem họ có danh sách
có tên tôi hay không. Đây là
lần đầu tiên trong đời ở một
nước tôi được phép rời
ra khỏi khu hải quan đi ra ngoài đường
mà không có visa. Khi tôi đem danh
sách khách sạn có tên tôi cho
hải quan, anh ta làm visa và yêu cầu
đóng lệ phí $50. Sau này đại
diện của AfDB hỏi có giấy biên
nhận không để họ trả tiền
lại. Tôi nói không. Anh ta cho rằng
hải quan làm tiền tôi rồi vì họ
nói đã báo cho Bộ Ngoại giao
Zambia và do đó chắc chắn tên
tôi đã có trong danh sách nhập
cảnh là khách mời, không phải
đóng lệ phí. Dù sao đây
cũng là chuyện nhỏ. Nhiều người
sau đó nói với tôi là việc
đi lại ở Châu Phi nhất là phía
miền Tây rất khó khăn; các
chuyến máy bay thường bị hoãn
đến cả ngày hoặc vài ngày
mà không báo trước nếu như
hãng thiếu khách. Khách phải tự
lo mọi thứ trong thời gian chờ đợi.
Đó là chưa kể một số nơi
rất nguy hiểm nếu như không có
người đón từ phi trường về
khách sạn. Chính anh đại diện
AfDB cũng nói với tôi là khi đi
từ nước này đến nước
kia ở Tây Phi (hầu hết là các
nước nói tiếng Pháp) thì cách
an toàn và để có thể đến
phòng họp đúng ngày giờ là
bay máy bay Air France từ một nước nào
đó sang Paris, rồi lại từ Paris bay
sang một nước bên cạnh. Và đó
là cách AfDB lo cho chuyên viện họ
trong các chuyến bay trong vùng Tây Phi. Cùng trong lần này, hai người
đi
tham dự đã phải quay đầu về
xứ vì nước chuyển tiếp không
cho họ ở lại phi trường.
Tại sao tôi
lại được mời đi Phi Châu cũng
là câu hỏi vui đáng trả lời
vì nó có yếu tố Trung Quốc.
Chả là trước khi về hưu tôi
được Cục Thống kê Trung Quốc
ngỏ ý mời tôi sang giảng dậy ở
Bắc Kinh và giúp xây dựng Trung tâm
huấn luyện về thống kê mà TQ
muốn xây dựng. Tất nhiên đây
chỉ là trao đổi riêng tư miệng,
không có bằng chứng giấy tờ. Sau này tôi biết họ có ý định
xử dụng Trung tâm để huấn luyện
chuyên gia các nước Châu Phi, nhằm
mở rộng tầm ảnh hưởng ở đó. Để dần dần thực hiện việc
này, Trung Quốc tài trợ việc lập
quĩ xây dựng ngành thống kê ở
Liên Hiệp Quốc, họ bỏ 5 triệu
US với chương trình kéo dài 5
năm. Quĩ này một phần không nhỏ
dùng vào việc đưa các chuyên
gia thống kê Trung Quốc sang thực tập ở
LHQ và một phần dùng để tài
trợ các nước sang tham gia các cuộc
hội thảo trao đổi kinh nghiệm được
tổ chức ở TQ. Lúc đầu họ có
ý định mời các nước Châu
Phi nhưng sau đó chuyển vào việc
mời các nước được xếp
vào loại đang phát triển ở Đông
Nam Á, Nam Á và Bắc Á. Các
nước phát triển cũng được
mời nhưng phải tự trả chi phí.
Ngoài ra chương trình cũng mời các
chuyên gia hàng đầu khác để
tiện trao đổi. Tôi được LHQ
mời làm tư vấn về thống kê
kinh tế, soạn thảo tài liệu cơ sở
và hướng dẫn trao đổi, sau đó
tổng kết thành sách. Ba tài liệu
do tôi soạn thảo trong ba năm đã
được TQ in ấn cùng với danh nghĩa
LHQ và được gửi tặng các
nước đang phát triển. Đó
chính là lý do AfDB biết đến
tên tôi và công việc tôi làm
và do đó liên hệ đề nghị
tôi tham gia giúp đỡ Châu Phi. Đây
là lần đầu tiên tên tôi
được ghi rõ trên bìa sách
là tác giả. Các sách khác
tôi viết mà LHQ xuất bản, được
nhiều nước dùng để tham khảo,
đều chỉ ghi tên tôi là người
soạn thảo trong lời nói đầu.
Chính sách của LHQ, không như các
tổ chức quốc tế khác như IMF và
Ngân hàng Thế giới, là không
ghi tên tác giả trên bìa sách.
LHQ coi đây là công trình của
LHQ. Lúc tôi mới làm việc cho LHQ,
tên tuổi người viết hoàn toàn
không được đề cập tới
cho đến khi nhà kinh tế Pháp, cựu
giám đốc INSEE của Pháp, khi được
làm Phó Tổng thư ký đã
nhận thấy vấn đề vô lý này
và muốn ghi tên để khuyến khích
nghiên cứu nhưng ông ta chỉ có
thể tranh đấu thành công ghi tên
tác giả vào lời nói đầu.
Nhiều người làm việc cho LHQ như
tôi trước đó có bài xuất
bản thì phải ghi tác giả là
Cục Thống kê LHQ. Hiện nay tình
hình vẫn không có gì thay đổi
nhưng khi đăng bài trên báo chuyên
môn không do LHQ xuất bản thì được
ghi tên mình là tác giả. Trở
lại vấn đề Trung Quốc, tôi đánh
giá là họ vẫn chưa có chuyên
gia đủ tầm mức hiểu biết để
có thể tổ chức huấn luyện chuyên
gia về ngành thống kê kinh tế. Nếu
muốn thực hiện chính sách phát
triển ảnh hưởng ở Châu Phi, họ
phải thuê chuyên gia nước ngoài. Nhưng phải nói TQ đã tổ chức
các cuộc hội thảo quốc tế rất
bài bản, có thông dịch tức
thời, người nói không phải đợi
người dịch trước khi nói tiếp.
Zambia
Zambia
là nước đã từng vác ngọn
cờ đầu trong phong trào chống thực
dân Anh đòi độc lập.
Chambishi
là khu vực
khai thác mỏ đồng (ảnh NYT)
khai thác mỏ đồng (ảnh NYT)
Đã
có lúc Zambia hiện nay (trước kia là
North Rhodeisa), Zimbabwe (trước đây là
South Rhodesia) và Malawi phần lớn thuộc
cùng một chủng tộc và nói cùng
một thứ tiếng đã hợp lại
thành một liên bang dưới sự cai
trị của Anh. Nhưng sau thế chiến thứ
hai, phong trào đòi độc lập và
tự trị ra đời. Năm 1962 người
da đen chiếm đa số ghế quốc hội,
rút khỏi liên bang và lập thành
nước Zambia năm 1964. Rhodesia với số
đông dân da trắng, mặc dù thiểu
số, đã cùng với South Africa thiết
lập một chế độ kỳ thị chủng
tộc.
Kenneth
Kaunda lãnh tụ phong trào tự trị, trở
thành Thủ tướng, rồi sau đó
làm Tổng thống Zambia. Ông ta cùng
với Julius
Nyerere ở Tanzania,
xứ bên cạnh sát biển đã
đưa tư tưởng xã hội chủ
nghĩa và kế hoạch tập trung vào
Châu Phi, ủng hộ phong trào không liên
kết. Tôi đã có lần bất ngờ
đi qua quảng trường kỷ niệm hội
nghị lần thứ ba của phong trào này
ở Lusaka. Trong thời gian này, Mao với
ý đồ lãnh đạo phong trào
không liên kết chống Mỹ và Nga,
đã giúp xây dựng tuyến trường
xe lửa Tanzania-Zambia Railway (TAZARA), nối cảng
Dar-es-Salaam của Tanzania với Lusaka, thủ đô
Zambia, và các mỏ đồng
và côban của tỉnh Copperbel. Đường
xe lửa này hoàn thành năm 1974 sau 4 năm khởi công tốn khoảng trên 400
triệu đô la thời đó. Điều
này giúp xứ không có biển như
Zambia rất nhiều và nâng cao uy tín
của TQ ở các xứ Châu Phi. Lúc
đó, viện trợ của TQ không nhằm
vào khai thác quặng mỏ như ngày
nay mà chỉ nhằm vào xây dựng uy
tín chính trị. (coi thêm
Đỗ
Tuyết Khanh về Châu Phi và
chính sách của TQ hiện nay ở đó).
Năm
1972 Kaunda tuyên bố độc đảng. Tuy
nhiên vào năm 1975 trở đi cho đến
cuối những năm 1980, kinh tế thế giới
khó khăn, nhu cầu đồng và giá
đồng giảm mạnh, kinh tế Zambia đi
xuống và phong trào đòi dân chủ
phát triển mạnh, nhiều cuộc biểu
tình bãi công xảy ra. Cuối cùng
Kaunda chấp nhận sửa đổi hiến
pháp, chấp nhận đa đảng và
ra đi khi ông ta thất cử năm 1991: một
hiện tượng hiếm có ở các
nước đang phát triển. Ngày nay
Kaunda vẫn còn sống sau khi hai tổng thống
liên tiếp cầm quyền sau ông đã
mất. Uy tín xã hội Kaunda không suy
giảm. Tên tuổi ông vẫn được
ghi nhận và đặt tên cho phi trường
Lusaka. Ngược lại, Robert Mugabe Tổng thống
xứ Zimbabwe (trước đây là
Rhodesia) đã có công lãnh đạo
chống chủ nghĩa kỳ thị ở Rhodesia,
đã bị cấm cửa đặt chân
tới các nước phương tây, và
chắc chắn không thể lưu danh tốt
đẹp như Kaunda ở Zambia hay Mandela ở
Nam Phi, vì ông ta chủ trương đàn
áp những người chống đối, và
hiện vẫn bị các nước Tây
phương cấm vận, kinh tế lụn bại,
thu nhập đầu người ở đây
trước đây bằng một nửa Nam
Phi nhưng hiện nay chỉ còn bằng 8%. Năm
nay đã 88 tuổi, Mugabe vừa tới thăm
Zambia và thăm ông già Kaunda cùng
tuổi, cùng một thời đấu tranh
nhưng mỗi người để lại hậu
thế danh tiếng khác nhau chỉ vì một
kẻ biết từ bỏ quyền hành, một
kẻ cố bám giữ ghế.
Như
đã nói ở trên về GDP trên
đầu người, Zambia cũng ở tầm
Việt Nam. Năm 2011 GDP vẫn tăng 6.7% dù
giá đồng xuống do Zambia được
mùa ngô, là cây lương thực
cơ bản ở Châu Phi. Ta có thể thấy
đất đai ở đây có thể
đưa vào nông nghiệp còn rất
lớn. Ngay ở thủ đô Lusaka đất
chưa được khai thác cũng thế.
Nhà cửa ở thành phố đều
lớn, rộng rãi. Đường trồng
cây to hai bên rất đẹp, hình như
là loại xà cừ như ở Hà
Nội. Tuy vậy đây chưa phải là
thành phố của du lịch. Tôi bỏ
một nửa ngày đi bộ ở thành
phố, nhưng chỉ thấy vỉa hè rất
lớn nhưng chỉ là đất trơ, hầu
hết vẫn không được lát gạch,
và cũng không được trồng hoa
để tôn vẻ đẹp của đường
phố. Ban đêm thì không đèn
đường nên tối như hũ nút
đêm ba mươi. Ngay cả khu vực các
tòa đại sứ cũng thế. Cũng gần
như không thể kiếm được một
tiệm ăn nào ở dọc đường.
Không hiểu vì luật cấm hay người
Zambia không quen xoay xở mọi cách để
làm ăn như người Châu Á. Ban
đêm muốn ra khỏi khách sạn đi
ăn thì phải quen thuộc người địa
phương để họ chở đi bằng
xe hơi . Các tiệm ăn rất lớn và
sang trọng chỉ có thể nhận ra khi mình
bước chân vào tiệm. Chúng nằm
dấu mình trong các biệt thự cực
lớn, có chỗ chứa vài chục chiếc
xe hơi, mà đi qua đường cũng
khó nhận ra. Có thể kiếm được
vài tiệm ở những khu buôn bán
đông đúc người bản xứ
nhưng chúng chỉ nhằm phục vụ
người bản xứ. Khu trung tâm thành
phố nhếch nhác, buôn bán quần
áo hàng hóa Trung Quốc, kể cả
rất nhiều hàng dùng lại, không
thể là nơi cho du khách dạo phố,
nhìn ngắm.
Chợ
Kumwala ở gần khu trung tâm thành phố
Lusaka (ảnh NYT)
Ở
Lusaka chỉ có hai trung tâm buôn bán
kiểu shopping mall cho giới thượng lưu,
không khác gì ở Mỹ, chỗ nào
cũng có cửa hàng Shoprite của Mỹ.
Nhưng nó ở quá xa khách sạn tôi
ở. Tôi chỉ đến được khi
người bạn bản xứ chở đến.
Ngoài ra, cho du khách có hai nơi có
thể đến thăm. Một là làng
văn hóa Kabwata, gồm một số cửa
tiệm nhà vòm, làm bằng gỗ, lợp
má cỏ, nhưng chỉ có lèo tèo
một số tượng và vòng đeo
kiểu Châu Phi mà tôi có thể dễ
dàng mua ở New York với chất lượng
cao hơn. Mỗi chủ nhật, còn có ở
trên khu đậu xe hơi trong một khu
shopping đã nói đến ở trên
là trưng nhiều hàng hóa địa
phương cho du khách. Thức ăn ở
Lusaka rất đắt đỏ. Ở khách
sạn, đó là chuyện bình thường
nhưng ở những tiệm ăn không ở
khách san, bữa tối tốn ít nhất
$20. Tiệm ăn bản xứ nơi tôi không
dám ăn, thấy 1 đùi gà cũng
tốn $4-5. Tuy vậy tiền thuê nhà có
vẻ rẻ vì đất đai rộng rãi.
Một căn hộ condo hai phòng ngủ khang
trang chỉ tốn $500. Khách sạn lại quá
đắt vì chỉ có vài cái và
cái nào cũng gần $150 một ngày
trở lên. Chỉ có thế, tôi không
hiểu du khách làm sao có lý do đi
tham quan xứ này nếu không phải là
người phiêu lưu tìm hiểu tự
nhiên.
Nghe
nói có thành phố Livingston có thác
Victoria dài một dặm, thuộc loại lớn
nhất thế giới, nằm ngay biên giới
Zambia và Zimbabwe là nơi thu hút du khách,
nhưng nó cách Lusaka gần 400 cây số
nên phải hẹn lần tới vậy.
Victoria Falls,
Livingston, Zambia
Về kinh tế, Zambia hay một xứ Phi Châu
khác nhau như
thế nào? Có thể nói là khác
nhiều Việt Nam. Việt Nam có thiên thời
địa lợi, nằm ở vùng phát
triển, lại có biển dài, tiện
đường giao thông. Theo Global
Edge do Đại học Bang Michigan
xuất bản, ta thấy rõ so với Zambia,
Việt Nam có lợi thế về thuận
tiện liên lạc, về cung ứng, nhưng
thua kém vì mức độ tham nhũng cao
hơn, khả năng quản lý kém hơn,
và thiếu minh bạch về ngân sách
và tự do báo chí.
So sánh
các chỉ số giữa Việt Nam và
Zambia
|
Zambia
|
Việt Nam
|
Chỉ số tham nhũng
|
91/183
|
112/183
|
Dễ dàng liên lạc
|
119/125
|
21/125
|
Kinh doanh dễ dàng
|
100/181
|
92/181
|
Tự do báo chí
|
141/186
|
177/186
|
Cung ứng
|
138/155
|
53/139
|
Khả năng quản lý
|
46/128
|
62/128
|
Minh bạch ngân sách
|
60/94
|
77/94
|
Mức độ cạnh tranh toàn cầu
|
115/139
|
59/139
|
Nói chung Việt
Nam có tính cạnh tranh toàn cầu cao
hơn Zambia một phần vì Zambia là nước
không có biển, nên việc chuyên
chở đường bộ đều phải
thông qua một nước thứ ba. Nhưng
một trong những lý do chính đáng
kể là lương lao động ở Zambia
cao hơn hẳn Việt Nam. Một vụ trưởng
ở Cục Thống kê theo tôi hỏi có
lương $US 1500 một tháng. Một chuyên
viên mới vào làm có lương
$US 500-600. Vào năm 2011, lương và phụ
cấp (tiền xe, nhà ở, ăn trưa) tối
thiểu vừa được nhà nước
qui định cho một lao động bình
thường là $160 một tháng, một
người lái xe, một thư ký là
$250, và người giúp việc nhà là
$52. Mới đây số lương tối
thiểu cho một lao động bình thường
được tăng lên hơn $200/tháng. Người có tiền ở Lusaka đều
có xe hơi riêng, gần như không có
ai đi xe đạp hoặc xe gắn máy.
Người nghèo thì đi bộ hoặc
nhảy xe tải tư nhân.
Với lương
như thế, số lao động thất nghiệp
rất cao. Theo báo địa phương tỷ
lệ lao động thất nghiệp là 16%.
Còn CIA đưa con số 14% (năm 2006). Và
với lương cao như vậy kinh tế Zambia
ít tính cạnh tranh hơn lao động
rẻ như ở Trung Quốc hay Việt Nam (ở
TQ lương tối thiểu là trên
$100/tháng ở nhiều nơi và ở
Thượng Hải là $227/tháng; còn ở
Việt Nam chỉ có $39 hay 830 ngàn đồng
một tháng). Đây cũng là tình
trạng chung ở nhiều nước ở Châu
Phi khi có lương tối thiểu cao như
Tanzania (lương tối thiểu là $47 cho
công nhân nói chung, $223 cho thợ mỏ
khi GDP trên đầu thấp bằng nửa
Việt Nam), hay như Nigeria lương tối thiểu
là $70, Angola, Bostwana, Nam Phi lương tối
thiểu đều trên $100.
Tuy vậy, về
hạ tầng cơ sở, Zambia còn thua xa Việt
Nam và ngay cả Nam Phi cũng khó có
thể so với Trung Quốc. Nói tóm lại,
nếu một nhà đầu tư nước
ngoài làm quyết định đầu tư
cung ứng cho thị trường thế giới,
họ sẽ chọn các nước như Việt
Nam hoặc Đông Nam Á khác, chứ
khó đi vào Châu Phi và dần dần
lánh xa Trung Quốc vì lương ở đó
ngày càng đắt đỏ. Nhưng lúc
đó TQ đã có thể tự lực
sản xuất cho chính thị trường của
họ và tìm cách bảo vệ thị
trường của mình, khi mà trước
đây WTO đã dành nhiều điều
kiện dễ dàng cho TQ, hoặc TQ sẽ chuyển
sang những công nghệ cần chuyên môn
và trình độ học thức cao hơn.
Cho đến nay
tổng đầu tư của TQ vào Zambia
khoảng trên 2.1
tỷ USD, thu dụng khoảng
50,000 lao động. Trên
30% đầu tư hàng năm là từ
TQ, nếu tính theo tỷ lệ năm 2007.
Đầu tư của TQ chủ yếu vào
khai thác mỏ đồng và mỏ than để
chạy nhà máy điện phục vụ
khai thác mỏ. Những năm tới, khả
năng TQ sẽ tăng số đầu tư lên
trên 5 tỷ USD. Mặc dù
không có thì giờ xem xét kỹ,
tôi nghĩ đầu tư của Q đã
giúp nền kinh tế Zambia phát triển
lên. Nhưng như đã nói, sức
đẩy vẫn là khai thác hầm mỏ.
Trong hơn 2 tuần
lễ ở đây, tôi cũng gặp nhiều
người TQ ở cùng khách sạn, có
lúc nói chuyện với họ dăm ba
câu, nhưng sự có mặt của họ
không đầy rẫy, thậm chí còn
thấy họ kín đáo, để không
ai để ý, như không thấy các
cửa tiệm có người TQ nhập cư
bán hàng như ở một vài nước
khác mà báo chí phương Tây
nói tới. Những ngày ở đó,
một vài công chức cao cấp Zambia vẫn
nói với tôi những điều tốt
đẹp về TQ. Chuyện giết nhà quản
lý TQ trở thành bất ngờ so với
những gì tôi thấy khi quan sát chung
quanh. Đó là khi đi quanh khách sạn
tôi đã gặp một nhóm lính trang bị súng ống bắt tay và nói
Zambia – Trung Quốc hảo hảo, vì họ
tưởng tôi là người TQ. Đây
là nhóm lính có nhiệm vụ canh
gác khách sạn vì Tổng thống
Mugabe của Zimbawe, thượng khách của
Zambia, cũng cùng ở khách sạn tôi
đang ở. Tìm hiểu thêm trên báo
chí thì rõ ràng đã có
sự căng thẳng giữa tư bản TQ và
người bản xứ. Như đã nói,
theo luật, có thể họ phải trả
lương cao đối với dân bản xứ,
khá cao so với người ở TQ, vì
thế phải tìm cách bóc lột lại,
với giờ lao động kéo dài, an
toàn lao động không được tôn
trọng. Năm 2009, hầm nổ giết hại
49
người. Năm 1911, quản
lý TQ bắn bị thương 21 người
thợ mỏ. Năm nay, thợ mỏ bắn chết
quản lý. 30 năm trước TQ giúp xây
dựng nhà máy dệt Zambia China Mulungushi
Textiles, lúc cao điểm sử dụng 1000 lao
động, năm 2011, nhà máy đóng
cửa vì không thể cạnh tranh với
hàng may mặc nhập từ TQ. Mới đây,
chính phủ Zambia quyết định mua lại
nhà máy từ TQ, nhưng có thể chỉ
tốn tiền vô ích vì làm sao có
thể cạnh tranh với hàng quá rẻ
nhập từ TQ.
Tự do thương
mại có thể tạo ra việc làm cho
một số nước, nhất là những
nước có chính sách ép buộc
lao động chấp nhận lương rẻ
mạt bằng những biện pháp kiềm
chế và trấn áp hoạt động
công đoàn nhằm bảo vệ tư sản
như ở Trung Quốc hay Việt Nam, nhưng đó
lại là thảm họa cho những dân
tộc như ở Zambia. Một số nhỏ có
thu nhập cao lại được thêm cơ
hội chọn lựa hàng hóa rẻ, nhưng
đa số dân sẽ không có việc
làm nếu như không chịu lương
ở mức mà giới lao động coi như
lương chết đói.
Châu Phi đi
về đâu và chính sách gì
là phù hợp trong cuộc cạnh tranh toàn
cầu hiện nay là điều mà các
nhà kinh tế hình như chưa có câu
trả lời.
Vũ
Quang Việt
11 August
2012
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét