Thứ Ba, 1 tháng 5, 2012

Nỗi niềm ai tỏ cùng Lương




(Dân trí) - Tin tăng lương từ 1/5 đươc gióng giả đã lâu, nên cũng đã được mổ xẻ khá kỹ mọi khía cạnh với tâm trạng chung bao trùm vẫn là: không hào hứng cho lắm. Lý do được nhắc tới nhiều nhất vẫn là: lương tăng không đuổi kịp đà tăng giá “đón” lương.
 >>  Lương, phụ cấp cho công chức đồng loạt tăng từ hôm nay


Sinh viên đi chợ nấu ăn nhằm tiết kiệm chi phí (baodongthap.com.vn)
“Mỗi lần có lương lại tần ngần tính toán, chia ‘mô’, chia khoản xem chi tiêu cái gì, dám mua cái gì đây. Bao giờ cho hết tần ngần?!”

Nguyên Hải dongtanhai@yahoo.com.vn “bật mí” tâm trạng về lương:

“Đang làm việc ngon lành, hễ nghĩ tới lương thì hết muốn làm nữa!”
“Tăng lương có lẽ cũng chẳng có ích gì nhiều,  vì khi mà mới nghe thông tin tăng lương thì giá thực phẩm đã tăng rồi. Mỗi mặt hàng tăng từ 5.000 đến 20.000 vnd, và rồi các dịch vụ cũng ăn theo tăng giá. Cộng thêm với giá xăng, dầu, gas… tăng giá tháng trước, thì thử hỏi mặc dù tăng lương nhưng có giúp được gì người dân?”




Lĩnh lương hưu qua thẻ ATM (ảnh: doanhnghiephaiphong.vn) 
 
2/. Chắc sẽ làm tăng thêm khoảng cách giàu - nghèo vì phần lương tăng thêm của người có lương cao có khi lại nhiều hơn toàn bộ lương của những người lương thấp sau khi đã tăng”.


Tần ngần tính toán…

Tin tăng lương, vẫn như mọi khi, được công bố từ khá sớm và thế là nhiều người lại có dịp phàn nàn: lộ hết… bí mật. Bởi không biết có phải đức tính năng động đã tồn tại sẵn trong tư duy của nhiều doanh nghiệp cũng như người kinh doanh VN hay không, mà giá cả trên thị trường nói chung và giá những mặt hàng thiết yếu như điện, xăng dầu… nói riêng đã nhanh chóng thiết lập nên một mặt bằng mới, lần sau luôn cao hơn lần trước và đã tăng thì thường là rất kiên định: không giảm.

Là những người làm công ăn lương, ai chẳng thích được tăng lương? Thời bao cấp khó khăn chồng chất, hầu như ai cũng chỉ có đồng lương  nên mỗi kỳ lĩnh lương là bếp nhà nào nhà nấy thơm điếc mũi. Cô bạn tôi làm giáo viên kể: Mỗi  lần mình mua được lạng cá khô, đảo lên với chút hành, tỏi, mỡ… Con cái lại nhao nhác hỏi “Mẹ ơi, hôm nay mẹ được lĩnh lương à?”

Và thông thường cứ 5 năm một lần,  hầu như ai cũng đều được tăng lương. Thêm chút đỉnh thôi nhưng đã là ngày vui với cả gia đình. Mong lắm, vui lắm ngày túi tiền nho nhỏ đầy thêm một chút. Mức tăng nói chung cũng đồng đều, chẳng đáng là bao nên có ai khó tính cũng khó có thể "théc méc".

Còn bây giờ, có vẻ như chẳng ai còn muốn nói về chuyện đồng lương theo ngạch bậc của mình, bởi chuyện buồn như nick Tần ngầnhide.acc@gmail.com tâm sự:


Nick Vien chuc vienchuc@gmail.com một lần nữa nhấn mạnh điều người dân mong chờ hơn, đó là giữ được mặt bằng giá cả ổn định hơn là tăng lương:

“Chúng tôi cũng biết tăng lương từ 1 năm nay rồi, vì chưa lĩnh tiền tăng lương thì giá cả đã tăng hơn 1 năm qua... Theo tôi, không nên công bố tăng lương trước 1 năm như vậy, làm giá cả "loạn xạ" lên. Tôi vẫn nghĩ, nếu vậy thì có lẽ thà không tăng lương còn tốt hơn vì giá còn tương đối ổn định..”

Nguyễn Huệ Phương huephuong@yahoo.com chua xót vì nghịch lý kỳ lạ "có lẽ chỉ có ở VN" như một số bạn đọc nhận xét:

“Tội nghiệp cho nhiều người quá, nghe thấy tăng lương mà lại... hoảng. Đó cũng là vì thực tế số tiền có thể tăng, nhưng lượng hàng hoá mua được lại giảm... khiến túi tiền có thể sẽ càng nhỏ hơn dù lương đã được tăng, đặc biệt là với những người về hưu.... “ -  

Lê Văn Thành mrthanh23041989@gmail.com tóm lược nhanh:

“Lương tăng => xăng tăng, phở tăng.... cái gì cũng tăng... => vẫn nghèo, vẫn khó…”

Thu Nga nga.hn@yahoo.com thở than về nỗi khổ của người lao động:

“Lương thì cứ mỗi lần tăng là mỗi lần giá cả lại tăng theo, cái gì cũng tăng. Chỉ khổ người lao động mà môi vì tiền cứ trượt giá… Tôi không hiểu các vị chức năng tính toán theo cách nào nữa?”

Nguyên Hải dongtanhai@yahoo.com.vn nói về thực trạng nhiều người phải chịu cảnh nợ nần đeo đuổi vì lương không đủ trang trải cho cuộc sống, cho gia đình...

“Không biết đến chừng nào người lao động không còn khổ sở vì đồng lương không đủ sống nữa đây? Có người sẽ hỏi: có ai ‘chết’ vì lương không đủ sống chưa? Dạ thưa quý ngài rằng chưa, nhưng nợ nần của nhiều người hưởng lương vẫn ngày một chồng chất đấy ạ... Nếu các nhà xã hội học vào cuộc thăm dò mức độ nợ nần của người hưởng lương để trang trải cuộc sống, tôi tin chắc nhiều người nợ không dưới 20 triệu đồng một năm. Mong rằng các giới chức nên quan tâm hơn đến thu nhập của những người sống nhờ đồng lương như chúng tôi”.

Đinh Văn Thường viettuong155@gmail.com nêu mối liên hệ giữa tăng lương với một bộ phận đối tượng “ăn theo” lương:

“Lương tăng, chắc chắn giá cả thị trường sẽ lại tăng, dẫn tới nhiều nhiều học sinh nghèo có lẽ thể sẽ phải nghỉ học vì:

1. Sinh  viên nghèo phần lớn là xuất thân từ nông thôn, thu nhập gia đình thấp không ổn định.

2. Để đáp ứng đủ cuộc sống hàng ngày,  sinh viên phải tăng thời gian làm thêm.

3. Như vậy, học lực sẽ có thể bị giảm sút, ắt hẳn sẽ ‘tụt ca’ => sinh viên có thể bị đuổi học (hoặc không đủ tiền theo học phải tự bỏ...)”

Hà Trần hoatoctien91@gmail.com cũng liên hệ tương tự: 

“Tăng lương đồng nghĩa với mọi thứ khác tăng giá theo. Và khổ nhất vẫn là sinh viên, đi chợ đong từng giọt mắm, đếm từng củ hành…”

“Lương tăng, nhưng xin hỏi giá cả có tăng không? Và như sinh viên nghèo thì trợ cấp nhờ vào đâu? Người lao động nghèo cũng vậy... Hầu như năm nào cũng thấy có tin tăng lương, nhưng sao tôi thấy mức sống của người dân vẫn không được nâng lên vậy?...” – nick Ngoisaonho:  tck9.dhhp@gmail.comnêu câu hỏi chung. 

Trung giotnang_muadong80@yahoo.com nói thay cho người nông dân:

“Lương tăng, giá cả tăng ...Người nông dân không có lương, họ sống ra sao đây???”

Trần Đình Thuận ngoisaosangmaitrenbautroi@gmail.com nói rõ hơn tình cảnh của những người trực tiếp làm ra lương thực, thực phẩm nuôi sống con người:

“Chỉ chết người dân ở vùng nông thôn như chúng tôi mà thôi, chẳng được tăng cái gì cả. Thóc lúa năm nay mất giá, cái gì cũng giảm mạnh. Năm nay làm ăn khó khăn quá”.

Phuong  hphuong1712@gmail.com nói thay cho giới công nhân viên chức:

“Tăng lương quá ít so với mức tăng giá của thị trường. Thế này thì công chức vẫn còn  nghèo dài dài… và khổ nhất là những sinh viên  mới ra trường, phải sống với mức lương không đủ sống tại thành phố” -

Nguyễn Trọng Lý tronglynguyen@yahoo.com.vn nhắc tới những người hưởng lương hưu:

“Người về hưu mà không được tăng lương, chắc không đủ ăn mất thôi”.

Vu Thang  chiyeuminhemkhongyeuaihet@yahoo.com.vn có lẽ hơi quá bi quan:

“Mổ xẻ” chuyện lương

Bàn về giá và lương thì bao nhiêu giấy mực cũng không thể nói hết, vì có lẽ ít  nước nào trên thế giới có số lượng CNCNV hưởng lương với mức thấp như ở VN mà vẫn… sống được. Thậm chí không ít vị cán bộ (đa số là có chức, có quyền) còn sống rất… dễ chịu. Có khi họ còn khiến cho nhiều người nước ngoài kinh ngạc vì sự giàu sang cùng cách sinh hoạt rất… đại gia, rất ấn tượng của mình ấy chứ.

Giải thích thì cũng có nhiều lắm. Nào là “chân trong dài hơn chân ngoài”, “lương ít, bổng (lậu) nhiều”, “vay trước, trả sau”…

“Lương như vậy, thử hỏi xem nếu công chức không làm thêm nghề tay trái thì làm sao sống, nói chi là nuôi gia đình vợ con. Biết bao giờ mới được sống tốt bằng lương đây? Càng nghĩ càng thấy... ngán ngẩm quá...” - Trinh Trung Quoc:  Trungquoc89@yahoo.com nêu rõ. 

Cũng có nhiều cách so sánh giữa chuyện tăng lương rất “rùa” với đà tăng “thỏ” của giá cả. Bạn đọc có email:  1232@yahoo.com.vn  nêu một sự so sánh khác thời sự hơn rất nhiều:

“Xăng sau 1 đêm thì tăng giá đột ngột, còn lương thông báo cả năm mới thấy lên…”

Nguyễn Hồng Anh gvhonganh1977@gmail.com tự làm gián đoạn niềm vui vừa nhen nhóm của mình:

“Ôi lương tăng ! Thật tuyệt. Nhưng sao cái giá nó lại tăng trước còn nhanh hơn thế nhỉ?”

Minh Châu daodung.mv@gmail.com “kêu gọi” có phương cách nào cân bằng lại cuộc đua lương – giá:

“Lương tăng rồi đuổi theo giá cũng vẫn không kịp. Các bác ơi, có chính sách nào mà lương tăng nhưng giá cả lại không tăng không? Huhu…”

Son Le ledinhsonvn2002@yahoo.com gợi ý:

“Nên thông báo điều chỉnh lương đúng nghĩa hơn. Nói tăng lương là tăng đồng loạt đấy, nó dẫn đến điều chỉnh lương là vô nghĩa”.

Minu quachtinh_83@yahoo.com nêu mong muốn khác:

“Theo tôi, có lẽ không nên tăng lương mà nên kiềm chế giá cả thị trường sẽ có ích hơn. Ví dụ như tôi làm công chức nhà nước, mỗi lần tăng lương đều vui không thấy, lại chỉ thấy buồn vì giá cả thị trường tăng từ lâu rồi”.

Vũ Hồng vuhong1502@gmail.com phân tích những điều bất cập:

“Theo tôi, càng tăng lương kiểu này có lẽ càng bất cập vì:

1/. Có lẽ sẽ thêm khó khăn cho công nhân, nông dân và người lao động  do giá cả đã tăng "ăn theo" lương.


Bây giờ ta lại nói về lương

Niềm vui khi được tăng lương đúng là cũng có, nhất là với  những người về hưu khi thu nhập chẳng còn trông mong vào khoản phụ nào khác. Song cũng còn đó quá nhiều nỗi buồn, những câu hỏi và thắc mắc về lương:
Nick Petrosetco petrosetco@gmail.com kể về nỗi buồn liên quan tới lương nơi mình làm việc:

“Mọi người ai vui thì vui, chứ chỗ mình làm thì ai cũng buồn. Vì chỗ mình lương tối thiểu đó chỉ để tính bảo hiểm và các phụ cấp, do vậy mà lương tối thiểu tăng kéo theo việc đóng bảo hiểm  và các kinh phí tăng theo, đồng nghĩa với việc lương thực nhận sẽ giảm xuống. Đồng lương đã chẳng được bao nhiêu, giờ lại còn bị giảm. Không biết lãnh đạo chỗ mình có hiểu cho nhân viên không.  Buồn quá!!!”

Tuan.ict phungtuan@gmail.com có nỗi khổ riêng:

“Hix. Chẳng biết tăng lương mà thu nhập hàng tháng của mình có lên không nữa. VNPT bất cập quá, tăng lương cơ bản thì các Sếp lại điều chỉnh giảm lương kinh doanh xuống, thế thì có khác gì nhau. Tăng kiểu này chỉ giàu cho mấy Sếp ở các doanh nghiệp nhà nước thôi. Công nhân thì ‘bục mặt’ ra mà lương vẫn cứ thấp. Chán!!!”

Nick A lo catbui@hotmail.com kể một ví dụ khác:

“Tập đoàn Than Khoáng sản VN có áp dụng thế đâu”.

“CÓ NỢ LƯƠNG NỮA KHÔNG ĐÂY?” - Luanpck: luanpck@gmail.com nêu câu hỏi bởi thực trạng “nợ” lương vẫn tồn tại ở một số nơi.

Nguyen Thi Lien Huong huongque1975@yahoo.com.vn viết về nỗi  khổ phải chờ lương trong  khi bao nhu cầu thiết yếu đều rất cần tiền trang trải:

“Tôi cũng buồn lắm, vì cứ sau mỗi lần tăng lương chúng tôi đều phải chờ ít nhất là từ 3 đến 5 tháng mới được hưởng lương mới…. Ở Nghệ An quê Bác đó, nhưng chế độ cho CBCC tệ lắm các bạn à”.


“Lương tăng từ tháng 5. Đến tháng mấy được lĩnh nhỉ?”

“Lương tăng từ tháng 5, nhưng chắc phải tháng 8 mới nhận được ?” –Thanh Nam:  thânhnm230577@yahoo.com.vn trả lời.

Binh Nguyen tronglynguyen@yahoo.com.vn đế thêm:

“Nợ lương có một tháng là nhanh rùi đó… Bạn sẽ thấy là có những nơi ít nhất phải 3 tháng sau mới được truy lĩnh kia”.

“Tôi mừng vì nhà nước tăng lương. Thế nhưng chưa kịp vui thì lại buồn nghe huyện tôi - ở Bình Phước lại có thông báo tháng sau mới được ăn lương mới. Tôi nghe thông tin từ Chính phủ là trong điều kiện thị trường lạm phát đang tăng, đời sống của cán bộ công chức khó khăn nên không để tình trạng nợ lương. Thế mà ở huyện tôi lại báo nợ. Tôi thấy thật lạ quá!” – NickMonkey khuatdangdo@zing.vn

  “Mongkey thế là còn may đó. Tôi hiện nay là giáo viên tại huyện Yên Châu, Sơn La, mỗi dịp tăng lương giáo viên toàn huyện đều được nhận lương mới sau 3 tháng tăng lương, tức là 1 quý nhận lương mới một lần. Buồn gấp mấy lần bạn, nhưng biết kêu ai?” - Thànhthanhha730@gmail.com

Công Nhân lamchot08@zing.vn chốt lại:

“Không riêng gì chỗ bạn đâu, gần như ở đâu chẳng thế. Không ‘nợ’ lương thì có lẽ các Sếp lấy gì… bỏ túi?”.  

Cách tính tăng lương cũng bị nhiều người thắc mắc, cho rằng chưa thật sự công bằng:

“… Tôi thấy có nhiều cán bộ về nghỉ hưu mà vẫn được hưởng chế độ hưu trí cao ( khoảng 8 đến 10 triệu đồng), cứ tăng thế này thì thêm nhiều người hưởng lương hưu trí vẫn còn cao hơn cán bộ đã công tác trên 15 năm” -Nguyễn Cường:  cuong_bhxhtn@yahoo.com

“Chỉ tăng phụ cấp công vụ cho công chức từ 10% lên 25%, vậy còn viên chức thì sao nhỉ?” -  Yến Nhi:  mienggoicodon@yahoo.com

“Eo ôi, lương cơ bản tăng thì chỉ có những người lâu năm được lợi thôi, chứ giới trẻ thì chết. Lương giáo viên bậc 1 theo lương mới được 2tr8, làm sao sống đủ thời bão giá đây. Song cũng phải cố mà sống thôi. Nhưng biết thế này ngày xưa lớp 9 xong bỏ đi học nghề cho rồi. Học biết thêm cái chữ, có trình độ nhưng thu nhập thua người phụ thợ hồ. Nản!” – Khai Tue: nhatbinhtran@gmail.com

“Ui zời… Tăng lương không đủ bù trượt giá. Mà tăng 25% phụ cấp vậy, những giáo viên hiện nay đang được 25% phụ cấp rồi vẫn thế, có hơn gì đâu” – nick Tăng lương:  bietkich4@yahoo.com

“Lương tăng...  đừng vội vui, các bạn ạ. Tất cả mọi thứ đều tăng giá theo đó, người dân méo mặt với sự tăng giá.... Chung quy lại cũng do quản lý kém, khiến người dân cứ phải cố gắng mà chịu sự tăng giá thôi, lương làm sao mà đuổi kịp được...” – Nick Lương Tăng: phapvan88@gmail.com.vn

“Về lý thuyết thì có vẻ thu nhập sẽ tăng lên, nhưng thực tế thì sao...Chỗ mình làm, sếp cắt bớt tiền thu nhập tăng thêm hàng tháng để bù vào phụ cấp mà nhà nước quy định. Chán!” – nick Saurang:  bsdinhdieu@yahoo.com.vn

“Thật chưa công bằng với những người làm công tác hành chính trong khối nhà trường. Họ đã không được hưởng phụ cấp nhà giáo, nay cũng không được hưởng phụ cấp công vụ. Kính mong các cấp liên quan xem xét để họ đỡ bị thiệt thòi...” - Nguyễn Viết Lý:  nguyenvietly76@gmail.com

Nói về lương chắc không chỉ đến bây giờ, mà sẽ còn dài dài… lắm. Dù theo các thông tin chính thức thì 6 triệu người được tăng lương lần này có thể lĩnh ngay lương mới vì theo Nghị định 31/CP, các cơ quan, tổ chức được quyền rút dự toán và Kho bạc Nhà nước phải cho rút để ứng trước lương cho cán bộ, công chức, viên chức khi thực hiện tăng LTT ngay từ ngày 1/5, không để nợ lương.

Với lo lắng của nhiều người về chuyện giá cả sẽ lại leo thang, VOV dẫn nhận định của chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh cho rằng: việc tăng lương cơ bản này không tác động quá mạnh đến tình hình giá cả sắp tới, vì “Giá tăng đã phản ánh vào tháng 4 rồi, không đợi tăng lương thì họ mới tăng giá, mà toàn tăng trước. Kịch bản năm 2012 khác hẳn. Mặc dù mức tăng cao nhất từ trước đến nay nhưng tác động hiệu ứng của nó đến tổng cầu và lạm phát là không lớn. Gần giống như câu chuyện xăng dầu. Mặc dù tăng chi phí đầu vào nhưng CPI không tăng, lần này mặc dù tăng một phần khả năng thanh toán cũng không thể làm CPI tăng nhiều”.

Song thực tế có được như vậy không? E là… khó lắm, vì diễn biến thị trường nước ta dường như ít khi đi theo một quy luật đã định hình nào đó, dù  nó có thể có tác dụng tích cực ở nơi khác.

Khánh Tùng

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét