Thứ Bảy, 17 tháng 11, 2012

Tiếp chuyện lao động 'Thanh Nghệ Tĩnh' bị tẩy chay

Tiếp chuyện lao động 'Thanh Nghệ Tĩnh' bị tẩy chay

Vấn đề đặt ra là tại sao một lượng lớn lao động đến từ Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh lại bị tẩy chay trong lúc doanh nghiệp vẫn thiếu người?
THEO BẠN CÓ NÊN TẨY CHAY LAO ĐỘNG THANH NGHỆ TĨNH
Ý kiến của tôi là:
Nên tẩy chay vì lao động Thanh Nghệ Tĩnh sống lộn xộn:
48%
Không nên tẩy chay vì họ lao động cần cù:
5%
Không nên đánh đồng tất cả, ở đâu cũng có người này người nọ:
48%
Lao động khốn khổ vì bị tẩy chay
TP HCM có tất cả 15 khu chế xuất (KCX) và khu công nghiệp (KCN) với hàng trăm công ty lớn, nhỏ đang hoạt động. Mỗi năm lượng lao động từ các tỉnh đổ về thành phố tìm việc làm ngày càng đông. Tuy nhiên trong khoảng thời gian trở lại đây không ít doanh nghiệp đã “ngầm” bắt tay nhau “tránh” lao động đến từ các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh. Chính tình trạng trên đã khiến cho hàng nghìn lao động tại các địa phương này gặp cảnh thất nghiệp triền miên.

Tại KCX Linh Trung 2 (quận Thủ Đức,TP HCM) mỗi tháng hàng chục doanh nghiệp treo bảng tuyển công nhân với số lượng hàng nghìn lao động trở lên nhưng khi nghe lao động nói giọng Thanh Nghệ Tĩnh thì không ít công ty đã trả hồ sơ ngay. Ròng rã một ngày trời tôi theo chân anh Hoàng Công Nghĩa (quê Hoằng Hóa, Thanh Hóa) đến KCX Linh Trung 2 xin việc mới thực sự thấu hiểu tình trạng lao động bị tẩy chay đang hiện hữu rất lớn trong các công ty.
Lao động "Thanh Nghệ Tĩnh" tìm việc tại cổng công ty.
Loanh quoanh từ sáng đến giữa chiều, đi đến 5 công ty nhưng chỉ có một doanh nghiệp chịu nhận hồ sơ, còn lại những nơi khác các bảo vệ còn không cần “liếc mắt” nhìn vào sơ yếu lý lịch mà chỉ mới nghe giọng Thanh Hóa đã trả hồ sơ lại cho chủ nhân.
Anh Nghĩa tâm sự: “Lúc mới có ý định vào đây xin việc nhiều người bạn bảo sẽ khó tìm được công việc tốt vì các công ty không muốn tuyển lao động người có gốc gác Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh. Nhưng tôi nghĩ nếu qua vòng phỏng vấn nếu mình thể hiện là người có ý chí và chăm chỉ làm việc thì sẽ không sao, không ngờ sự việc lại khó khăn như vậy. Chuyến này chắc phải tìm những công ty ở bên ngoài mới còn cơ hội có việc làm”.
Cùng chung cảnh ngộ như anh Nghĩa, Phạm Minh T. (Quỳ Châu, Nghệ An) không giấu nổi tâm trạng lo lắng sau một tuần đi tìm việc nhưng chỉ nhận được sự khước từ.
“Ở quê mùa vụ đã hết nên tôi mới vào tận đây để kiếm việc làm thêm mong có tiền gửi về cho gia đình nhưng mấy bữa nay đi mỏi cả chân mà vẫn chưa có việc. Cũng có một vài công ty nhận hồ sơ nhưng không hề thấy báo lại. Mấy anh em trong xóm trọ chỗ tôi ở bảo như thế là họ từ chối khéo rồi nên đừng có hi vọng nữa”- anh T. bộc bạch.
Nhiều công nhân làm việc lâu năm tại các KCX, KCN khi được hỏi về vấn đề này cho rằng, tình trạng doanh nghiệp “tránh mặt” các lao động đến từ các miền quê Thanh Nghệ Tĩnh đã xảy ra từ lâu nhưng đặc biệt rầm rộ vào khoảng vài năm gần đây. Vì nhiều lý do “nhạy cảm” mà phần lớn các doanh nghiệp không tuyển dụng lao động đến từ các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh theo cách “ngầm định”.
Anh Ngô Văn H. - công nhân làm tại KCX Linh Trung 2 cho biết: “Bây giờ các công ty nước ngoài rất chú ý đến quê quán của các nam công nhân, nếu hồ sơ là dân Thanh Nghệ Tĩnh thì sẽ khó mà xin được việc lắm. Họ không nói thẳng trực tiếp nhưng bằng nhiều biện pháp “kín kẽ” như: nghe giọng trong quá trình phỏng vấn, sàng lọc hồ sơ xin việc rồi trả lại ngay hoặc chỉ nhận cho có chứ không thông báo tuyển dụng lao động đến từ các tỉnh này.
Không riêng gì các doanh nghiệp mà ngay với các chủ nhà trọ cũng rất cảnh giác với lao động đến từ các tỉnh Thanh Nghệ Tĩnh.
Chị Nguyễn Thị Hạnh, chủ nhà trọ tại khu vực phường Linh Xuân (quận Thủ Đức) cho biết: “Ở đây toàn công nhân của KCX Linh Trung 1 thuê trọ, trong đó có rất nhiều người đến từ các tỉnh miền trung Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh. Những lao động này vốn rất cần cù chỉ có điều khi rượu vào lời ra thường hay gây gổ nên thường mất an ninh trât tự. Sau nhiều lần gặp phải những truờng hợp như vậy nên giờ thấy công nhân Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh thuê trọ là sợ lại có chuyện ồn ào xảy ra. Vì vậy khi nào tôi cũng ưu tiên cho công nhân các tỉnh khác thuê trước tiên, nếu phòng vẫn còn thì lúc đó mới đến lượt họ, nhưng phải kèm theo giấy cam kết và phải đóng tiền cọc thuê phòng trước tránh trường hợp không may xảy ra”.
Nhiều chủ phòng trọ khi được hỏi về các lao động đến từ Thanh Nghệ Tĩnh tại các KCX, KCN đều nể sự chăm chỉ của họ nhưng kèm theo đó là sự ái ngại về cách sống xôm tụ và tính tình nóng nảy của những người này. Anh Lê Văn D. (Kỳ Anh, Hà Tĩnh) công nhân tại KCX Linh Trung 1 cho biết: "Thực tế việc lao động sống xôm tụ và thỉnh thoảng có nhậu nhẹt ồn ào cãi vã là có xảy ra, tuy nhiên không phải ai cũng vậy, nhiều người từ quê vào chí thú làm ăn nhưng do cách nghĩ “vơ đũa cả nắm” đã khiến không ít lao động khốn đốn".
Khi nhiều "con sâu làm rầu nồi canh"
Trên thực tế, qua tìm hiểu các công nhân và các doanh nghiệp điều không thể phủ nhận là có một bộ phận lao động đến từ các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh đang lợi dụng để kéo bè cánh tạo sự lấn át và gây mâu thuẫn trong các công ty. Tại KCX Linh Trung 2, nhiều công nhân vẫn thường “rỉ tai” nhau về các vụ trộm cắp hàng hóa hay những vụ gây gổ ẩu đả trong sản xuất. Trong đó, các đối tượng tham gia kích động gây hấn đều điểm mặt những lao động có gốc gác từ vùng Thanh Nghệ Tĩnh.
Nghiêm trọng hơn chính là việc lao động Thanh Nghệ Tĩnh lợi dụng sự đông đảo về số lượng kết bè cánh để tạo ra những cuộc đình công trên diện rộng.
Anh K. công nhân tại công ty chuyên sản xuất đồ gỗ ở KCX Linh Trung 2 cho biết: Hiện nay, tại nhiều công ty, tỷ lệ lao động là người miền trung chiếm tỷ lệ rất lớn từ 40-50% trong đó tập trung đông nhất là ở các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh. Vì vậy ở các doanh nghiệp có đông lao động đến từ các tỉnh này luôn lo lắng vì sợ công nhân lôi kéo nhau đình công. Để yên ổn mọi bề một số doanh nghiệp sử dụng những lao động lâu năm trong số đó đưa lên làm quản lý.
Nhiều lao động bị từ chối khéo ngay từ cổng bảo vệ
Nhiều công nhân Công ty F.T chuyên sản xuất giầy tại KCX Linh Trung 2 vẫn chưa hết lo lắng khi nhớ lại vụ việc trong bữa cơm trưa tại căng-tin dưới sự kích động của một số lao động có thâm niên đến từ Nghệ An đã lôi kéo hàng trăm công nhân xông vào đánh bảo vệ rồi đập phá nhà ăn của công ty. Công ty này cũng không ít lần chịu cảnh mất hàng hóa do một bộ phận công nhân tuồn ra ngoài. Đại diện công đoàn công ty cho rằng, các sự việc trên là có thật, phía công ty cũng đã báo cáo lên Ban Quản lý các KCX, KCN (Hepza) để có hướng chỉ đạo.
Điều dễ nhận thấy là từ sau những vụ việc xảy ra, nhiều công nhân cho biết công ty hiện rất “ngại” tuyển lao động các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh mặc dù nhu cầu cần lao động của công ty này luôn rất lớn. Không chỉ F.T mà nhiều công ty có vốn nước ngoài cũng rất dè chừng với lao động đến từ các tỉnh trên.
Đặc biệt, nếu như trước đây chỉ một số công nhân Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh kết bè cánh trộm cắp tài sản để hưởng lợi về mình thì hiện nay lao động đến từ các vùng này đang bị lôi kéo vào những cuộc “đình công đen”, ngừng việc tập thể… gây lo ngại cho các doanh nghiệp và khó khăn cho các cơ quan quản lý lao động.
Theo ông Nguyễn Tấn Định, Phó giám đốc phụ trách lao động, Ban Quản lý Công ty Hepza cho biết: "Trên thực tế việc các công ty từ chối lao động các tỉnh là vi phạm pháp luật, tuy nhiên các công ty không hề công khai việc né lao động này nên các cơ quan chức năng cũng không làm gì được. Điều cần hiểu rõ ở đây chính là việc một bộ phận người lao động kết bè cánh để tư lợi hoặc có nhiều hành động chống đối đã làm cho các doanh nghiệp nước ngoài “ngại” sử dụng họ.
Với trách nhiệm là cơ quan quản lý, nhiều lần chúng tôi thực hiện việc phân chia lao động vùng miền ra làm việc tại nhiều KCX, KCN nhưng đều không có kết quả. Để giúp các lao động đến từ Thanh Nghệ Tĩnh có công việc, chúng tôi đã ròng rã lên phương án rồi thực hiện đưa họ đến những KCX, KCN trên nhiều địa bàn khác nhau để làm nhưng họ nhất quyết không chịu đi dù địa điểm mới còn có lương cao và chế độ đãi ngộ tốt hơn. Nếu như trước đây chỉ một vài "con sâu làm rầu nồi canh" thì bây giờ có rất nhiều "con sâu" đến từ các tỉnh Thanh, Nghệ, Tĩnh đang làm xấu đi hình ảnh của người lao động quê họ”.
Qua những sự việc như vậy cho thấy vấn đề lao động vùng miền kết bè cánh hiện đang rất phức tạp. Vì vậy, điều quan trọng là người lao động không nên nghe lời kích động hay lôi kéo từ một số đối tượng cá biệt để tham gia vào những hoạt động không tốt. Thay vào đó nên tiếp nhận sự giúp đỡ từ phía các cơ quan quản lý lao động nhằm dần lấy lại hình ảnh tốt đẹp trong mắt nhà tuyển dụng.
Thùy Trang

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét