Tôi, chủ Blog này, Lê Việt Đức, đang bị Ngân hàng SCB và Manulife phối hợp lừa đảo chiếm đoạt tiền bằng hợp đồng số 2952746922. Tôi đóng tiền cho SCB để tiết kiệm - đầu tư nhưng chúng biến tiền đó thành mua bảo hiểm của Manulife. Đến nay chúng vẫn nhất định không trả. Nếu chúng vẫn không trả, tôi sẽ tố cáo các sai phạm, lừa đảo của nhóm lợi ích SCB và Manulife lên trang này và FB cá nhân của tôi. Mong các bạn theo dõi và loan tin cho nhân dân VN ở khắp nơi trên thế giới biết để tẩy chay chúng.
Thứ Bảy, 10 tháng 11, 2012
Lời ai điếu cho sông Mekong
Sau những nhùng nhằng lý sự trao qua đổi lại giữa các nước, cả nước liên quan lẫn không liên quan tới sông Mekong, không loại trừ trong đó có cả sự nhường nhịn, biết điều, nể nang, biết thân biết phận của Lào, ngày 7.11 vừa rồi được coi như giới hạn cuối cùng khi bạn Lào anh em tuyên bố dứt khoát xây đập thủy điện Xayaburi. Điều đó không chỉ chấm dứt tranh cãi về sông Mekong, mà còn đánh dấu sự rạn nứt khó hàn gắn của một khối liên minh lỏng lẻo, chủ yếu dựa vào tình cảm và thói đàn anh kẻ cả.
Hình ảnh dòng sông mẹ cuồn cuộn ngang trời sẽ không còn nữa. Vẻ đẹp "ngẫm nghĩ voi đi/ thác Khôn cười trắng xóa" sẽ không còn nữa. Bầu sữa phù sa vô tận nuôi những miền châu thổ cũng dần cạn kiệt... Sông Mekong đang từng ngày hấp hối chờ bản điếu văn được đọc lên trong một ngày không xa.
Cũng chả thể chỉ trách Lào. Họ cũng đã cố, ráng nuôi mối tình "Việt-Lào hai nước chúng ta/ Tình sâu hơn nước Hồng Hà, Cửu Long" bao năm nhưng sự kiên nhẫn, biết điều, chịu đựng của họ cũng có hạn. Đến công ty còn trách nhiệm hữu hạn, huống hồ quyền lợi đất nước, dân tộc. Sông Mekong là dòng chảy chung liên quốc gia nhưng phần trên đất họ là tài sản riêng của họ. Bạn Lào nghèo, cầm cự biết điều thế là khá đủ rồi.
Giá như Trung Quốc, Việt Nam, Campuchia tỏ khí chất quân tử, đàn anh, biết làm gương cho đàng hoàng thì đâu đến nỗi. Một mặt ép Lào phải tỏ trách nhiệm với dòng Mekong, với những nước chung dòng, mặt khác giống như anh Chí Phèo, anh hùng làng này cóc thằng nào bằng ta, cứ làm tới, cứ phớt tất, bất kể mồm vừa nói chưa khô nước bọt, tay bút ký còn chưa ráo mực.
Trung Quốc không có quyền gì để bảo Lào đừng xây đập thủy điện bởi cả đống đập hoành tráng của họ trên thượng nguồn Mekong đang chọc vào mắt thiên hạ kia kìa.
Việt Nam và Campuchia cũng chả còn quyền gì ngăn việc xây Xayaburi khi chỉ cách đó vài ngày họ công bố sẽ làm đập Hạ Sesan nơi hạ nguồn trên đất Campuchia. Giá mỗi nước đều biết hy sinh quyền lợi của mình thì có nhẽ đâu Lào dám liều lĩnh, bướng bỉnh như thế. Phen này thì biết tay nhau, bởi không dừng lại ở cái đập Xayaburi gây tranh cãi đó đâu, bạn Lào còn gần chục dự án đập thủy điện cất giữ bấy lâu nay, giờ được dịp tháo cũi sổ lồng. Hãy chờ xem. Chả còn gì ngăn cản được họ nữa. Tình không còn mà lý cũng không.
Việc người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị hôm qua 8.11 chỉ còn biết nói chung chung, bày tỏ mong muốn và hy vọng Lào sẽ thế này thế khác đủ làm ta hiểu rằng bạn Lào đã ngoài vòng cương tỏa, không dễ sai khiến họ nữa. Ngay cả việc ông Nghị vớt vát "chính phủ Lào cho biết sau khi khởi công, nếu phát hiện công trình gây tác hại lớn sẽ ngừng ngay dự án" cũng chỉ là AQ tự an ủi mà thôi. Chả nhẽ lại thẳng thừng "anh đi đường anh tôi đường tôi/ tình nghĩa đôi ta có thế thôi" để bạn vàng phía bắc nhảy vào thì mất sạch à.
Việc Lào chính thức triển khai Xayaburi nói lên điều gì? Với Lào, họ rút ra bài học kinh nghiệm quá xưa: mềm nắn, rắn buông. Còn các nước khác: đừng chỉ biết có mình.
Với riêng Việt Nam, sau "thất bại" tại hội nghị quan chức cao cấp ASEAN tại Phnom Penh hồi tháng 5 để vuột mất Campuchia thì nay với Xayaburi tháng 7 tiếp tục chập chờn mất Lào. Trong vòng hơn 5 tháng, hai bạn giậu mùng tơi lặng lẽ giơ tay chào tạm biệt, kể cũng đau và cũng nên xem lại mình.
9.11.2012
Nguyễn Thông
nguoimiennui15:44 Ngày 09 tháng 11 năm 2012
Lước Nào họ xây thủy điện vì dân của họ cần điện và nhiều thứ khác nữa, không vì những hứa hẹn hão mà làm hại lợi ích của dân tộc họ, có gì đáng trách lắm đâu?Còn chúng ta làm thủy điện bất chấp cuộc sống của dân khó khăn, vật lộn với miếng ăn mà vẫn bất an, không ai chịu trách nhiệm về dân tộc mình, chỉ cốt sao có % của công trình, hết nhiệm kỳ là hạ cánh, bất chấp những hiểm nguy, khó khăn mà dân mình phải chịu...
bầytui16:11 Ngày 09 tháng 11 năm 2012
Việc Lào quyết tâm xây đập Xâyaburi là dấu hiệu cho thấy quan hệ của VN với các nước láng giềng đang có vấn đề. Trung quốc tham lam, to xác là kẻ thù truyền kiếp thì không nói, nhưng đến Campuchia trở mặt và ngay cả Lào "anh em" cũng quay lưng thì chính phủ VN cần phải nghiêm túc nhìn lại mình.
Bác nói đúng, không nên trách Lào mà nên tiên trách kỷ, hậu trách nhân trong vụ này.
Lào đã từng dừng dự án này để suy nghĩ nhưng nay thì họ không cần suy nghĩ cân nhắc nữa mà quyết tâm làm vì họ không muốn hy sinh lợi ích của họ trong khi các nước 'đàn anh' chỉ nói trên mồm mà không làm gương.
Dễ bảo như 'thằng em' Lào mà cũng để họ quay lưng làm ngơ thì đúng là nguy thật rồi.
Thằng Biên17:12 Ngày 09 tháng 11 năm 2012
anh em con m.. gi tui cộng sản. Lào làm vậy là đúng. Nhớ trận đá bóng năm nào ( tớ quên vì không thích bóng đá lắm) Thằng bạ " Kẹo" gì đó giúp ta nhưng khi ta đá với nó ta "luộc" nó hơn chục trái. Vậy trách ai! Chó với nhau cảTrả lời
Xinxin hẳn chocho hẳn22:33 Ngày 09 tháng 11 năm 2012
Khi Lào xây xong thủy điện thì đồng bằng sông Cửu long ngập mặn, lúc đó VN sẽ là nước nhập khẩu gạo lớn nhất thế giới.Thế là 4 nghìn năm ta lại là ta.
“Với riêng Việt Nam, sau “thất bại” tại hội nghị quan chức cao cấp ASEAN tại Phnom Penh hồi tháng 5 để vuột mất Campuchia thì nay với Xayaburi tháng 7 tiếp tục chập chờn mất Lào. Trong vòng hơn 5 tháng, hai bạn giậu mùng tơi lặng lẽ giơ tay chào tạm biệt, kể cũng đau và cũng nên xem lại mình”.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét