Thứ Hai, 19 tháng 11, 2012

Kỳ lạ: "Ngân hàng Nhà nước có thể phát hành vàng nhãn mác riêng"

Quản lý vàng sao mà kỳ lạ thế hả trời. Từ chuyện vàng thường mà cha ông vẫn dùng hàng nghìn năm nay buộc phải quy hết về SJC do vài công ty độc quyền sản xuất đang làm thị trường vàng hỗn loạn, giá trong nước tăng vọt so với giá quốc tế, nay lại định chuyển tiếp sang một nhãn mác vàng của riêng Ngân hàng Nhà nước (nói là để song hành nhưng một khi nó của chính NHNN thì dân sẽ lại bỏ chạy khỏi SJC để chuyển sang nó). Thống đốc còn cho hay, sẽ chờ dân hết điêu đứng sau cú SJC này thì mới làm tiếp cú sau, như vậy mới có hiệu quả. Kinh khủng quá, không biết hiệu quả cho ai đây ?



Thống đốc NHNN cho biết không loại trừ khả năng NHNN sẽ phát hành một nhãn mác vàng của riêng nhằm quy chuẩn và đảm bảo ổn định nền kinh tế.Việc quy vàng miếng về một nhãn mác SJC thực tế đã làm cho không ít người dân lo lắng băn khoăn rằng tại sao Ngân hàng Nhà nước chỉ quan tâm đến việc tạo thương hiệu riêng thay vì quan tâm quản lý chất lượng vàng.
Trước lo ngại về việc lợi ích nhóm ở đây, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình giải thích: Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước xây dựng Nghị định mới để quản lý thị trường này cũng nhằm quản lý chất lượng vàng.
Để chấn chỉnh lại chất lượng vàng thì việc quy vàng về một thương hiệu để sản xuất là bước đầu tiên và cần thiết. Sở dĩ vàng SJC là mác vàng được chọn làm thương hiệu độc quyền vì thương hiệu này chiếm hơn 90% của thị trường.
Theo quy trình chuẩn hóa vàng, bước 1 sẽ chuẩn hóa loại vàng có uy tín nhất, sau đó không loại trừ khả năng Ngân hàng Nhà nước sẽ phát hành một nhãn mác của riêng ngân hàng để song hành. Thống đốc cho hay, kinh nghiệm thực tế của đổi tiền trong thời gian trước đây thấy rằng đổi nhãn mác chỉ diễn ra khi thị trường tương đối ổn định như vậy mới có được hiệu quả.

Ngoài ra, sắp tới theo Nghị định 24 toàn bộ mạng lưới buôn bán vàng miếng sẽ được cấp giấy phép và có tiêu chí về chất lượng do ngân hàng nhà nước quy định.

Cũng tại buổi chất vấn, Thống đốc cho biết, đến nay chưa có cơ quan nào làm khảo sát đánh giá có bao nhiêu vàng trong nền kinh tế. Hiện chỉ ước lượng khoảng 250-300 tấn vàng (tức khoảng tối đa 15 tỷ USD).

Do đó, cần phải chống vàng hóa trong nền kinh tế để khơi thông nguồn tiền này. Tính từ từ 25/5 đến 25/10, hệ thống tổ chức tín dụng đã mua lại của dân hơn 60 tấn vàng. Nếu không rơi vào giai đoạn quý IV, là thời điểm thanh khoản khá căng thẳng, thì các tổ chức tín dụng có khả năng mua tới trên 80 tấn vàng trong năm nay.


Theo NDHmoney

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét