Hai ông Nguyễn Tấn Dũng và Francois Hollande gặp mặt ở Lào
Hội nghị Thượng đỉnh Á – Âu ở Lào bàn về nhu cầu đối thoại xuyên châu lục nhưng các lãnh đạo nước ngoài đều đang gặp nhiều thách thức ở nước nhà và trong vùng.
Tổng thống, thủ tướng hoặc người phó của họ từ 49 quốc gia Âu và Á đổ về Vientiane để bàn về cách thúc đẩy thương mại và tăng trưởng bền vững nhưng câu chuyện bên lề lại có vẻ tập trung vào cuộc khủng hoảng nợ ở châu Âu.
Nhưng theo các hãng thông tấn, các quan chức châu Á cũng mong muốn hai ông Hollande và Monti giải thích về kế hoạch ‘cứu hỏa’ cho cuộc khủng hoảng nợ đang kéo chìm Hy Lạp và làm lung lay nền tảng tài chính công các nước Nam Âu. Sự có mặt của cả Tổng thống Pháp François Hollande và Thủ tướng Ý Mario Monti đem lại uy tín cho hội nghị hai ngày lần này tại Lào, một trong những quốc gia nghèo nhất trong khu vực Đông Nam Á đầy năng động.
Các quan chức châu Á lo ngại rằng với một Liên hiệp châu Âu mắc nợ nhiều, thị trường hàng đầu thế giới chuyên nhập khẩu sản phẩm từ châu Á bị ảnh hưởng nặng, gây tác động liên đới tới tăng trưởng ở châu Á.
Nợ công tại Pháp chiếm tới gần 90% GDB, và ông Francoise Hollande đang phải cắt giảm ít nhất là 10 tỷ euro chi tiêu công từ ngân sách chính ông gọi là "khó khăn nhất trong lic̣h sử".
Mới tháng 9 vừa qua, nhà kinh tế Nicolas Baverez, tác giả cuốn sách Reveillez-Vous (Hãy tỉnh dậy) đánh giá rằng Pháp đang rơi vào suy thoái vì nền kinh tế đang bị coi là "khủng hoảng mô hình".
Quá nhiều thách thức
Chủ tịch Ủy hội châu Âu, ông Jose Manuel Barroso, nói với báo giới khi đến Bangkok một ngày trước rằng Hội nghị ASEM tại Lào có mục tiêu xây dựng các mối quan hệ kinh tế chặt chẽ hơn.
Nhưng ông cũng nêu lên những thách thức đối với ổn định và an ninh khu vực và tỏ ra mong muốn tăng đối thoại với các nước đối tác châu Á.
Ông nói, châu Âu "tin rằng châu Á trở nên ngày càng quan trọng hơn" và cùng nhau, hai châu lục có thể bàn cách đối phó với các thách thức có tầm vóc toàn cầu".
Thế nhưng các lãnh đạo khu vực đến dự hội nghị Á – Âu cũng ở vào vị thế không vui gì hơn các vị khách châu Âu.
Thủ tướng Ôn Gia Bảo hiện bị kéo vào cuộc tranh cãi liên quan đến tin tức báo Mỹ đưa ra, nói thân nhân của ông làm chủ ít nhất 2,7 tỷ USD trong các dịch vụ làm ăn lớn.
Đầu tuần, để bảo vệ uy tín cá nhân, Thủ tướng Ôn Gia Bảo đã đề nghị chính phủ Trung Quốc điều tra về chính các hoạt động của thân nhân mình.
Về mặt chính trị, ông Ôn Gia Bảo đã bị coi là “vịt què” (lame duck) vì sẽ rời vị trí vài tháng sau khi Trung Quốc hoàn tất Đại hội Đảng 18.
Quan hệ giữa các nước Đông Bắc Á cũng không tốt đẹp với tranh chấp lãnh hải, biển đảo đang tiếp tục nóng lên.
Kinh tế Nhật, kể cả sản xuất xe hơi và ngành hàng không dân dụng đang bị ảnh hưởng vì đợt tẩy chay tại Trung Quốc do tranh chấp Điếu Ngư/Senkaku.
Không chỉ có vậy, Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda cũng tới Lào ở vị thế yếu.
Sự ủng hộ cho ông Noda và chính phủ của Đảng Dân chủ cầm quyền tại Nhật đang tụt giảm mạnh, khiến ông có thể phải cho mở cuộc bầu cử trước hạn.
Cũng vì thế, để không tỏ ra là đang chịu sức ép từ Trung Quốc, Nhật Bản sẽ không nêu chủ đề biển đảo tại Vientiane lần này.
Đến Lào, cả lãnh đạo Trung Quốc và Nhật Bản đều không trông đợi sẽ có tiến triển trong đối thoại tự do hóa thương mại với khối EU.
EU hiện vẫn không hài lòng về điều các nhà nông châu Âu cho là thuế nhập khẩu cao mà Nhật Bản áp dụng với hàng hóa của họ.
Tại Asean, hiện có tin Lào chuẩn thuận quyết định xây đập Xayaburi trên sông Mekong với một đề án có chỉnh sửa dù các nước như Việt Nam đề nghị Vientiane tiếp tục nghiên cứu về tác động môi trường của công trình 3,5 tỷ USD.
Tuyên bố của Lào được đưa ra sáng thứ Hai, ngay trước khi Hội nghị Thượng đỉnh Âu – Á nhóm họp tại thủ đô nước này với các lãnh đạo nước ngoài, gồm cả Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng tham gia.
Đến dự hội nghị thượng đỉnh Á – Âu sau kỳ họp Hội nghị Trung ương Đảng về kiểm điểm và tự phê, Thủ tướng Việt Nam, ông Nguyễn Tấn Dũng cũng ở vào vị thế yếu hơn nhiều so với trước.
Kinh tế Việt Nam cũng đang bộc lộ nhiều khó khăn do hệ thống ngân hàng biến động, bất động sản ngưng trệ và đầu tư nước ngoài giảm hẳn.
Trong khi đó, nợ xấu của khu vực quốc doanh vẫn chưa có hướng giải quyết rõ.
Hiện chưa rõ ông Dũng sẽ phản ứng thế nào trước tin Lào cho xây đập Xayaburi, bất chấp lời phản đối từ Việt Nam, nước từng là đồng minh lâu năm của Vientiane nhưng đang mất ảnh về cho Trung Quốc tại Lào.
Cũng chưa rõ lãnh đạo Việt Nam có đồng ý đề nghị mà Philippines đưa ra sáng nay 5/11 về một “giải pháp quốc tế cho tranh chấp vùng biển Nam Trung Hoa”.
Ông Benigno Aquino đã nêu vấn đề này khi gặp các lãnh đạo EU và Tổng thống Thụỵ Sỹ Eveline Widmer-Schlumpf cùng Thủ tướng Na Uy Jens Stoltenberg tại Lào.
Quan điểm của Philippines là dùng chủ đề “an ninh hàng hải” để thu hút sự ủng hộ của các nước châu Âu.
Theo quan chức báo chí Philippines được các hãng thông tấn trích lời thì cả EU và Thụy Sỹ và một phần nào đó là cả Na Uy đã “ra chỉ dấu ủng hộ cho Philippines” rằng mọi xung đột và tranh chấp lãnh thổ trên biển Nam Trung Hoa phải được giải quyết hòa bình và theo luật quốc tế”.
Tuy nhiên, cũng chưa rõ phái đoàn Trung Quốc sẽ phản ứng thế nào nếu Philippines đưa chủ đề này ra hội nghị.
Cho tới nay, quan điểm của Bắc Kinh là không đàm phán đa phương về vùng biển họ gọi là Nam Hải
-------------
RFI:
Tổng thống Pháp François Hollande thừa nhận : « Tại châu Á, có một sự nghi ngờ về khả năng của châu Âu trở thành một khu vực ổn định và tăng trưởng ». Do vậy, theo nguyên thủ Pháp, cần phải chứng minh cho châu Á thấy « châu Âu vẫn là một cường quốc kinh tế » và hiện nay, châu Âu đã đang nỗ lực tái lập ổn định và thúc đẩy tăng trưởng, thành lập Liên minh ngân hàng, qua đó « trấn an các nhà đầu tư châu Á, và thúc đẩy họ quay lại thị trường châu Âu ».
Từ thủ đô Lào, thông tín viên RFI Florent Guignard tường trình:
Khi châu Âu gặp châu Á, thì trước tiên là để nói về kinh tế. Một lần nữa, đó là thông điệp đầy lạc quan mà tổng thống Pháp François Hollande đưa ra, khi ông tới Viên Chăn, thủ đô Lào. Nguyên thủ Pháp muốn trấn an châu Á. Ông nói " Châu Âu sẽ ra khỏi khủng hoảng, châu Âu đang ở giai đoạn cuối của cuộc khủng hoảng khu vực đồng euro nhưng chưa ở thời kỳ cuối của cuộc khủng hoảng kinh tế".
Lại một lần nữa, tổng thống Pháp François Hollande nhắc lại một trong những chủ đề chính trong chiến dịch vận động tranh cử của ông : "Thế giới cần tăng trưởng chứ không phải là thắt lưng buộc bụng". Châu Á đã tranh thủ được nhiều tăng trưởng của châu Âu trước đây, bây giờ, đến lượt châu Á lôi kéo tăng trưởng của châu Âu. Đây là nội dung chính thông điệp mà ông Hollande đưa ra trong các cuộc gặp với các đối tác và trong nhiều cuộc hội đàm đã được sắp xếp.
Tổng thống Pháp vui đùa : Với chi phí ít, chúng ta gặp được rất nhiều người, khi ông nói tới cuộc gặp với thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo, người tỏ ra « không quan tâm lắm đến vấn đề tiền tệ », bởi vì ông sắp sửa thôi chức. Kể từ khi nhậm chức tổng thống, người ta ít nghe thấy ông Hollande lên tiếng đòi nâng giá đồng nhân dân tệ, được coi là vũ khí thương mại của Trung Quốc. Thế nhưng, đây cũng chính là một trong số 60 cam kết của ông Hollande trong chiến dịch tranh cử tổng thống.
Hôm nay, tại Viên-Chăn, tổng thống Pháp François Hollande đã tổ chức họp báo và ông chỉ trích hiện tượng cạnh tranh không bình đẳng trong thương mại giữa hai châu lục, do giá nhân công tại châu Á rẻ, một số đồng tiền các nước châu Á, đặc biệt là nhân dân tệ của Trung Quốc, bị kìm giữ ở mức dưới giá trị thực, gây nên các mất cân đối trong trao đổi mậu dịch.
Nguyên thủ Pháp nhấn mạnh , một số các nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc, có đồng tiền không chuyển đổi. Cần phải tiến hành cải cách hệ thống ngân hàng quốc tế, qua đó, tái lập được cân bằng trong cán cân thương mại giữa hai nhóm nước.
Tổng thống Hollande nói thẳng : « Thâm hụt thương mại giữa Pháp là Trung Quốc lên tới 27 tỷ euro mỗi năm, có nghĩa là chiếm gần 40% tổng thâm hụt thương mại của Pháp. Chúng tôi không thể chấp nhận điều này ».
Bên lề Thượng đỉnh ASEM, tổng thống Pháp có nhiều cuộc hội đàm song phương với lãnh đạo các nước. Hôm nay, ông Hollande đã gặp với thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng.
Từ thủ đô Lào, thông tín viên RFI Florent Guignard tường trình:
Khi châu Âu gặp châu Á, thì trước tiên là để nói về kinh tế. Một lần nữa, đó là thông điệp đầy lạc quan mà tổng thống Pháp François Hollande đưa ra, khi ông tới Viên Chăn, thủ đô Lào. Nguyên thủ Pháp muốn trấn an châu Á. Ông nói " Châu Âu sẽ ra khỏi khủng hoảng, châu Âu đang ở giai đoạn cuối của cuộc khủng hoảng khu vực đồng euro nhưng chưa ở thời kỳ cuối của cuộc khủng hoảng kinh tế".
Lại một lần nữa, tổng thống Pháp François Hollande nhắc lại một trong những chủ đề chính trong chiến dịch vận động tranh cử của ông : "Thế giới cần tăng trưởng chứ không phải là thắt lưng buộc bụng". Châu Á đã tranh thủ được nhiều tăng trưởng của châu Âu trước đây, bây giờ, đến lượt châu Á lôi kéo tăng trưởng của châu Âu. Đây là nội dung chính thông điệp mà ông Hollande đưa ra trong các cuộc gặp với các đối tác và trong nhiều cuộc hội đàm đã được sắp xếp.
Tổng thống Pháp vui đùa : Với chi phí ít, chúng ta gặp được rất nhiều người, khi ông nói tới cuộc gặp với thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo, người tỏ ra « không quan tâm lắm đến vấn đề tiền tệ », bởi vì ông sắp sửa thôi chức. Kể từ khi nhậm chức tổng thống, người ta ít nghe thấy ông Hollande lên tiếng đòi nâng giá đồng nhân dân tệ, được coi là vũ khí thương mại của Trung Quốc. Thế nhưng, đây cũng chính là một trong số 60 cam kết của ông Hollande trong chiến dịch tranh cử tổng thống.
Hôm nay, tại Viên-Chăn, tổng thống Pháp François Hollande đã tổ chức họp báo và ông chỉ trích hiện tượng cạnh tranh không bình đẳng trong thương mại giữa hai châu lục, do giá nhân công tại châu Á rẻ, một số đồng tiền các nước châu Á, đặc biệt là nhân dân tệ của Trung Quốc, bị kìm giữ ở mức dưới giá trị thực, gây nên các mất cân đối trong trao đổi mậu dịch.
Nguyên thủ Pháp nhấn mạnh , một số các nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc, có đồng tiền không chuyển đổi. Cần phải tiến hành cải cách hệ thống ngân hàng quốc tế, qua đó, tái lập được cân bằng trong cán cân thương mại giữa hai nhóm nước.
Tổng thống Hollande nói thẳng : « Thâm hụt thương mại giữa Pháp là Trung Quốc lên tới 27 tỷ euro mỗi năm, có nghĩa là chiếm gần 40% tổng thâm hụt thương mại của Pháp. Chúng tôi không thể chấp nhận điều này ».
Bên lề Thượng đỉnh ASEM, tổng thống Pháp có nhiều cuộc hội đàm song phương với lãnh đạo các nước. Hôm nay, ông Hollande đã gặp với thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét