Campuchia có phản bội Việt Nam hay không?
- Campuchia đã từng là đồng minh thân cận của Việt Nam trong quá khứ. Mối quan hệ này xoay quanh cuộc chiến chống Khmer Đỏ do Trung Quốc giật dây. Thủ tướng Hunsen của Campuchia, người cầm quyền đến bây giờ là do Việt Nam đưa lên thay chính quyền Polpot.
Từ sau vụ việc “ASEAN không ra được thông cáo chung”
hồi giữa tháng 7, trong dư luận Việt Nam đã hình thành một tâm lý cho
rằng Thủ tướng Hunsen và người Campuchia đã phản bội, bán đứng Việt Nam
để ngả vào tay Trung Quốc.
Đây là lý do khiến tôi phải bày tỏ quan
điểm của mình, từ góc độ của một người luôn theo dõi chặt chẽ diễn biến
tình hình biển Đông và quan hệ ngoại giao trong khu vực.
Bản chất của vấn đề này là như thế nào? Trước hết, ta phải tóm tắt lại một chút:
Lần đầu tiên trong 45 năm, Hội nghị bộ
trưởng ngoại giao ASEAN lần thứ 45 đã không thông qua được thông cáo
chung. Ngoại trưởng Campuchia Hor Namhong nói chính phủ ông không ủng hộ
bất cứ bên nào trong các tranh chấp. Trước vụ việc này, Việt Nam nói
lấy làm tiếc vì hội nghị không thông qua thông cáo chung, trong khi
Philippines tức tối chỉ trích Campuchia không tiếc lời. Indonesia thì cử
ngoại trưởng Marty Natalegawa thực hiện một chuyến “ngoại giao con
thoi” và nhảy như cóc đến các nước liên quan. Trung Quốc thì im lặng
trên mặt ngoại giao.
Điều đầu tiên tôi cần nói là nhận xét của tôi về Campuchia:
Campuchia đã từng là đồng minh thân cận
của VN trong quá khứ. Mối quan hệ này xoay quanh cuộc chiến chống Khmer
Đỏ do TQ giật dây. Thủ tướng Hunsen của Campuchia, người cầm quyền đến
bây giờ là do VN đưa lên thay chính quyền Polpot thân TQ. Ngày nay ở
Campuchia, VN vẫn làm rất nhiều điều như nhận đào tạo, giáo dục cho
Campuchia về mặt nhân lực, hỗ trợ về mặt chính trị, thậm chí, trực tiếp
đào tạo tướng lĩnh cho Campuchia.
Nhưng Campuchia của hiện tại có còn là đồng minh của Việt Nam không?
Bây giờ tôi có 3 chuyện ngoài lề mà tôi đã được nghe về mối quan hệ Campuchia -VN:
- Trước đây, khi chính phủ mới thành lập
(sau Polpot) bị Thái Lan đánh để giành đất, Campuchia chống không nổi,
gọi đến VN, VN im lặng không nói gì, chỉ bảo với Campuchia: “Đem quân
phục lính Campuchia qua đây”. VN cho quân đội mặc quân phục Campuchia
vào và đánh lùi quân Thái về biên giới. Vậy Thái có biết không? Biết
chứ, tức lắm, nhưng không làm gì được VN cả! Nói vậy cho bạn thấy VN
trên quốc tế có thể không nói nhiều, nhưng luôn giúp đỡ ngầm cho
Campuchia, điều này thiết thực hơn vô số các tuyên bố sáo rỗng, và
Campuchia biết điều đó.
- Vụ kế tiếp là tranh chấp ngôi đền
Preah Vihear, vừa mới nghe UNESSCO công bố là di sản thế giới là Thái
Lan ngay tức khắc giở trò. Thế là Thái bắt đầu kèn cựa Campuchia. Rạch
ròi ra thì ngôi đền đó thuộc đất của Campuchia, nhưng trớ trêu nỗi là
một phần mảnh đất thuộc ngôi đền đó lấn qua đất Thái, vì thế Thái mới
kiếm chuyện.
Trớ trêu thứ hai, cái đền ở trên núi,
đường đi từ Campuchia đến ngôi đền toàn núi là núi rất khó đi, trong khi
đường từ Thái Lan vòng qua rất gần, chỉ hơi dốc, cho nên Campuchia lâm
vào thế của nhà mình mà khó phát triển du lịch, còn Thái cơ sở vật chất
tốt mà lại không được sở hữu ngôi đền để phát triển du lịch (cả hai nước
này đều kiếm sống bằng du lịch). Và tức khắc, xe tăng quân đội kéo ra
ầm ầm để dọa nhau.
Bí thế, em Campuchia hỏi anh VN: “Giờ
phải làm sao”. VN trả lời: “Phần đất mày mày cứ lo giữ đi, còn vụ vô đền
để tao, tao xây tuyến cáp treo xuyên qua núi dẫn vào đền, cho mày tha
hồ làm du lịch!”. Đây là ví dụ tiếp theo về việc sự “giúp đỡ trong im
lặng” của Việt Nam đối với Campuchia.
- Vụ gần đây nhất là Campuchia gặp thiên
tai, trên báo VN đăng tin các chiến sĩ bộ đội biên phòng VN qua
Campuchia giúp đỡ người dân. Ta thấy gì qua mẩu tin này? Liệu việc triển
khai quân đội vào quốc gia một nước khác có dễ dàng vậy không, dù là
với mục đích nào đi chăng nữa? Bạn thể tưởng tượng nổi chuyện bộ đội
Trung Quốc vượt qua biên giới Việt Nam để cứu trợ người dân không?
Bây giờ hãy trở về với cái thông cáo
chung ASEAN. Cái thông cáo ấy thực ra mà nói, nó chẳng là gì cả. Hãy
nhìn vào một thực tế là ba cái COC, DOC gì gì đó của ASEAN có đủ sức
kiềm chế TQ hay không, khi mà TQ vốn từ xưa tới nay chẳng bao giờ tuân
thủ luật pháp quốc tế, toàn chơi luật rừng đè lên các nước nhỏ bé? Lẽ
hiển nhiên, ai có thể làm gì TQ khi mà TQ là ủy viên thường trực hội
đồng bảo an LHQ?
Bạn biết tại sao mỗi khi tòa án quốc tế
mở phiên xử đồng bọn Polpot thì rốt cục chả bao giờ đi đến đâu không?
Bởi vì cứ mỗi khi hỏi đến câu: “Ai là kẻ sai các người thảm sát dân
chúng, ai đứng sau vụ này?” là hoãn, không xử nữa. Vậy bạn đã hiểu là
tòa án ngại dính đến TQ như thế nào chưa?
Vậy nhìn một cách thoáng ra, cái thông
cáo ấy có thông qua cũng chả được gì hết, sở dĩ mọi người sốt sắng vì lí
do: “đây là lần đầu tiên sau 45 năm…”. Theo tôi, ngược lại có khi không
thông qua lại hay hơn, ai biết được tương lai VN có “mua dây buộc mình”
với cái tuyên bố chung ấy không? Ai biết được cuộc chiến biển Đông
tương lai, cái thông cáo này có làm khó dễ VN ở mặt ngoại giao không?
Kế đến, tất nhiên là thái độ của Việt Nam:
Với quan sát của tôi, ngạc nhiên nhất là
phản ứng rất “nhẹ nhàng” từ phía Việt Nam. Tất cả những gì Bộ trưởng
ngoại giao VN nói Chỉ gói gọn trong câu “VN lấy làm tiếc vì ASEAN đã
không thông qua được thông cáo chung”.
Tại sao lại như thế? Nếu như nước chủ
nhà khiến thông cáo chung không thể thông qua được là Thái Lan, hay
Malaysia, Myanmar, Brunei thì ta còn có thể bình tĩnh, nhưng đây là
Campuchia, quốc gia chịu ảnh hưởng lớn của VN cơ mà? Vậy tại sao VN lại
nói một câu cụt lủn như vậy? Chả có nhà báo quốc tế nào buồn truy hỏi
lãnh đạo VN, chỉ có BBC Việt Ngữ đoán già đoán non, chém gió và móc
ngoáy bằng những lời lẽ rẻ tiền thường thấy trên trang của họ bằng các
nguồn tin không chính thống, vỉa hè. Và thái độ im ỉm của Việt Nam chính
là điều khiến tôi ngạc nhiên hơn cả việc Campuchia phản bội hay việc
không thông qua thông cáo.
Sau vụ đó, thái độ của ban lãnh đạo VN chỉ có thể xuất hiện một trong hai trường hợp sau:
- Một là: Ban lãnh đạo VN bên ngoài im
lặng và cười trừ nhưng bên trong thì cay cú vì bị phản bội và chờ có dịp
nào đó đáp lại. Tuy nhiên, tôi không tin TQ có thể chen ngang phá nhanh
như vậy chỉ bằng vài cái thỏa thuận kinh tế không rõ ràng với
Campuchia.
- Hai là: VN đang ngấm ngầm làm gì đó!
Cái này thì rất mơ hồ, nhưng tôi nghiêng về quan điểm này hơn. Ngoại
giao VN luôn luôn là thế mạnh của đất nước, với sự khôn khéo trong phát
ngôn, cẩn thận trong từng đường đi nước bước, với sự bình tĩnh và điềm
đạm trong suy nghĩ, khả năng nhìn xa trông rộng về mặt chính trị, đối
ngoại. Thật khó tin là VN bị TQ dắt mũi bằng cách dùng Campuchia chen
ngang phá hoại sau nhiều năm kiểm soát Campuchia gần như toàn diện. Càng
khó tin hơn nữa khi Philippines và Campuchia cãi nhau nảy lửa thì Việt
Nam “bình chân như vại”.
Dưới đây là một số suy đoán của tôi về khả năng thứ hai này:
- VN chỉ đạo Campuchia cố tình phá hoại
để không thông qua được thông cáo chung, nhằm gài ngược đồng minh
Campuchia vào lòng địch.
- VN tạo cơ hội để Campuchia nhận được
các khoảng tiền và đầu tư hứa hẹn của TQ nhằm phát triển kinh tế, đổi
lại sẽ nhận được các lợi ích khác từ Campuchia.
- Chính VN chỉ đạo Campuchia phá hoại
cái thông cáo chung này vì bên ngoài bằng mặt bên trong không bằng lòng
với ngôn từ tuyên bố. Có thể lãnh đạo VN nghĩ rằng cái thông cáo chung
lần này có thể ảnh hưởng đến cuộc chiến tranh tương lai của VN với TQ,
hay ảnh hưởng đến quyền lợi giành lại Hoàng Sa, Trường Sa từ tay TQ? Hãy
để ý điểm đặc biệt là “ngoại trưởng ASEAN không thể đồng ý về câu từ
cho phần nói về Biển Đông trong tuyên bố chung.” Liệu nó có gì đó khúc
mắc khiến VN buộc phải chỉ đạo Campuchia phá?
Tôi dám đưa ra các suy luận này bởi lẽ
sau một thời gian dài theo dõi từng nhất cử nhất động của VN về ngoại
giao và biển Đông, về các lần tổ chức họp hành lúc làm chủ tịch luân
phiên ASEAN, những lần ngoại giao của nguyên thủ quốc gia, từng câu phát
biểu của họ với truyền thông thế giới, tôi hoàn toàn không tin VN bị
động trước mấy cái trò mèo phá bĩnh của TQ.
Bàn thêm về chuyến ngoại giao con thoi
của Ngoại trưởng Indo Natalegawa: Chả có gì nhiều để nói, có thể chỉ là
trò hề của ASEAN bày ra cho hợp pháp cách thức xoa dịu các thành viên
ASEAN, hoặc chỉ đơn giản là Indonesia nhanh chân nhảy ra “chơi trò anh
lớn”, đi vỗ về các thành viên VN, Philip, Campuchia để kiếm thêm lòng
tin từ ASEAN và cộng đồng quốc tế.
Còn về thái độ và quan điểm của TQ: Chắc
chắn là rất hí hửng. Có lẽ cái mà bây giờ TQ nhìn thấy hoặc đang cố mơ
thấy là nội bộ ASEAN chia rẽ, cãi nhau hay cái gì đó đại loại vậy. Và
gần đây TQ đã yên tâm quay sang mặt trận phía Đông kích động, phá phách
Nhật Bản.
Trong trường hợp thông cáo chung được ký thì sao?
Khi đó ASEAN sẽ đem nó ra gây sức ép với
TQ. Nhưng TQ hoàn toàn có thể bịa rất bất cứ lý do gì đó để từ chối
tuân theo, như xung đột “lợi ích cốt lõi” của mình chẳng hạn, mà có ậm ừ
đồng ý thì cũng sẽ nhanh chóng gạt bỏ nó bằng các hành động phá hoại
cấp thấp như bắt bớ, đánh đập ngư dân nước khác, đưa tàu tiến vào lãnh
thổ có chủ quyền của nước khác, như vẫn làm đều đều hàng ngày. Việc
ASEAN không ra thông cáo chung chỉ làm TQ bớt phải nghĩ cách để đối phó
với dư luận quốc tế mà thôi.
Lời kết:
Đừng nghĩ là tôi viết bài này để bênh
cho Campuchia, tôi chả có tí quan hệ hay đặc quyền đặc lợi nào ở
Campuchia cả nhé. Tôi chỉ cho rằng có thể chúng ta sẽ nói hớ khi nặng
lời quy kết cho Campuchia và chính quyền Hunsen là kẻ phản bội. Lý do
thứ hai khiến tôi viết bài là vì cảm thấy thú vị trước sự im lặng đến
chết người từ phía VN. Như mọi khi, chính phủ nhà ta vẫn thật khó đoán,
chắc đang “ngồi đâu đó nhìn ra với những cái đầu lạnh”. Tình hình hứa
hẹn càng lúc càng phức tạp và rất đáng để quan tâm, theo dõi.
NIGHTMOONLIGHT
___________________________________
Xem thêm:
>> Campuchia bán đứng láng giềng gần, Trung Quốc cười thầm
>> Trung Quốc đã 'mua trọn gói' Campuchia như thế nào?
>> Tiếng Hoa đã thay thế tiếng Anh ở Campuchia
>> Campuchia tiếp tục chỉ trích Việt Nam và Philippine
>> Ông Hun Sen, đừng u mê vì thực dụng
>> Khi kẻ gây chia rẽ nói 'không muốn chia rẽ'
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét