Thứ Tư, 8 tháng 8, 2012

So sánh sức mạnh quân sự Trung - Ấn


Cuộc chạy đua giành ưu thế ở khu vực giữa Trung Quốc và Ấn Độ đã tạo ra một cuộc chạy đua quân sự hóa, với việc Ấn Độ cố gắng ngang ngửa với Trung Quốc về quân sự.
Sự ganh đua ngày càng mạnh giữa Trung Quốc và Ấn Độ đại diện cho một trong những trường hợp hấp dẫn nhất của nghiên cứu an ninh quốc tế hiện đại. Lý do hiển nhiên nhất cho sự hấp dẫn là cả hai nước đều phát triển nhanh chóng về kinh tế và có dân số hơn 1 tỷ người và nhiều yếu tố khác.

Cả hai nước đều ganh đua giành ảnh hưởng tại khu vực và có nhiều bất đồng về lãnh thổ chưa thể giải quyết, thậm chí còn xảy ra một cuộc chiến ngắn vào năm 1962. Cuối cùng, cả Trung Quốc và Ấn Độ đều hiện đại hóa quân đội một cách có hệ thống và chỉ có hai nước này trên thế giới có liên hệ tới các chương trình vũ trang quy mô lớn.
Lực lượng
Theo các số liệu thống kê tính tới 2012, dân số Ấn Độ là 1.189.172.902 người trong khi Trung Quốc có 1.336.718.015 người. Số lượng người có thể phục vụ cho quân đội của Trung Quốc hiện cao hơn so với Ấn Độ, lần lượt là 749.610.775 và 615.201.057.
Về số lượng máy bay, Ấn Độ có 2.462 chiếc thì Trung Quốc có gần gấp đôi với 5.176 chiếc. Về tàu sân bay, Trung Quốc và Ấn Độ đều chỉ có một chiếc. Tuy nhiên, về số lượng tàu khu trục, Ấn Độ chỉ bằng 1/3 của Trung Quốc, với 8 tàu so với 25 tàu. Về tàu ngầm, trong khi Trung Quốc có 63 chiếc thì Ấn Độ chỉ có 15.

Tàu sân bay
- Ấn Độ có tàu sân bay hạng Viraat. Chiếc Viraat khởi đầu sự sống là HMS Hermes, tàu sân bay hạng Centaur được hạ thủy vào những năm 1950. Tàu này đã hoạt động được 6 thập niên và trải qua vô số lần sửa chữa, vì thế điểm duy nhất của con tàu này có dấu ấn của giữa thế kỷ 20 là vỏ tàu.
Tàu sân bay Viraat có thể mang theo 30 máy bay, thông thường gồm trực thăng và chiến đấu cơ Sea Harries. Hệ thống phòng không của tàu gồm một cặp súng máy Bofors 40mm và hệ thống SAM Barak 16 lỗ. Hải quân Ấn Độ dự định sửa chữa một chiếc tàu sân bay của Nga, chiếc Đô đốc Gorshkov (INS Vikramaditya) để đưa vào hoạt động trong năm nay và sau đó là chiếc hàng không mẫu hạm hạng Vikrant sau năm 2015. Nếu mọi việc diễn ra theo kế hoạch, chiếc Viraat già cỗi cuối cùng sẽ được cho về hưu vào cùng thời điểm.
- Hải quân của quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc sở hữu một chiếc tàu sân bay của Nga hạng Kuznetsov tên là Varyag. Sau khi thuộc về Trung Quốc, nó có tên là Shi Lang. Tàu này đã được thử nghiệm vào tháng 8/2011 và dự kiến sẽ đi vào hoạt động có giới hạn vào tháng 8 năm nay.
Hải quân Trung Quốc dự định mở rộng đội tàu sân bay sau khi tàu Shi Lang đi vào hoạt động. Theo đó, Trung Quốc định đóng thêm 4 tàu sân bay nữa với kinh nghiệm rút ra từ sửa chữa tàu Varyag.
Tên lửa không đối không
Cả không quân Ấn Độ và Trung Quốc đều giữ một lượng lớn tên lửa không đối không cũ trong kho. Tuy nhiên, phần so sánh dưới đây chỉ tập trung vào những loại hiện đại nhất mà hai nước cùng có và loại nào của Ấn Độ tương ứng với Trung Quốc, cũng như ngược lại.
- PL-12 (của Trung Quốc): Là loại tên lửa không đối không do Trung Quốc sản xuất, nó ngang hàng với loại AA-12 của Nga và AIM-120 của Mỹ. Ra mắt vào năm 2005 và có phối hợp với công nghệ của Nga, Israel, loại tên lửa có radar dẫn đường, ngoài tầm nhìn này có thể bay xa tối đa là 70km. Kích cỡ của đầu đạn hiện chưa rõ.
Astra (của Ấn Độ): Tên lửa Astra của Ấn Độ có thể sánh với loại PL-12 của Trung Quốc. Astra là tên lửa không đối không đầu tiên do Ấn Độ tự phát triển. Là loại tên lửa ngoài tầm nhìn, Astra có tầm bay xa là 80 km và mang được đầu đạn 15 kg.
- AA-12 (của Trung Quốc): Loại tên lửa không đối không do Nga sản xuất được ra mắt vào giữa những năm 1980. So với loại AIM-120, nó có thể điều khiển dễ dàng hơn và mang được đầu đạn lớn hơn. AA-12 là loại tên lửa ngoài tầm nhìn, được radar chỉ đường và có khả năng bắn và bỏ. Tầm xa tối đa của tên lửa này là 80km, nó có thể mang đầu đạn nặng tới 30kg.
AA-12: Ấn Độ cũng sử dụng loại tên lửa này. Hiển nhiên là loại tên lửa này được dùng cùng với máy bay do Nga sản xuất nhưng nó cũng có thể được sử dụng từ máy bay chiến đấu cơ Mirage 2000 do Pháp sản xuất, loại Ấn Độ đang có.
- Super 530 (Ấn Độ): Loại tên lửa không đối không của Ấn Độ này thường đi kèm với chiến đấu cơ Mirage 2000 do Pháp sản xuất. Đây là loại tên lửa có tầm xa khoảng 37 km, mang theo đầu đạn 31kg.
Trung Quốc không có loại tên lửa không đối không nào tương ứng với Super 530.
- PL-8 (của Trung Quốc): Tên lửa này là bản sao của loại Python-3 của Israel. Ra mắt vào những năm 1990, PL-8 là tên lửa đa mặt đầu tiên của Trung Quốc, có nghĩa là phi công không cần hướng máy bay vào mục tiêu để bắn. Tầm xa của PL-8 là 15km và có thể đem theo đầu đạn nặng 10 kg. PL-8 là loại tên lửa không đối không tầm ngắn.
Python-5 (của Trung Quốc): Tên lửa này đại diện cho loại tên lửa không đối không có khả năng tìm nhiệt tốt nhất do Israel sản xuất. Dù sử dụng hệ thống chỉ đường bằng hồng ngoại nhưng đó là loại tên lửa ngoài tầm nhìn, có khả năng tấn công nhiều hướng. Python-5 đã được dùng trong cuộc chiến Lebanon năm 2006. Tầm xa chưa tới 20km và có thể mang đầu đạn nặng 11kg.
Chi tiêu quân sự
- Năm ngoái, Trung Quốc tăng chi tiêu quân sự 12,7% và năm nay tăng thêm 11%, việc này gắn với sự quả quyết ngày càng tăng của Trung Quốc với các tuyên bố về lãnh thổ. Việc tăng ngân sách quốc phòng hai con số trong nhiều năm qua của Trung Quốc đã hiện đại hóa quân đội nước này. Trung Quốc đã mua và tự chế nhiều vũ khí tối tân, gồm cả chiến đấu cơ tàng hình J-20 và tàu sân bay.
- Năm ngoái, chi tiêu quân sự của Ấn Độ tăng 12% và nước này hiện là quốc gia thu mua vũ khí hàng đầu thế giới
  • Hoài Linh (Theo CIO, EconomicTimes)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét