Thứ Bảy, 4 tháng 8, 2012

Giá theo đường giá, lương đường lương


Thật sự bị ‘sốc’ khi đọc bài Điện, xăng, gas dồn dập tăng giá: Dân 'sốc', nhiều bạn đã gửi email phản hồi đến Báo VietNamNet.

Giá xăng đã tăng...(ảnh minh họa)
 
Các DNNN ‘rủ’ nhau tăng giá?
Email changkhothuychung00782@yahoo.com thốt lên: “Thật là kỳ lạ, giá các mặt hàng tăng đều là những hàng hóa độc quyền của những doanh nghiệp nhà nước. Tôi kiến nghị Chính phủ có biện pháp kiểm soát chặt chẽ hơn nữa mấy ‘ông lớn’ này như: Kiểm soát chặt giá cả đầu vào, thanh kiểm tra sổ sách. Tôi nghĩ Thanh tra Chính phủ, Kiểm toán nhà nước phải cùng vào cuộc để bảo vệ lợi ích người tiêu dùng”.
Tâm trạng của email cuongvqh1@yahoo.com cũng tương tự: “Thật không hiểu như thế nào? Người dân thì đang khốn đốn, doanh nghiệp thì đang phá sản hàng loạt, nhưng mấy ‘ông độc quyền’ bán hàng theo cơ chế thị trường nửa mùa thì vẫn vô tư tăng giá thu tiền của dân bù vào thất thoát do kinh doanh ngoài ngành thua lỗ, tham ô. Cứ thế này không hiểu xã hội tiến lên kiểu gì”?

Bạn Hương (email mopvn045@gmail.com) thắc mắc: “Giảm giá thì nhỏ giọt nhưng tăng giá thì gấp đôi, gấp ba.... Mọi thứ đều tăng giá. Dân ‘sốc’. Không biết nhà nước có chính sách gì mới trước sự thay đổi này đây”?
Bạn Nguyễn Vân (email vanguyen@gmail.com) nói ‘mát’: “Thế mà nói CPI giảm. Muốn CPI giảm thì cứ bỏ ra ngoài ‘giỏ hàng hóa’ tất cả các loại tăng giá liên tục như xăng, điện, gas, thực phẩm.... Còn trên thực tế đời sống của người dân thực sự giảm sút thì có đả động đến đâu”?
Giọng của bạn Dân Bình (email minhsnb7@gmail.com) cũng đồng điệu: “Một hiện tượng đục nước béo cò! Có lẽ các Tập đoàn Điện lực, xăng dầu, gas cho rằng lúc này có xu hướng giảm phát thì sẽ thuận lợi cho việc tăng giá các mặt hàng của họ vì nó không ảnh hưởng đến chỉ số CPI. Có khi nó lại làm cho chỉ số CPI nhích lên một chút góp phần cho báo cáo kinh tế cuối năm ‘sáng sủa’ hơn”!
Email dothi.hoa.140@facebook.com cảm thán: “Khổ thân người dân, lương thì thấp, nhiều DNNN lại ‘rủ’ nhau tăng giá, sống làm sao được! Chết vì ‘bão giá’ mất thôi”.
Bạn Nguyễn Duy Khánh (email hanoi1986.2010@gmail.com) phụ họa: “Không lối thoát. Chán. Cái gì cũng tăng giá thì người dân như chúng tôi làm gì có chỗ để thở nữa?”
Cùng chung nỗi khổ tăng giá mà email hunggia_226@yahoo.com.vn vẫn khôi hài khi so sánh: “Các anh các chị là công chức, ít ra thì đồng lương cũng có tăng chút đỉnh. Còn như nông dân chúng tôi thì biết làm sao? Sản phẩm làm ra khó tiêu thụ, không biết rồi làm gì để sống cho qua ngày đây”?

Bạn Nguyễn Duy Khánh (email hanoi1986.2010@gmail.com) phụ họa: “Không lối thoát. Chán. Cái gì cũng tăng giá thì người dân như chúng tôi làm gì có chỗ để thở nữa?”
Email thienanhvn86@yahoo.com lại ‘nhái’ cả thơ Hàn Mặc Tử: “Nhắc đến cờ Domino, có lẽ nhiều người hiểu và biết cách chơi trò chơi nhẹ nhàng mà đơn giản này. Nhưng khi áp dụng vào nền kinh tế lạm phát, chả ai dám nhận mình có thể biết chơi và thắng cả. Không biết bao nhiêu lần, dân kêu nhưng vẫn ‘giá theo đường giá, lương đường lương”.
“Người tiêu dùng đang bị dồn vào chân tường, nhưng ở ta thì vẫn ‘vui vẻ chết như cày xong thửa ruộng’, đó là cảm nhận của email hongkhhn@gmail.com.
Mong có ai đó tìm được ‘chiếc chìa khóa’ cho kinh tế
Bạn Trí Nguyễn (email alooxoo@gmail.com) phàn nàn: “Nếu các ‘ông quản lý’ làm tốt thì cần gì phải tận thu như vậy? Quản lý chức năng yếu kém gây tổn thất bao nhiêu tiền của xã hội, nhân dân như vụ Vinashin… Nạn lừa đảo ngày một lan rộng, đánh vào dân nghèo, thiếu hiểu biết, như vụ lừa đảo Muaban24.vn chẳng hạn. Cái ‘u ác’ Muaban24, rồi bán hàng đa cấp...thì nó chình ình ra đấy, cũng cứ để tới khi… bung bét rồi mới bắt bớ. Nản”.
Giọng phiền muộn của email nguyenhang1080@yahoo.com.vn: “Giá thì ngày càng tăng, công việc của người dân thì bấp bênh do nhiều doanh nghiệp phá sản. Vậy không biết người dân sống như thế nào? Hèn chi phạm pháp, tội phạm ngày càng nhiều, mai mốt chắc không ai dám ra đường nữa”!
Bạn Hoàng Lương Hiển (email hien_hoang_23@yahoo.com) than thở: “Tăng giá, dân - doanh sẽ chỉ còn thoi thóp! Chưa bao giờ kinh tế nước nhà khó khăn như lúc này. Dân mất việc, mất đất. Doanh nghiệp ‘chết như ngả rạ’. Ngân hàng giảm lãi suất, dân và doanh đang có chút hy vọng sống sót, nhưng với cú tăng giá xăng dầu, cùng giá gas tăng, chuẩn bị giá nước cũng tăng thì dân và doanh nghiệp như ngồi trên con thuyền trước sóng to gió lớn, bị đục thủng đáy! Đến nước này thì dân và doanh chỉ còn nước là ‘chết’ thôi”!
Bạn Nguyễn Khắc Dũng (email khacdungstudio@yahoo.com.vn) phụ họa: “Tăng giá: Ổ khóa mất chìa. Năm 2011 tăng giá làm cho mọi người phải cố gồng mình để gánh. Thôi thì cố gánh gồng, hy vọng năm sau sẽ ổn định hơn. Nhưng thật kinh khủng khi năm 2012 giá lại tăng dồn dập, tăng ‘hội đồng’. Năm ngoái, bài toán chi tiêu là nan giải. Năm nay là …hết giải được luôn! Cứ thế tiếp diễn, năm sau cao hơn năm trước, nó như 1 cái ổ khóa mất chìa cứ loay hoay mãi mà không mở được cái khóa. Thu nhập và chi tiêu mất cân xứng thì tránh sao được, kết cục là tương lai ‘thảm hại’? Mong rằng có ai đó tìm được ‘chiếc chìa khóa’ cho kinh tế hôm nay để người dân có một tương lai tốt đẹp”.
Ý kiến của email ngohung810@gmail.com: “Mấy hôm trước thấy xăng giảm giá 2 lần, mình đã nghi là lại cái kiểu lùi một bước để… tiến 5 bước của ‘mấy ông’ này đây! Y như rằng đúng thật. Tôi nghĩ riêng điện thì không bàn, còn ngành xăng dầu và ga nên ‘thả’ cho tư nhân làm như viễn thông vài năm trước, xem mấy ông petrolimex còn kêu lỗ và đòi tăng giá nữa không”?
Bạn Lê Hoàng Nam (email lehoangnamsg@yahoo.com.vn) nhận xét: “Nhà nước trao quyền quyết định giá cho doanh nghiệp. Qua những đợt tăng giá, những người được lợi giàu nhanh chóng, và trong đó không nhỏ là những ‘quan’ nhà nước, còn người dân, viên chức nhà nước chân chính sống nhờ đồng lương, thì bị o ép, đùa giỡn bằng tăng giá”.
Giọng email dangtrungvn@gmail.com như tiếng thở dài: “Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ yêu cầu các doanh nghiệp, đơn vị tiết giảm 10 % chi phí. Vậy là giảm lương, cắt thưởng của người lao động đồng loạt trong cả nước. Ai cũng bảo nhau vì hoàn cảnh khó khăn chung của quốc gia. Nhưng giờ tăng giá mặt hàng thiết yếu là đẩy người lao động vào chỗ bần cùng rồi”.
Bạn Nguyễn Hùng (email thangptgamexco@yahoo.com.vn) lo lắng: “Cùng một thời điểm, nhiều mặt hàng đồng loạt tăng giá: Điện, gas, xăng, nước, phí dịch vụ y tế... sẽ kéo giá nhiều thứ khác tăng theo. Nền kinh tế khó khăn sẽ càng khó khăn, cuộc sống người dân đã cực thì thêm khổ biết mấy”.
“ Đây là minh chứng rõ nhất cho ý tưởng ‘cải thiện’ không thành. Cứ giảm giá 1 đồng thì tăng 1 đồng rưỡi; không hiểu hỗ trợ doanh nghiệp và đời sống người dân theo kiểu gì”, đó là ý kiến của email thaonguyenxanh11111987@yahoo.com.
Lời bình của bạn Nguyễn Đình Văn (email: DINHVAN1949@GMAIL.COM): “Với một ‘sê- ri đòn’ thế này thì dân không ‘nốc ao’ mới là chuyện lạ! Nhất là trong tình trạng các công ty ít việc, các cơ sở sản xuất đóng cửa vì ế hàng, công nhân thất nghiệp. Xăng, gas, điện, nước là thứ thiết yếu cho cuộc sống, có tăng nữa cũng phải dùng (nếu muốn sống ). Kể cả chết, nếu không có điện, xăng, gas cũng không thể ‘hóa thân’. Đúng là ‘hữu thân hữu khổ’.
Ban Bạn đọc

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét