Mỗi ngày có đến hàng trăm thậm chí hàng nghìn con chó bị “hóa
kiếp”. Người ta bảo dân Cao Hạ (Hà Nội) đi đâu cũng bị chó sủa và tại
làng này, đâu đâu cũng nghe tiếng ăng ẳng của chó. Cao Hạ từ lâu đã là
mảnh đất khắc tinh của chó.
Nghề độc
Làng hóa kiếp chó nổi tiếng đó nay là thôn Cao Hạ, xã Đức Giang, huyện Hoài Đức, Hà Nội. Ban ngày, Cao Hạ tương đối bình lặng và yên ắng như những thôn khác. Nhưng nửa đêm về sáng, ở đây trở nên tấp nập ồn ào bởi những chuyến xe tải chở chó về làng. Từ 0 giờ cho đến sáng, tiếng chó sủa, tiếng ô tô rù rù lũ lượt vào làng. Mỗi một xe chó đầy, có khi người ta phải chuyển mất cả vài giờ đồng hồ. Chó được các chủ lò thu mua từ khắp nơi, như: Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, Bắc Ninh... Một mối hàng quan trọng không kém vượt qua biên giới sang với nước bạn Lào, Thái Lan. Cao Hạ có trên 400 hộ thì có hơn 50 lò mổ chó nằm rải rác trong thôn. Ở Cao Hạ chỉ ngớt tiếng xe, tiếng chó trong vòng dăm ngày đầu tháng âm lịch. Đến mùng 6 âm lịch trở đi, chó lại được chở về và nghề hóa kiếp chó thực sự khẩn trương từ sau ngày rằm cho đến cuối tháng.
Công nghệ giết thịt
Lò mổ chó của anh Nguyễn Bá Lộc đã đi vào hoạt động cả chục năm nay. Anh Lộc cho biết: "Mỗi đêm đến hàng nghìn con chó được hóa kiếp. Sau khi sơ chế đâu vào đấy, thịt sống lại nhanh chóng được phân về các đầu mối. Mọi hoạt động chủ yếu vào nửa đêm về sáng". Nhiều lò mổ chó lớn như của anh Lộc làm không xuể phải thuê thợ về.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, mỗi con chó khi đã qua sơ chế được bán rời từng bộ phận. Thân, bán theo cân, còn một bộ lòng làm sạch sẽ được nhập đi với giá 30.000 đồng. Anh Lộc cho hay, chỉ trừ những ngày đầu tháng còn lại lò mổ chó của anh cũng như bao lò mổ ở đây đều hoạt động quanh năm không kể mùa nóng hay mùa lạnh.
Một ngày làm việc bắt đầu từ lúc 2-3 giờ sáng. Anh Lộc cùng với gần chục thợ lành nghề bắt tay vào việc. Khoảng mờ sáng chó được đưa lên giàn thịt. Sau khi cắt tiết, chó được thui rơm cho đến khi được màu da bánh mật. Công nghệ thịt chó đã đạt đến độ chuyên nghiệp khi hóa kiếp một chú chó chỉ mất 15 phút, đưa vào máy cạo lông mất vài phút, việc xẻ thịt cũng có máy hỗ trợ. Chẳng mấy chốc mà những chú chó da vàng óng được móc lên giàn thui. Anh Lộc cho hay: "Không phải chuyện bịa, làng tôi có lẽ là một trong những nơi "ăn" muối nhiều nhất nước. Riêng lò của tôi mỗi tháng đã tiêu tốn 3 tạ muối trắng dành cho việc làm nội tạng và vệ sinh".
Những tay mổ chó vừa nhanh vừa giỏi sẽ được trả công cao hơn: Một buổi sáng có thể làm xong 30 con chó và được lĩnh khoảng 50.000 đồng. Ở Cao Hạ hẳn ai cũng biết đến đường dao điêu luyện của anh Luân. Anh kể: "Chỉ cần chục phút là tôi có thể biến một chú khuyển dữ tợn thành từng phần riêng rẽ: Lòng, móng, nạc, mỡ, vai, đùi... mọi thứ đâu ra đấy".
Đối với những lò mổ gia đình, họ không thuê người ngoài vào làm mà có sự phân công lao động theo kiểu chuyên môn hóa một cách rõ ràng. Ai là thợ chính, ai thợ phụ, kể cả trẻ nhỏ cũng được đưa vào dây chuyền giết thịt. Lò mổ nhà bà Lụa được phân công rõ ràng. Anh con cả cắt tiết, cạo lông. Chồng bà nhận việc thui, bà có nhiệm vụ làm sạch bộ lòng. Con gái trong nhà phụ giúp việc mổ xẻ, dọn dẹp... Cứ thế từ rạng sáng cho đến mờ sáng, lò mổ nhà bà đã xếp gọn gàng đến cả trăm con chó đã qua sơ chế. Tiếng xe máy đỗ ở cửa gọi hàng tấp nập. Đến khoảng 7- 8 giờ sáng, đó là lúc cả ê kíp làm thịt chó của gia đình bà được nghỉ ngơi.
Ô nhiễm trầm trọng
Nghề giết thịt chó ở Cao Hạ ngày một chuyên nghiệp và đem lại của ăn của để cho rất nhiều người dân nơi đây. Nhà cao tầng mọc san sát, hệ thống đường làng ngõ xóm khang trang. Tuy nhiên, bên cạnh sự đổi thay đó là tình trạng ô nhiễm môi trường, mất vệ sinh đến mức trầm trọng.
Bất cứ ai muốn vào thôn cũng phải lội qua con đường nước đen thui bốc mùi hôi thối. Hễ cứ mưa là cả thôn lại bị dềnh lên bởi nước cống. Theo tìm hiểu của chúng tôi, đó là nước thải từ các lò mổ chó. Những lò mổ này thường ngày giết thịt đến hàng trăm con chó, kèm theo đó còn nuôi thêm lợn để tận dụng thức ăn cho nên lượng nước thải ra vô cùng lớn. Nước cống ùn ra ngay đầu thôn khiến cho ngày nắng ráo mà đường cũng chìm sâu 30-40cm. Một số gia đình phải tự tạo bao cát chắn nước tránh bị tràn vào nhà.
Không những ô nhiễm về nguồn nước mà ở Cao Hạ còn bị ô nhiễm bởi tiếng ồn và mùi thối. Bất kể đêm hay ngày, lúc nào trong làng cũng ăng ẳng tiếng chó kêu vọng ra từ các chuồng nuôi nhốt. Do nuôi nhốt quá đông nên mùi hôi cũng như chất thải của chó bốc ra nồng nặc từ các hệ thống cống rãnh quá cũ nát. Có lẽ đây là một "điều thiệt" mà cả làng Cao Hạ phải gánh chịu. Tình trạng ô nhiễm này đã diễn ra từ rất lâu nhưng cho đến hiện tại vẫn chưa thể khắc phục được.
Bà Lành dân buôn bán ở chợ Cao Hạ cho biết nhiều người lạ vào làng đã bị sục xuống cống. Người làng thì xuất hiện nhiều chứng bệnh về đường hô hấp như viêm mũi, viêm xoang, bệnh ngoài da như ghẻ lở mà nguyên nhân chính ra do ô nhiễm. Nước cứ thải ra đường, việc "cha chung không ai khóc" đã trở thành vấn đề nan giải ở làng hóa kiếp chó này.
Làng hóa kiếp chó nổi tiếng đó nay là thôn Cao Hạ, xã Đức Giang, huyện Hoài Đức, Hà Nội. Ban ngày, Cao Hạ tương đối bình lặng và yên ắng như những thôn khác. Nhưng nửa đêm về sáng, ở đây trở nên tấp nập ồn ào bởi những chuyến xe tải chở chó về làng. Từ 0 giờ cho đến sáng, tiếng chó sủa, tiếng ô tô rù rù lũ lượt vào làng. Mỗi một xe chó đầy, có khi người ta phải chuyển mất cả vài giờ đồng hồ. Chó được các chủ lò thu mua từ khắp nơi, như: Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, Bắc Ninh... Một mối hàng quan trọng không kém vượt qua biên giới sang với nước bạn Lào, Thái Lan. Cao Hạ có trên 400 hộ thì có hơn 50 lò mổ chó nằm rải rác trong thôn. Ở Cao Hạ chỉ ngớt tiếng xe, tiếng chó trong vòng dăm ngày đầu tháng âm lịch. Đến mùng 6 âm lịch trở đi, chó lại được chở về và nghề hóa kiếp chó thực sự khẩn trương từ sau ngày rằm cho đến cuối tháng.
Đường vào làng ngập ngụa trong nước bẩn
Chẳng
ai nhớ nghề làm thịt chó ở đây có từ lúc nào? 10 năm, 20 năm hay lâu
hơn nữa. Có những gia đình chỉ biết rằng đó là nghề của ông cha để lại.
Người Cao Hạ là đầu mối chính cung cấp thịt cho hơn 70% nhu cầu của
các quán trong nội đô.Công nghệ giết thịt
Lò mổ chó của anh Nguyễn Bá Lộc đã đi vào hoạt động cả chục năm nay. Anh Lộc cho biết: "Mỗi đêm đến hàng nghìn con chó được hóa kiếp. Sau khi sơ chế đâu vào đấy, thịt sống lại nhanh chóng được phân về các đầu mối. Mọi hoạt động chủ yếu vào nửa đêm về sáng". Nhiều lò mổ chó lớn như của anh Lộc làm không xuể phải thuê thợ về.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, mỗi con chó khi đã qua sơ chế được bán rời từng bộ phận. Thân, bán theo cân, còn một bộ lòng làm sạch sẽ được nhập đi với giá 30.000 đồng. Anh Lộc cho hay, chỉ trừ những ngày đầu tháng còn lại lò mổ chó của anh cũng như bao lò mổ ở đây đều hoạt động quanh năm không kể mùa nóng hay mùa lạnh.
Một ngày làm việc bắt đầu từ lúc 2-3 giờ sáng. Anh Lộc cùng với gần chục thợ lành nghề bắt tay vào việc. Khoảng mờ sáng chó được đưa lên giàn thịt. Sau khi cắt tiết, chó được thui rơm cho đến khi được màu da bánh mật. Công nghệ thịt chó đã đạt đến độ chuyên nghiệp khi hóa kiếp một chú chó chỉ mất 15 phút, đưa vào máy cạo lông mất vài phút, việc xẻ thịt cũng có máy hỗ trợ. Chẳng mấy chốc mà những chú chó da vàng óng được móc lên giàn thui. Anh Lộc cho hay: "Không phải chuyện bịa, làng tôi có lẽ là một trong những nơi "ăn" muối nhiều nhất nước. Riêng lò của tôi mỗi tháng đã tiêu tốn 3 tạ muối trắng dành cho việc làm nội tạng và vệ sinh".
Chó đã qua sơ chế
Các
lò mổ chó đã giúp cho kinh tế các hộ gia đình ở Cao Hạ thay da đổi
thịt. Không những thế việc mở rộng mô hình đã tạo công ăn việc làm cho
hàng trăm công nhân lao động. Riêng lò mổ của anh Lộc, mỗi tháng anh
trả cho công nhân mỗi người 1,5 -2 triệu đồng tính theo sản phẩm.Những tay mổ chó vừa nhanh vừa giỏi sẽ được trả công cao hơn: Một buổi sáng có thể làm xong 30 con chó và được lĩnh khoảng 50.000 đồng. Ở Cao Hạ hẳn ai cũng biết đến đường dao điêu luyện của anh Luân. Anh kể: "Chỉ cần chục phút là tôi có thể biến một chú khuyển dữ tợn thành từng phần riêng rẽ: Lòng, móng, nạc, mỡ, vai, đùi... mọi thứ đâu ra đấy".
Đối với những lò mổ gia đình, họ không thuê người ngoài vào làm mà có sự phân công lao động theo kiểu chuyên môn hóa một cách rõ ràng. Ai là thợ chính, ai thợ phụ, kể cả trẻ nhỏ cũng được đưa vào dây chuyền giết thịt. Lò mổ nhà bà Lụa được phân công rõ ràng. Anh con cả cắt tiết, cạo lông. Chồng bà nhận việc thui, bà có nhiệm vụ làm sạch bộ lòng. Con gái trong nhà phụ giúp việc mổ xẻ, dọn dẹp... Cứ thế từ rạng sáng cho đến mờ sáng, lò mổ nhà bà đã xếp gọn gàng đến cả trăm con chó đã qua sơ chế. Tiếng xe máy đỗ ở cửa gọi hàng tấp nập. Đến khoảng 7- 8 giờ sáng, đó là lúc cả ê kíp làm thịt chó của gia đình bà được nghỉ ngơi.
Ô nhiễm trầm trọng
Nghề giết thịt chó ở Cao Hạ ngày một chuyên nghiệp và đem lại của ăn của để cho rất nhiều người dân nơi đây. Nhà cao tầng mọc san sát, hệ thống đường làng ngõ xóm khang trang. Tuy nhiên, bên cạnh sự đổi thay đó là tình trạng ô nhiễm môi trường, mất vệ sinh đến mức trầm trọng.
Bất cứ ai muốn vào thôn cũng phải lội qua con đường nước đen thui bốc mùi hôi thối. Hễ cứ mưa là cả thôn lại bị dềnh lên bởi nước cống. Theo tìm hiểu của chúng tôi, đó là nước thải từ các lò mổ chó. Những lò mổ này thường ngày giết thịt đến hàng trăm con chó, kèm theo đó còn nuôi thêm lợn để tận dụng thức ăn cho nên lượng nước thải ra vô cùng lớn. Nước cống ùn ra ngay đầu thôn khiến cho ngày nắng ráo mà đường cũng chìm sâu 30-40cm. Một số gia đình phải tự tạo bao cát chắn nước tránh bị tràn vào nhà.
Không những ô nhiễm về nguồn nước mà ở Cao Hạ còn bị ô nhiễm bởi tiếng ồn và mùi thối. Bất kể đêm hay ngày, lúc nào trong làng cũng ăng ẳng tiếng chó kêu vọng ra từ các chuồng nuôi nhốt. Do nuôi nhốt quá đông nên mùi hôi cũng như chất thải của chó bốc ra nồng nặc từ các hệ thống cống rãnh quá cũ nát. Có lẽ đây là một "điều thiệt" mà cả làng Cao Hạ phải gánh chịu. Tình trạng ô nhiễm này đã diễn ra từ rất lâu nhưng cho đến hiện tại vẫn chưa thể khắc phục được.
Bà Lành dân buôn bán ở chợ Cao Hạ cho biết nhiều người lạ vào làng đã bị sục xuống cống. Người làng thì xuất hiện nhiều chứng bệnh về đường hô hấp như viêm mũi, viêm xoang, bệnh ngoài da như ghẻ lở mà nguyên nhân chính ra do ô nhiễm. Nước cứ thải ra đường, việc "cha chung không ai khóc" đã trở thành vấn đề nan giải ở làng hóa kiếp chó này.
Giàu nhưng vẫn "lăn tăn"
Bất
cứ ai ở Cao Hạ trước lúc cầm dao hành nghề giết mổ đều biết về chuyện
sát sinh. Đó được coi là chuyện tế nhị mà không mấy ai muốn nói ra.
Người ta cho rằng, "làm nghề này, nhiều gia đình không bị chuyện nọ
cũng chuyện kia". Chính vì thế mà tuy đem lại sự giàu có cho đại đa số
những người chủ lò mổ nhưng những người làm nghề vẫn không khỏi băn
khoăn. Bởi không biết yếu tố tâm linh ấy có đúng hay không nhưng những
chuyện buồn trong nghề giết mổ chó không phải là không có.
Người
làng vẫn thường kể cho nhau nghe câu chuyện ông T. đã bị ngã vào nồi
nước làm thịt chó cách đây chục năm. Rồi câu chuyện về chồng bà C. bị
điện giật chết trong khi đi cắm quạt điện để thui chó lúc ông mới hơn
40 tuổi. Hoặc như gia đình ông L - một người thịt chó chuyên nghiệp
cũng mất mạng bởi một chuyện hết sức bình thường. Hôm ấy ông vào
chuồng bắt chó, do sơ suất ông bị một con chó đớp vào tay, chủ quan
không đi tiêm phòng nên chỉ ít ngày sau ông L. đã chết do phát bệnh
dại.
|
Theo Hà Phương (Gia đình & Xã hội)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét