GS.TS. Song Jung Nam, Hàn Quốc, viết về lịch sử VN:
Lịch sử mở rộng lãnh thổ về phía Nam của Việt Nam (1009-1847)
I. MỞ ĐẦU
Việc mở rộng lãnh thổ của Việt Nam được tiến hành chủ yếu về phía Nam bởi hai nguyên nhân chính là dùng triết lý sức mạnh và do yếu tố địa chính học. Nguyên nhân thứ nhất cụ thể là sự hùng mạnh của Trung Quốc, nguyên nhân thứ hai là dãy Trường Sơn.
Việc mở rộng lãnh thổ của Việt Nam được tiến hành chủ yếu về phía Nam bởi hai nguyên nhân chính là dùng triết lý sức mạnh và do yếu tố địa chính học. Nguyên nhân thứ nhất cụ thể là sự hùng mạnh của Trung Quốc, nguyên nhân thứ hai là dãy Trường Sơn.
Với mục đích chính trị – kinh tế, khi tiến hành quá trình mở mang
lãnh thổ và tăng cường sức mạnh của mình, Việt Nam đã không thể tiến lên
phía Bắc vì có Trung Quốc mạnh hơn mình. Vô hình trung, Việt Nam không
còn cách nào khác là phải chống lại quá trình mở mang lãnh thổ về phía
Nam của Trung Quốc và kết quả là Việt Nam đã phải trải qua một quá trình
lịch sử đấu tranh lâu dài.
Mặt khác, Việt Nam cũng đã mấy lần thử tiến về phía Tây là nước Lào
với mục đích và nguyên nhân như đã nêu trên nhưng giữa hai nước có dãy
núi dài hiểm trở nên không được như mong muốn. Kết quả là Việt Nam và
Lào tiếp tục duy trì mối quan hệ hữu nghị truyền thống bất chấp quy luật
lịch sử “giữa các nước láng giềng không có quan hệ tốt”.
Dù thế, trong lịch sử, quan hệ giữa hai nước Việt Nam và Lào không
hẳn đều tốt đẹp. Dưới triều đại Hậu Lê hay triều đại nhà Nguyễn, Việt
Nam đã hợp nhất một phần lãnh thổ ở phía Đông Bắc Lào với vùng biên giới
của mình. Tuy nhiên, mức độ và số lần căng thẳng về chính trị không
nhiều và sâu sắc, đất chiếm lĩnh thì chưa được khai thác, dân số của Lào
ít nên sau khi chiếm lĩnh được cũng không đủ lực lượng lao động tại chỗ
để khai thác. Hơn nữa, có nhiều lý do nên không thu hút được dân nước
mình khai thác vùng đất đó nên việc tiến sang Lào của Việt Nam không dễ
dàng. Tương tự, triều Nguyễn đã lấy đất của Lào và nhập vào lãnh thổ của
mình 6 trấn là Trấn Man, Trấn Biên, Trấn Ninh, Trấn Tĩnh, Trấn Định,
Lạc Biên và rồi trả lại cho Lào khi Pháp tiến vào (2).
Vì khó tiến lên phía Tây Bắc nên Việt Nam tiến về phía Nam là một kết
quả tất yếu. Ở đây, so với các nước ở phía Nam, Việt Nam chiếm ưu thế
về sức mạnh, so với phía Tây Bắc thì không tồn tại trở ngại nào, sau khi
chiếm lĩnh có thể khai thác mở rộng bằng lực lượng lao động phong phú
tại chỗ. Không những thế, về mặt địa lý, phía Nam nối liền với đường
biển rất thuận tiện nên dễ tiến hơn đường bộ. Việc chinh phục được
Champa hiếu chiến là đỉnh cao của vị thế và sự phát triển của Việt Nam.
Cũng như lịch sử trường kỳ của Việt Nam, việc mở rộng lãnh thổ mất
thời gian dài. Trong thời gian đó, việc mở rộng lãnh thổ bắt đầu từ
triều nhà Lý. Bài nghiên cứu này xem xét việc mở rộng lãnh thổ về phía
Nam của triều đại hậu Lê, thời kỳ mà công cuộc mở mang lãnh thổ được
tiến hành sâu rộng và mạnh mẽ nhất trong lịch sử Việt Nam.
Nhà Lý là triều đại tồn tại lâu nhất trong lịch sử Việt Nam, ngoại
trừ 100 năm hưng thịnh, còn lại đều là thời kỳ bất ổn. Việc mở rộng lãnh
thổ dưới triều đại Lý được hoàn thành trong 260 năm, thời kỳ bất ổn
định bởi Trịnh – Nguyễn phân tranh, tức là thời kỳ đối lập và phân chia
Nam Bắc.
Tài liệu tham khảo của bài nghiên cứu này là Đất nước Việt Nam
qua các đời của Đào Duy Anh, Việt Nam quốc hiệu và cương vực qua các
thời đại của Nguyễn Đình Đầu, Khảo sát chế độ đất đai và mở rộng lãnh
thổ phía Nam Việt Nam và Quốc hiệu và lãnh thổ của Việt Nam của Song Jung Nam (3).
Khác với các bài nghiên cứu trước, bài nghiên cứu này mang tính phức
hợp và xem xét đến các vấn đề lịch sử trong giới hạn một thời đại và một
chủ đề, đồng thời có mục đích phân tích tính chất thời đại trong việc
mở rộng lãnh thổ – vấn đề chưa được đề cập trong các bài nghiên cứu
trước. Để thực hiện mục đích này, bài viết phân chia thời kỳ trước và
sau khi chúa Trịnh và chúa Nguyễn – 2 nhà quyền lực dưới 1 triều đại
trong 1 quốc gia – phân tranh quyền lực và xem xét bối cảnh, quá trình
triển khai, tính chất của việc mở rộng lãnh thổ trong từng thời kỳ. Ở
thời kỳ trước khi Trịnh Nguyễn phân tranh, trong mối liên hệ với thời kỳ
sau, chúng tôi xem xét đến thời điểm việc mở rộng lãnh thổ được triển
khai; Thời kỳ sau Trịnh Nguyễn phân tranh, bài viết sẽ xem xét đến khi
Pháp tiến vào ngăn chặn việc mở rộng lãnh thổ của Việt Nam.
II. THỜI KỲ TRƯỚC KHI PHÂN CHIA NAM BẮC
Ngay sau thời kỳ Bắc thuộc tức là sau thời kỳ thuộc địa của Trung Quốc thì ranh giới phía Nam của Việt Nam là Hà Tĩnh. Lợi dụng lúc nước Đường khó giữ được An Nam bởi tình hình hỗn loạn nghiêm trọng cuối thời Đường như sự xâm chiếm Java, Chiêm Thành, Nam Triều, Campuchia và sự nổi dậy của An Nam… cũng là lúc mà Chiêm Thành đang ở trong thời kỳ hưng thịnh mở rộng lãnh thổ từ Ai Vân (còn gọi là Hải Vân) đến Hoành Sơn, nay được phỏng đoán là đã quyết định Indrapura của huyện Thăng Bình tỉnh Quảng Nam làm thủ đô (4).
Việc mở rộng lãnh thổ về phía Nam được bắt đầu từ thời kỳ Việt Nam có
vương triều độc lập. Nhưng vì thời gian tồn tại của Ngô, Đinh, Tiền Lê
ngắn và chưa được vững vàng, thiếu chuẩn bị nên lãnh thổ không có thay
đổi gì kể cả phía Nam. Trong 3 triều đại kể trên thì triều đại Tiền Lê
đã viễn chinh đến thủ đô của Chiêm Thành nhưng không thể mở rộng được
lãnh thổ. Nhưng kể từ đấy, Chiêm Thành đã trở thành nước triều cống của
Việt Nam (5).
Trong lịch sử Việt Nam, việc mở rộng lãnh thổ về phía Nam được bắt
đầu từ năm 1069 dưới triều đại Lý – triều đại đầu tiên có thời gian tồn
tại lâu nhất. Kết quả là Chiêm Thành đã nhường 3 châu Bố Chánh, Địa Lý,
Ma Linh (6). Căn cứ vùng đất thuộc Địa Lý ở huyện Lê Ninh, tỉnh Quảng
Bình, Ma Linh ở huyện Bến Hải, tỉnh Quảng Trị, Bố Chính ở huyện Quảng
Trạch, Bố Trạch, Tuyên Hóa tỉnh Quảng Bình thì có thể nói là triều đại
Lý đã mở rộng lãnh thổ phía Nam đến tỉnh Quảng Trị ngày nay. Năm 1075,
Địa Lý và Ma Linh đã đổi tên thành châu Lâm Bình và Minh Linh (7). Năm
1104, với sự xâm lược của Chiêm Thành 3 châu này bị chiếm mất nhưng ngay
sau đó với sự tấn công của Lý Thường Kiệt, Việt Nam đã giành lại được
(8).
Năm 1307, thông qua cuộc hôn nhân với Chế Mân –vua của Chiêm Thành,
Trần Nhân Tông đã nhận được châu Ô, Lý. Đại Việt sử ký toàn thư có ghi “Trước
đây vua Chiêm Thành là Chế Mân đem đất đó làm lễ vật dẫn cưới, dân các
thôn La Thủy, Tác Hồng, Đà Bồng không phục, vua bèn sai Đoàn Nhữ Hài đến
đó để tuyên thị đức ý của triều đình, chọn dân ở đấy ban cho chức quan,
cấp cho ruộng vườn, miễn tô thuế 3 năm để vỗ về” (9).
Trong lịch sử chinh phục Chiêm Thành của Việt Nam, việc nhận được
lãnh thổ do nhà trai cho nhà gái là việc lấy lãnh thổ thông qua quan hệ
hữu nghị (10). Chúng tôi sẽ đề cập sau, trong lịch sử cũng có sự kiện
tương tự như thế nhưng lại kết thúc bởi sự di trú của người dân thông
qua quan hệ hôn nhân. Năm sau đó, triều đại nhà Trần đã đổi vùng đất này
thành Thuận Châu (bây giờ là Quảng Trị), Hóa Châu (bây giờ là Thừa
Thiên Huế) (11). Triều đại nhà Trần vì phải đương đầu với 3 cuộc xâm
lược kéo dài và quyết liệt của quân Mông Cổ nên cũng như các triều đại
trước và sau đó, ngoài trường hợp trên, Việt Nam không nhận được một tất
đất nào từ Champa. Ngược lại, do bị tổn thất nặng nề trong thời kỳ
chiến tranh chống Mông Cổ và sự mạnh lên của Chiêm Thành, Thăng Long đã
vài lần phải lâm vào thế tự vệ và thậm chí năm 1368 còn bị Chiêm Thành
yêu cầu trả lại châu Hóa – một phần trong lãnh thổ là lễ vật hôn thú
trước đây.
“Tháng 2 năm 1368, Chiêm Thành sai Mục Bà Ma sang đòi lại đất biên giới Hóa Châu” (12).
Với yêu cầu này của Chiêm Thành, trước hết nhờ sức mạnh sẵn có nhưng
Việt Nam còn có tư cách đòi phạt hay bồi thường đối với một phần lễ hôn
thú bị mất. Kết hôn chưa được một năm thì vua Chiêm Thành mất, theo
phong tục Suttee của Ấn Độ, công chúa phải chết cùng với vua, phía Việt
Nam đã dùng mưu lược phục thù nhằm cứu công chúa (13).
Việc mở rộng lãnh thổ về phía Nam cũng được tiếp tục với triều Hồ.
Năm 1402, nhà Hồ xâm chiếm Chiêm Thành và nhận được Chiêm Động chia
thành hai châu Thăng và Hóa; đồng thời nhận được Cổ Lũy chia thành 2
châu Tư và Nghĩa 14. Châu Thăng và Hóa ngày nay thuộc huyện Duy Sơn, Quế
Sơn, Tam Kỳ Thăng Bình của tỉnh Quảng Nam, Châu Tư và Nghĩa nay thuộc
huyện Đức Phổ, Mộ Đức, Tư Nghĩa, Sơn Tịnh, Bình Sơn của tỉnh Quảng Ngãi.
Điều này có nghĩa là lãnh thổ phía Nam Việt Nam được mở rộng đến Quảng
Nam và Quảng Ngãi.
Nhưng khi nhà Minh cai trị thì khu vực này bị Chiêm Thành chiếm lại. Đại Việt sử ký toàn thư có ghi “Minh
Vĩnh Lạc thứ 12, Phủ Thăng Hoa tuy có đặt quan, nhưng Chiêm Thành vẫn
có trưởng lộ chiếm giữ, nên nhà Minh chỉ ghi tên không mà thôi (15). Đào
Duy Anh đã lấy ở Hoàng Minh thực lực và đưa ra bằng chứng về điều này
“Năm Vĩnh Lạc thứ 13, tháng 11, vua nước Chiêm Thành là Chiêm Ba Dịch
Lai… lại xâm đoạt đất 4 châu 11 huyện thuộc phủ Thăng Hoa đuổi cướp nhân
dân” (16).
Trong lịch sử Việt Nam, triều đại hậu Lê là triều đại có được nhiều
lãnh thổ nhất. Kết quả là Việt Nam có lãnh thổ gồm phần phía Nam ngày
nay. Việc mở rộng lãnh thổ của triều đại hậu Lê có thể chia thành 100
năm hưng thịnh và 260 năm suy vong. Ở chương này chủ yếu tập trung vào
thời kỳ hưng thịnh.
Năm 1470, Lê Thánh Tông đem 26 vạn đại quân chiếm Chiêm Thành và năm
1471 đã lấy lại 4 châu Thăng, Hoa, Tư, Nghĩa bị mất trong thời gian cai
trị của nhà Minh đặt tên gọi là Quãng Nam thừa tuyên (17). Ngoài ra, qua
cuộc viễn chinh này, vua Lê Thánh Tông đã chiếm được vùng đất từ Hoài
Nhân đến đèo Cù Mông (18). Do đó, Việt Nam đã mở rộng lãnh thổ đến Bình
Định ngày nay, và năm 1490 đưa Quảng Nam và Thăng Hoa nhập vào lãnh thổ
đã chiếm được (19).
Cuộc viễn chinh lớn vào năm 1470 đã giúp cho Việt Nam sau này có bàn
đạp để có thể dễ dàng hợp nhất Chiêm Thành. Ngoài lãnh thổ chiếm được,
Việt Nam chia Chiêm Thành thành 3 khu vực Nam Bàn, Hoa Anh, Phiên Lung
vốn đã chịu nhiều thất bại nặng nề (20) để có thể dễ dàng hợp nhất khu
vực này vào bất cứ lúc nào. Cụ thể là Việt Nam cho Nam Bàn nhập vào Gia
Lai, Kon Tum, Đắc Lắc; Hòa Anh vào Phú Yên, Khánh Hòa; Phiên Luân vào
Ninh Thuận thuộc Phan Rang. Việt Nam đã phân ly Chiêm Thành thành 3 vùng
ban sắc phong cho 3 vua và đặt nền móng cho việc hợp nhất Chiêm Thành.
Ngoài ra, trong thời kỳ hưng thịnh triều đại hậu Lê cũng đã mở rộng lãnh
thổ về phía Tây. Khác với cách xâm lược và hợp nhất như khi mở rộng
lãnh thổ ở phía Nam, ở đây có tính chất lệ thuộc và hợp nhất nhiều hơn.
Vào năm 1353, Angcowat độc lập, ở vương quốc Lan Xang của Lào có bộ
lạc Bồn Man ở khu vực trung tâm Quảng Bình thuộc Sơn La – vùng tiếp giáp
với biên giới Việt Nam. Tộc họ Câm cai trị khu vực này nhiều đời và có
quan hệ đối ngoại với Việt Nam từ thế kỷ 15. Năm 1447, theo đề nghị quy
phục của Bồn Man, Việt Nam đã tiếp thu điều này và đổi thành châu Quy
Hợp (21) nhập vào phủ Lâm An (22). Cho dù bị quy phục Việt Nam nhưng
cũng như lúc quy phục Lan Xang, vùng này vẫn được công nhận là tự trị
như trước (23). Đất này bị hợp nhất cho đến khi Việt Nam bị Pháp xâm
chiếm.
Sau vương triều độc lập, đến thời kỳ hưng thịnh của triều đại hậu Lê,
việc mở rộng lãnh thổ của Việt Nam được tiến hành trong điều kiện năng
lực quốc gia yếu kém. Cho dù là triều đại độc lập, nhưng thời kỳ Ngô,
Đinh, tiền Lê ở trong tình thế bị đóng khung trong một quốc gia, thời
nhà Trần thì tuy là một đất nước có một không hai trên thế giới có khả
năng đẩy lùi quân Mông Cổ 3 lần nhưng vì hậu quả chiến tranh, gặp phải
nhiều khó khăn nên không thể tiến hành mở rộng lãnh thổ bằng vũ lực.
Việc mở rộng lãnh thổ có tính cách hợp nhất vĩnh viễn đã đẩy mạnh sự
phát triển của Việt Nam thông qua sự di trú của người Việt và chính sách
phái quan lại người Việt làm quản lý và tiến hành Việt Nam hóa người
bản địa. Với sự lệ thuộc của Bồn Man, lãnh thổ của Lào được sát nhập vào
lãnh thổ Việt Nam và tuy chính sách phát triển thông qua sự di trú của
người dân như ở phía Nam cho dù không được thực hiện nhưng Việt Nam phái
người quản lý tới địa phương để trực tiếp quản lý đã cho thấy tính chất
chiếm lĩnh vĩnh viễn ở đây. Để dàn xếp sự chống đối của Bồn Man, từ năm
1460 Lê Thánh Tông đã nhiều lần gửi quân đội đến trấn áp, thậm chí
tháng 8 năm 1479 đã điều động 18 vạn đại quân bình định đến Luang
Prahang (24). Năm 1474, chính sách di trú người Việt tới khu vực Chiêm
Thành ra sắc chỉ rằng: Tù nhân bị tội lưu, ở châu gần thì sung làm quân
vệ Thăng Hoa, ở châu ngoài thì sung làm quân vệ Tư Nghĩa, ở châu gần thì
sung làm quân vệ Hoài Nhân, những kẻ được tha tội cũng sung làm quân vệ
Hoài Nhân (25).
Đặc trưng của việc mở rộng lãnh thổ trong thời gian này có khác với
thời kỳ suy thoái là đối tượng mở rộng lãnh thổ là ngoài một phần của
Lào ra chỉ giới hạn trong khu vực Chiêm Thành. Kết quả là Chiêm Thành ở
vùng đệm nên có thể duy trì quan hệ đối ngoại giữa Thái Lan, Campuchia
với Việt Nam. Nhưng thời kỳ sau, đối tượng mở rộng lãnh thổ đến cả
Campuchia, quan hệ giữa Việt Nam – Campuchia hay Việt Nam – Thái Lan trở
thành mối quan hệ đối lập sâu sắc, thậm chí Campuchia là trục chiến
lược trong sự cạnh tranh của Việt Nam và Thái Lan.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét