Việt Nam đầu tư chệch hướng?
Nam Nguyên, phóng viên RFA
Việt Nam lãng phí quá nhiều vốn vào các ngành công nghiệp không thực sự hiệu quả như đóng tàu, lắp ráp ô tô thay vì đầu tư vào lãnh vực thế mạnh quốc gia như nông nghiệp.
Sau hơn hai thập niên đổi mới và trở thành nước có thu nhập trung bình ở mức thấp, các nhà kinh tế nhận thức rằng Nhà nước Việt Nam đã chú tâm phát triển những ngành không dựa vào thế mạnh quốc gia, thí dụ như công nghiệp tàu thủy, sản xuất ô tô. Sự chệch hướng này lãng phí hàng chục tỷ USD, trong khi nông nghiệp được đầu tư rất ít nếu không muốn nói là bị lãng quên. Thật là nghịch lý nếu nhìn vào thành quả, nông thủy sản xuất khẩu đã chống đỡ cho nền kinh tế trong những giai đoạn ngặt nghèo nhất của cuộc khủng hoảng tài chánh toàn cầu.
Đầu tư vào công nghiệp ...
Sau hơn hai thập niên đổi mới và trở thành nước có thu nhập trung bình ở mức thấp, các nhà kinh tế nhận thức rằng Nhà nước Việt Nam đã chú tâm phát triển những ngành không dựa vào thế mạnh quốc gia, thí dụ như công nghiệp tàu thủy, sản xuất ô tô. Sự chệch hướng này lãng phí hàng chục tỷ USD, trong khi nông nghiệp được đầu tư rất ít nếu không muốn nói là bị lãng quên.
Thật là nghịch lý nếu nhìn vào thành quả, nông thủy sản xuất khẩu đã chống đỡ cho nền kinh tế trong những giai đoạn ngặt nghèo nhất của cuộc khủng hoảng tài chánh toàn cầu.
Qua những cách nói khác nhau nhưng các nhà khoa học chuyên gia kinh tế đều cho thấy Việt Nam cần thay đổi tư duy kinh tế một lần nữa, trong giai đoạn hội nhập sâu với thế giới. Những nhận định thẳng thắn đã được đưa ra trong cuộc hội thảo khoa học “Tư duy kinh tế Việt Nam trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế” được tổ chức hôm 26/2 tại TP.HCM.
Trong cuộc phỏng vấn của chúng tôi, TS Lê Đạt Chí, Trường Đại Học Kinh Tế TP.HCM nhận định rằng, 20 năm trước trong chủ trương đổi mới các nhà hoạch định chính sách không thể tiên đoán đẩy mạnh sản xuất lương thực thực phẩm thành công, lại có thể đủ nuôi toàn bộ nền kinh tế. Lúc đó Việt Nam trong bối cảnh kinh tế bao cấp, muốn phát triển nhanh nên đã tập trung nguồn lực vào khai thác các nguồn tài nguyên như khoáng sản, rừng, thủy hải sản để có phương tiện phát triển công nghiệp hóa. Quá trình công nghiệp hóa để lại hậu quả là Việt Nam bị thâm hụt cán cân thương mại liên tục, 10 năm trước đã có ý kiến phải tái cấu trúc nền kinh tế nhưng đã không được chú ý. TS Lê Đạt Chí tiếp lời:
Đảng và Nhà nước mong muốn bằng mọi cách phải phát triển nhanh nâng mức thu nhập trên đầu người, cho nên tất cả đã tập trung vào phát triển công nghiệp.
TS Lê Đạt Chí
"Đảng và Nhà nước mong muốn bằng mọi cách phải phát triển nhanh nâng mức thu nhập trên đầu người, cho nên tất cả đã tập trung vào phát triển công nghiệp. Lúc này quá trình phát triển đẩy mạnh vào lãnh vực bất động sản, khi mất cân đối về ngoại tệ thì càng đẩy mạnh vì dòng vốn chảy vào bất động sản ở thị trường thực sự rất mạnh.
Đấy là những thành quả có thể đạt được, tuy nhiên nó để lại hậu quả rất lớn là ngành mũi nhọn của nền kinh tế bị chênh vênh. Ngành mũi nhọn lâu nay có là nông nghiệp đã không được chú ý đầu tư, thậm chí phát triển nhanh quá đã không để ý đến nguồn lợi về mặt dài hạn. Ngày hôm nay trước những vấn đề an ninh lương thực, giá lương thực không ngừng gia tăng, người ta mới nhìn nhận lại về lãnh vực thế mạnh mà Việt Nam bỏ sót hơn hai mươi năm nay.”
... khi có ưu thế về nông nghiệp
Theo báo Pháp Luật TP.HCM, ông Huỳnh Thế Du, giảng viên chương trình Fullbright Việt Nam đặt câu hỏi là tại sao Việt Nam lại chọn đầu tư sản xuất ô tô, đóng tàu trong khi 70% dân số làm nông nghiệp và hiện nay Việt Nam đang dẫn đầu thế giới về xuất khẩu nông sản và các mặt hàng gia dụng.Ý kiến chung của các chuyên gia kinh tế trong cuộc hội thảo về tư duy kinh tế Việt Nam trong thời kỳ đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế đều xoáy vào một điểm là phải có chính sách để tạo ngay các giá trị gia tăng bằng công nghệ chế biến cho nông sản như các mặt hàng gạo, cà phê, tiêu, chè, cao su.
Trả lời phỏng vấn của chúng tôi, TS Lê Văn Bảnh Viện trưởng Viện lúa vùng đồng bằng sông Cửu Long nhận định:
“Lo lắng của các nhà khoa học là hoàn toàn chính xác, thế mạnh của Việt Nam là nông nghiệp nhưng đã không tận dụng được ưu thế đó, nông sản toàn xuất thô, khâu chế biến rất yếu. Thí dụ xuất khẩu gạo lấy bốn năm trăm USD/tấn, rẻ vì không có thương hiệu, hoặc chế biến để có nhiều giá trị gia tăng hơn, thí dụ tinh bột…
Cho nên qua hội nghị này các nhà khoa học nói rất đúng, nếu nói về công nghiệp thì hiện nay là trên tinh thần gia công, sản xuất ô tô là lắp rắp, chính những cái này không mang hiệu quả cho nền kinh tế, vì vậy sắp tới đây sẽ có một chuyển biến mới trong sản xuất nông nghiệp, Nhà nước sẽ quan tâm hơn về khâu chế biến.”
Lo lắng của các nhà khoa học là hoàn toàn chính xác, thế mạnh của Việt Nam là nông nghiệp nhưng đã không tận dụng được ưu thế đó, nông sản toàn xuất thô, khâu chế biến rất yếu.
TS Lê Văn Bảnh
TS Lê Văn Bảnh thêm rằng, sẽ phải có thay đổi trong cơ cấu đầu tư bởi vì nông nghiệp đóng góp 20% GDP trong khi đầu tư của toàn xã hội cho nông nghiệp chỉ khoảng 5%-6% tổng đầu tư. Đối với lúa gạo, TS Bảnh cho rằng cần đẩy mạnh đầu tư công nghệ sau thu hoạch, kho chứa, nhà máy xay xát, riêng trong sản xuất phải liên kết bốn nhà (nhà nước, nhà nông, nhà khoa học và doanh nghiệp) để sản xuất tập trung theo hợp đồng, nâng cao giá trị hạt gạo, mang lại nhiều lợi nhuận hơn cho cả doanh nghiệp lẫn nông dân.
Nhìn nhận là phải thay đổi tư duy kinh tế, chú tâm vào lãnh vực thế mạnh thí dụ như nông nghiệp. Nhưng các nhà khoa học băn khoăn là Việt Nam nên thay đổi tư duy từ người dân, doanh nghiệp lên tới Nhà nước tức là từ dưới lên hay từ trên xuống. Theo Pháp Luật TPHCM Online, PGS-TS Nguyễn Văn Luân, Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế-Luật Viện Đại học Quốc gia TP.HCM đã dẫn ví dụ về sự thay đổi tư duy kinh tế ở Trung Quốc bắt đầu từ lãnh đạo lan tỏa đi xuống.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét