Kinh tế Trung Quốc bệnh hoạn vì quá tải đầu tư
theo tác giả, thì một đất nước dù có năng động đến mức tái đầu tư phân nửa tổng sản phẩm nội địa vào sản xuất, cuối cùng cũng phải đối đầu với tình trạng quá tải, và tín dụng không có khả năng chi trả. Trung Quốc đang tràn ngập vốn tiền mặt, cũng như cơ sở hạ tầng và xây dựng. Có thể thấy rõ điều này qua các phi trường tuyệt vời nhưng trống rỗng, những con tàu cao tốc siêu hiện đại nhưng cũng trống rỗng, đồng thời những con tàu này cũng chia bớt khách của 45 sân bay. Bên cạnh đó là những xa lộ không dẫn đến đâu cả, những tòa nhà công sở mới của chính quyền trung ương và địa phương, các thành phố ma không người ở, những tòa nhà cao tầng bằng nhôm mới toanh nhưng đóng cửa im ỉm.
Trung tâm thương mại tài chính ở Thượng Hải (REUTERS)
Bài viết trên nhật báo kinh tế Les Echos mang tựa đề "Trung Quốc bệnh hoạn vì quá tải đầu tư" đã nhận định, nền kinh tế Trung Quốc đang phát triển quá nóng. Về lâu về dài, hậu quả của tình trạng đầu tư quá mức này sẽ là nạn giảm phát, và từ năm 2013 trở đi, tăng trưởng kinh tế sẽ chậm đi một cách đáng kể.
Tác giả Nouriel Roubini vốn là giáo sư kinh tế của Stern School of Business ở New York đã cho rằng, thay vì tập trung cho việc giảm nhẹ tăng trưởng, tốt nhất là các nhà lãnh đạo Bắc Kinh nên quan tâm đến sự ngừng trệ trong giai đoạn hai của kế hoạch 5 năm.
Theo kế hoạch này, thì tăng trưởng tiếp tục dựa vào đầu tư, đặc biệt là trong lãnh vực nhà ở xã hội thay vì điều chỉnh đồng nhân dân tệ, các chính sách thuế khóa có lợi hơn cho các hộ gia đình, tư nhân hóa các xí nghiệp quốc doanh, tự do hóa chính sách tài chính và chính sách hộ khẩu.
Bài báo nhận định, trong nhiều thập kỷ qua, tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc chủ yếu dựa vào sản xuất hàng xuất khẩu và một đồng tiền ở dưới giá trị thật. Điều này dẫn đến một lượng tiền tích tụ khổng lồ của người dân và các đơn vị kinh doanh, và phải trông chờ vào xuất khẩu và đầu tư cố định vào cơ sở hạ tầng, địa ốc… để tiếp tục tăng trưởng.
Nhưng theo tác giả, thì một đất nước dù có năng động đến mức tái đầu tư phân nửa tổng sản phẩm nội địa vào sản xuất, cuối cùng cũng phải đối đầu với tình trạng quá tải, và tín dụng không có khả năng chi trả. Trung Quốc đang tràn ngập vốn tiền mặt, cũng như cơ sở hạ tầng và xây dựng. Có thể thấy rõ điều này qua các phi trường tuyệt vời nhưng trống rỗng, những con tàu cao tốc siêu hiện đại nhưng cũng trống rỗng, đồng thời những con tàu này cũng chia bớt khách của 45 sân bay. Bên cạnh đó là những xa lộ không dẫn đến đâu cả, những tòa nhà công sở mới của chính quyền trung ương và địa phương, các thành phố ma không người ở, những tòa nhà cao tầng bằng nhôm mới toanh nhưng đóng cửa im ỉm.
Đầu tư quá tải còn hiện diện trong lãnh vực nhà ở hạng sang, các công trình thương mại. Trong ngành xe hơi, năng lực sản xuất vượt quá mức tiêu thụ, và tình trạng này ngày càng tăng trong sản xuất thép và xi măng. Trước mắt, thì việc bùng nổ đầu tư sẽ nuôi dưỡng lạm phát, vì việc duy trì phát triển cần tiêu thụ nhiều nguồn lực. Nhưng đầu tư vượt mức sau đó sẽ dẫn đến áp lực giảm phát, bắt đầu từ lãnh vực sản xuất và địa ốc.
Tác giả dự đoán, khoảng sau năm 2013, Trung Quốc sẽ bị kìm hãm một cách đột ngột. Tất cả những thời kỳ đầu tư quá độ, đặc biệt trong thập niên 90, sẽ kết thúc bằng một cuộc khủng hoảng tài chính và tăng trưởng thấp trong một giai đoạn rất dài. Để tránh lâm vào tình cảnh đó, Bắc Kinh cần phải giảm tiết kiệm, giảm đầu tư cố định cũng như tỉ lệ xuất khẩu trong tổng sản phẩm nội địa, tăng tỉ lệ tiêu dùng lên.
http://toutsurlachine.blogspot.com/2011/05/opinion-la-chine-malade-du.html
lundi 9 mai 2011
OPINION - La Chine malade du surinvestissement - Nouriel Roubini
Les Echos, no. 20928 - Idées, lundi 9 mai 2011, p. 19L'économie chinoise est aujourd'hui en surchauffe. Et pourtant, à long terme, ses surinvestissements auront des conséquences déflationnistes à la fois sur le plan intérieur et extérieur. Quand il ne sera plus possible d'augmenter les investissements fixes, probablement après 2013, la Chine connaîtra sans doute un fort ralentissement. Au lieu de se focaliser sur une légère baisse de la croissance aujourd'hui, les responsables chinois feraient mieux de se préoccuper du coup d'arrêt brutal qui pourrait l'affecter durant la deuxième partie du plan quinquennal.
Malgré la rhétorique qui entoure ce plan (comme les précédents, il vise à augmenter la part de la consommation dans le PIB), on constate que la croissance va continuer à reposer sur les investissements (notamment dans le logement social) plutôt que sur une appréciation plus rapide du yuan, des transferts fiscaux en faveur des ménages, la taxation et/ou la privatisation des entreprises publiques, la libéralisation du système d'enregistrement des familles (Hukou) ou la libéralisation de la politique financière.
Lors des dernières décennies, la croissance chinoise reposait sur la production manufacturière destinée à l'exportation et sur une devise faible. Cela a favorisé une épargne énorme de la part des ménages et des entreprises et conduit le pays à compter sur les exportations nettes et les investissements fixes (dans les infrastructures, l'immobilier et les secteurs industriels importateurs et exportateurs) pour poursuivre sa croissance.
Mais il est impossible à un pays quel qu'il soit d'être dynamique au point de réinvestir la moitié de son PIB dans la production sans finalement être confronté à une énorme surcapacité et à un problème crucial de crédits en défaut de paiement. La Chine connaît un excès de capitaux physiques, d'infrastructures et de constructions. C'est évident lorsqu'on voit des aéroports magnifiques mais vides, des trains à grande vitesse (qui diminueront le besoin des 45 aéroports prévus) ultramodernes vides eux aussi, des autoroutes qui ne mènent nulle part, des milliers de nouveaux bâtiments officiels destinés au gouvernement central ou aux gouvernements provinciaux, des villes fantômes et des hauts-fourneaux d'aluminium flambant neufs qui restent fermés pour éviter que les prix mondiaux ne plongent.
Le surinvestissement frappe également l'immobilier résidentiel de luxe et les immeubles à vocation commerciale. Dans l'automobile la capacité de production dépasse les ventes, même si l'on tient compte du récent rebond. La surcapacité de production dans de nombreux secteurs, notamment ceux de l'acier et du ciment, s'accentue encore. A court terme, le boom de l'investissement va alimenter l'inflation, car le maintien de la croissance nécessite une consommation intensive des ressources. Mais la surcapacité va ensuite conduire inévitablement à une forte pression déflationniste, en commençant par le secteur manufacturier et l'immobilier.
En fin de compte, très probablement après 2013, la Chine devra faire face à un atterrissage brutal. Toutes les périodes d'investissement excessif - en particulier dans les années 1990 en Asie de l'Est -se sont terminées par une crise financière et/ou une longue période de faible croissance. Pour éviter ce sort, la Chine doit épargner moins, réduire ses investissements fixes, diminuer la part de ses exportations nettes dans son PIB et accroître celle de la consommation.
Nouriel Roubini, président de Roubini Global Economics, est professeur d'économie à la Stern School of Business (N.Y.U.)
© 2011 Les Echos. Tous droits réservés.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét