Thứ Hai, 16 tháng 5, 2011

ĐỔI TIỀN NGÂN HÀNG LƯU THÔNG - MỘT GIẢI PHÁP CẦN THIẾT TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

Bài cũ đã viết song bản hoàn chỉnh đã mất, còn mỗi bản nháp này:

ĐỔI TIỀN NGÂN HÀNG LƯU THÔNG - MỘT GIẢI PHÁP CẦN THIẾT TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

          Vì sao phải đổi tiền ngân hàng trong giai đoạn hiện nay
           ...........
          Việc đổi tiền nên được tiến hành như thế nào
           ............
          Về phát hành đồng tiền nhựa
          ............
          Về phát hành đồng tiền kim loại
         Trong lịch sử, theo đà phát triển kinh tế, để tạo sự thuận tiện và dễ dàng trong mua bán, trao đổi hàng hoá, con người đã phát minh ra đồng tiền, trong đó có tiền giấy và tiền kim loại. Có thể nói, đến nay, hầu như không có nước nào trên thế giới không sử dụng loại tiền kim loại vì những ưu điểm rõ ràng của nó.
Có những nước, tiền mặt lưu thông trong mua bán được sử dụng chủ yếu là tiền kim loại; ví dụ ở Pháp, khi sử dụng đồng Franc pháp, đã đưa vào lưu thông các loại tiền kim loại sau: 5 xu, 10 xu, 20 xu, 50 xu, 1 F, 2 F, 5 F, 10 F và 20 F (9 loại, chủ yếu là hình tròn, riêng loại 2 F có kiểu hình tròn, có kiểu hình bát giác), trong khi tiền giấy chỉ có các loại 20 F, 50 F, 100 F, 200 F và 500 F (5 loại). Việc thanh toán đối với các khoản mua bán trên 50F được khuyến khích thực hiện bằng tiền séc hoặc qua thẻ tín dụng.
          Nước ta đã trải qua nhiều triều đại phong kiến. Do có quan hệ lịch sử với Trung Quốc, nước phát minh và sử dụng rộng rãi tiền kim loại, nên hầu như các triều đại phong kiến ở nước ta đều có sử dụng đồng tiền kim loại. Các đồng tiền thường được sản xuất bằng vàng hoặc đồng thau, có giá trị lưu thông qua các triều đại. Ở miền Bắc, ngay sau khi tiếp quản thủ đô, chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà đã phát hành tiền ngân hàng, trong đó có tiền kim loại, được sản xuất bằng nhôm, hình tròn. Ở miền Nam trước năm 1975, cũng đã sử dụng và lưu hành rộng rãi các đồng tiền bằng kim loại với các mệnh giá 1 đồng (hình tròn nhỏ), 5 đồng (hình hoa mai), 10 đồng (hình tròn lớn), 20 đồng (hình bát giác). Sau khi giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã đổi tiền trong các nước, đưa vào lưu thông đồng tiền mới, trong đó có tiền kim loại.
          Đáng tiếc là trong những năm đầu thống nhất đất nước, kinh tế nước ta phát triển chậm, lạm phát tăng cao, làm cho mệnh giá các đồng tiền xu trở lên quá nhỏ, vì vậy nhà nước ta không phát hành tiền kim loại nữa. Về cơ bản, từ năm 1980 đến nay, ở nước ta không còn lưu hành các đồng tiền bằng kim loại.
          Tình hình hiện nay đã chín muồi để thực hiện đổi tiền và phát hành vào lưu thông tiền kim loại. Thực tế, tiền kim loại có những ưu điểm rất nổi bật sau:
          - Đồng tiền kim loại không kỵ nước, có thể tẩy rửa dễ dàng khi bị dơ bẩn, khác hẳn với tiền giấy, do đó thời gian lưu hành sẽ rất lâu;
          - Không bị rách nát, do đó không sợ phải chắp vá như tiền giấy; không sợ cháy, không sợ mối mọt, chuột cắn;
          - Đồng tiền kim loại còn có thể được sử dụng trong kinh doanh như mua bán qua máy bán hàng tự động (nước giải khát đóng lon, cà phê, nước ngọt, thuốc lá, báo chí...); dùng để gọi điện thoại công cộng, dùng trong các trò chơi giải trí tại các điểm dịch vụ (thay cho các đồng xèng hiện nay).
          - Việc thanh toán, quyết toán trong kinh doanh cũng dễ dàng hơn khi sử dụng tiền kim loại; có thể cân tiền, rồi nhân với trọng lượng chuẩn để xác định tổng giá trị tiền xu đang có; tương tự có thể lắp vào các khuôn chuẩn, cho phép hạch toán dễ dàng...
          - Đặc biệt, người già, người khiếm thị, trẻ em chưa biết đọc... có thể dễ dàng nhận biết được mệnh giá của đồng tiền kim loại bằng xúc giác vì tiền bằng kim loại có chữ nổi, kích thước và hình dáng khác nhau.
          - Chi phí sản xuất tiền kim loại rất thấp; nếu sản xuất bằng nhôm thì rẻ hơn nhiều so với in tiền giấy; do đó hiệu quả kinh tế rất cao.
          Bên cạnh các ưu điểm nổi bật trên, đồng tiền kim loại cũng có nhược điểm là tốn kém khi vận chuyển với số lượng lớn vì tiền kim loại có trọng lương nặng; tiền kim loại không có số xê ri nên khó kiểm soát khi xuất hiện tiền giả (tuy nhiên, do mệnh giá thấp nên loại tiền này hầu như không bị làm giả).
          Hiện nay, do chi phí in tiền cao nên nhà nước ta không muốn in và phát hành các loại tiền có mệnh giá thấp trong khi xã hội vẫn có nhu cầu. Một hiện tượng khá phổ biến hiện nay là người nhận tiền, nhất là những đối tượng có thu nhập thấp, thường cảm thấy không hài lòng khi nhận tiền mà thiếu vài trăm đồng do người phát (trả) không có tiền lẻ thanh toán. Trên thực tế, trong giao dịch mua bán, không những có nhiều vật dụng giá trị thấp dưới 1000 đ được trao đổi trên thị trường thành thị và nông thông mà ngay việc thanh toán lớn trong các siêu thị hiện đại cũng cần đến tiền lẻ.
Ngoài ra, do thiếu tiền lẻ thanh toán, việc mua bán, cấp phát tiền thường mất thời gian chờ đợi. Việc thanh quyết toán nhiều khi cũng không khớp với thực tế. Trước thực trạng trên, đã có ý kiến cho rằng nên áp dụng quy tắc làm tròn số trong thanh quyết toán: Tiền lẻ chỉ quy định đến mức thấp nhất là 500 đồng, nếu trên 500 đồng thì tính tròn là 1000 đồng, nếu dưới 500 đồng thì không tính. Thậm chí nên bỏ hẳn đơn vị tiền tệ dưới 1000, đơn vị tiền tệ thấp nhất là tiền nghìn. Tuy nhiên, cuộc sống không chấp nhận cách làm như vậy vì việc thanh toán trên thị trường vẫn cần các loại tiền 200 đồng và 500 đồng.
          Theo chúng tôi, việc phát hành tiền xu có thể giải quyết được mâu thuẫn trên nhờ những ưu điểm của nó. Vì vậy Chính phủ nên xem xét giao Ngân hàng Nhà nước phát hành đồng tiền bằng kim loại. Khi tiến hành đổi tiền, cần quy định 1 đồng tiền mới có mệnh giá tương đương với 10.000 đồng tiền cũ; đồng thời phát hành các đồng tiền có mệnh giá 2 xu, 5 xu, 1 hào, 2 hào... Việc tăng giá đồng tiền mới lên 10.000 đồng so với mệnh giá đồng tiền hiện nay rất cần thiết để giảm những phức tạp trong thanh quyết toán. Trong trường hợp không đổi tiền, cần phát hành các loại tiền xu có mệnh giá 200 đồng, 500 đồng, 1000 đồng, 2000 đồng, 5000 đồng và 10.000 đồng.
          Về kỹ thuật, trước khi phát hành tiền ngân hàng mới và tiền kim loại, Ngân hàng Nhà nước cần tính toán kỹ lưỡng tổng lượng tiền cần đưa vào lưu thông để không làm thay đổi tổng lượng tiền tệ trong lưu thông và kiểm soát được lạm phát.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét