Thứ Tư, 18 tháng 5, 2011

Kinh nghiệm xây dựng các mô hình dự báo

Bài giảng tại Lào tháng 10/2004 (không tìm được bài đầy đủ): 

Kinh nghiệm xây dựng các mô hình dự báo
và khả năng áp dụng cho Lào:

1) Một số điểm cơ bản:
- Phân tích và dự báo kinh tế, xã hội là một khâu cực kỳ quan trọng và không thể không làm trong quá trình kế hoạch hoá nền kinh tế quốc dân.
- Dự báo bao gồm dự báo dài hạn, dự báo trung hạn và dự báo ngắn hạn.
- Dự báo dài hạn chủ yếu được thực hiện theo mô hình cung, tức là mô hình tăng trưởng cổ điển hoặc tân cổ điển. Dự báo dài hạn thường được làm gộp lớn chỉ theo một số chỉ tiêu chính và trên cơ sở các mô hình kinh tế lượng đơn giản.
- Dự báo trung hạn có thể được thực hiện theo mô hình tăng trưởng cổ điển hoặc tân cổ điển; nhưng cũng có thể được thực hiện theo mô hình cầu, tức là theo mô hình Keynes và tân Keynes. Dự báo trung hạn thường được làm chi tiết theo mô hình kinh tế lượng hoặc theo mô hình cần bằng tổng quát (cân đối liên ngành).
- Dự báo ngắn hạn chủ yếu được thực hiện theo mô hình cầu, tức là theo mô hình Keynes và tân Keynes. Dự báo ngắn hạn thường được làm chi tiết theo mô hình kinh tế lượng.

2) Lý thuyết cổ điển:
Lý thuyết cổ điển được hình thành trên cơ sở các nghiên cứu của A. Smith (1776), Say (1803), Ricardo (1815), T. Malthus... Trong suốt hai thế kỷ đầu tồn tại, nó rất tản mạn và chưa được hệ thống hoá thành một lý thuyết kinh tế hoàn chỉnh. Chỉ đến khi Keynes tổng hợp lại thành một hệ thống thì nó mới trở thành một lý thuyết kinh tế hoàn chính và mang tên là lý thuyết cổ điển.
a) Tư tưởng xuyên suốt của lý thuyết cổ điển là:
- Luôn luôn có cân bằng kinh tế vĩ mô, trong đó cung và cầu luôn luôn cân bằng trên tất cả các thị trường hàng hoá, lao động, tiền tệ và vốn;
- Cơ chế đảm bảo cân bằng của các thị trường là giá, bao gồm giá hàng hoá và dịch vụ p, giá sức lao động hay tiền lương w và giá vốn hay lãi suất r. Khi thị trường nào đó không cân bằng thì giá sẽ tăng, giảm, dẫn tới sản xuất sẽ tăng hoặc giảm để đáp ứng, lập lại sự cân bằng.
- Do đặc trưng của lực lượng thị trường như trên nên bao giờ cũng có tình trạng: (i) Đủ việc làm; (ii) Nền kinh tế sử dụng hết khả năng sản xuất.
b) Cơ sở của lý thuyết cổ điển:
Lý thuyết cổ điển được hình thành từ hai ý tưởng:
- Luật thị trường hay luật Say nói rằng cung luôn luôn mở ra cầu của bản thân nó vì sản xuất sẽ tạo ra thu nhập, từ đó sinh ra cầu. Như vậy, theo quan điểm của thuyết cổ điển, không bao giờ có tình trạng khủng hoảng thừa và nền kinh tế luôn luôn sử dụng hết khả năng sản xuất.
- Lý thuyết số lượng tiền tệ theo đó tiền tệ không tác động tới khu vực thực của nền kinh tế mà chỉ có tác động tới mặt bằng giá chung. Do vậy, tăng trưởng quá nhanh của tiền tệ không làm tăng sản xuất mà chỉ có tác dụng làm tăng giá.
c) Mô hình của lý thuyết cổ điển như sau:
- Thị trường hàng hoá và dịch vụ với hàm sản xuất như sau:
Q = f(N)                                            (1)
trong đó Q là kết quả sản xuất; N là số lao động được sử dụng. Như vậy, trong phương trình này, sản xuất không phụ thuộc vào nhu cầu mà chỉ phụ thuộc vào lao động.
Nguồn gốc của phương trình này: Lý thuyết cổ điển cho rằng trong nền kinh tế thị trường, người sản xuất bao giờ cũng cố gắng tối đa hoá lợi nhuận thu được trong điều kiện giá và lương đã biết. Khi đó, anh ta sẽ phải xác định mức sản xuất và số lao động cần thuê để cực đại hoá hàm số sau:
Max (P . Q - W . N)
trong đó P . Q là doanh thu bán hàng, W . N là chi phí sản xuất (giả sử chi phí vốn tỷ lệ thuận với chi phí lao động theo lý thuyết cấu tạo hữu cơ của tư bản nên ở đây chỉ dùng một loại chi phí là lao động).
Hàm này cực đại khi đạo hàm của nó theo lao động bằng 0, tức khi:
                             dQ / dN = W / P
trong điều kiện giả định tiền lương danh nghĩa W và mặt bằng giá P đã biết. Khi đó phương trình trên trở thành: Q = f (N)
- Thị trường lao động được cân bằng như sau:
+ Cung lao động là biến ngoại sinh; được xác định ngoài mô hình và căn cứ vào biến động dân số.
+ Cầu lao động được xác định căn cứ vào tiền lương thực tế đã biết. Phương trình xác định như sau:
                                f (N) = W / P
hay                          N  =  f-1 (w)                                                  (2)
trong đó w là tiền lương thực tế. Phương trình này cũng cho thấy chỉ có thể huy động được lao động nếu lợi ích của người lao động được đảm bảo.
+ Cầu lao động cân bằng với cung lao động:
                                Ncầu  =  Ncung                                                          (3)
- Thị trường tài chính (đơn giản):
+ Cầu đầu tư của doanh nghiệp phụ thuộc vào lãi suất:
                                I  =  I (r)                                                       (4)
với dI/dr < 0. Hàm đầu tư này cũng được xây dựng xuất phát từ mục tiêu cực đại hoá lợi nhuận của vốn đầu tư.
+ Tiết kiệm của các hộ gia đình được xác định theo thu nhập và lãi suất:
                                E = E (Q - T, r)                                             (5)
trong đó T là thuế nộp chính phủ, là biến ngoại sinh; dE/dr > 0; dE/d(Q-T) > 0. Hàm tiết kiệm được xây dựng từ mô hình cực đại hoá lợi ích của người tiết kiệm.
+ Cân bằng trên thị trường tài chính:
                                E = I + D
hay:                         D  = E  - I                                                     (6)
trong đó D là thặng dư hay thâm hụt ngân sách của chính phủ. Phương trình này cho thấy thâm hụt tài chính của chính phủ được bù đắp bằng thặng dự tài chính của khu vực dân cư.
- Lợi nhuận của doanh nghiệp:
                                L  =  Q  -  w N                                              (7)
- Chi tiêu của chính phủ:
                                G  =  T  +  D                                                          (8)
Chi tiêu của chính phủ trong mô hình này cũng là biến ngoại sinh.
- Tiêu dùng của các hộ gia đình bằng thu nhập trừ đi phần đóng thuế và phần tiết kiệm:
                      C  =  w. N + L - T - E                                             (9)
Như vậy mô hình cổ điển đơn giản ở đây chỉ gồm 9 phương trình với 9 biến nội sinh (Q, C, I, Ncầu, w, L, r, E, D) và 3 biến ngoại sinh (G, T, Ncung).
Có thể mô tả mô hình theo hình vẽ dưới đây:

Sản xuất Q
=
Thu nhập GDP

Thuế T



Chi tiêu chính phủ, kể cả thâm hụt D

Đầu tư I=I(r)
Thu nhập của hộ gia đình
Q-T
Tiết kiệm
E = E(Q-T, r)
Tiêu dùng
C=Q-T-E
Tiêu dùng
C=Q-T-E

d) Chính sách trong mô hình cổ điển:
- Phương trình trung tâm của mô hình là phương trình 6. Do tiền lương thực tế và lãi suất mềm dẻo nên luôn luôn có cân bằng. Vai trò của chính phủ khi đó chỉ còn là duy trì các nguyên tắc cạnh tranh của các thị trường; còn việc sản xuất gì và như thế nào hoàn toàn do thị trường quyết định.
- Theo mô hình, các chính sách tăng thuế (T) hay tăng chi tiêu chính phủ (G) dẫn tới tăng vay nợ (D) đều làm tăng lãi suất và làm giảm tiết kiệm, đầu tư và tiêu dùng của dân cư. Như vậy, các chính sách trên của chính phủ đều gây ra hiệu quả loại trừ giữa đầu tư và tiêu dùng chính phủ với đầu tư và tiêu dùng tư nhân. Nguyên nhân là do phương trình dẫn xuất từ mô hình:
                             dI + dC = - dG
tức là biến động của chi tiêu chính phủ kéo theo biến động theo chiều ngược lại cuả chi tiêu của các hộ gia đình.
- Thất nghiệp:
Trong trường hợp các chính sách điều tiết của chính phủ (ví dụ quy định cơ chế tiền lương sai lệch so với đòi hỏi của thị trường) dẫn tới cung việc làm nhỏ hơn cầu lao động). Khi đó sẽ có thất nghiệp cổ điển, mà nguyên nhân cơ bản là do tiền lương thực tế quá cao dẫn tới cung việc làm thấp. Chính sách cần thiết là tự do hoá hơn nữa thị trương lao động để giảm tiền lương thực tế.
Thực tế vẫn có trường hợp thiếu lao động; nguyên nhân là do tiền lương thực tế thấp hơn tiền lương thực tế trong điều kiện cân bằng lao động, dẫn tới người lao động chán nản không muốn tham gia lao động. Khi đó các chính sách cần thiết đều phải hướng vào mục tiêu tăng tiền lương thực tế.
3) Lý thuyết Keynes:
a) Cơ sở của thuyết Keynes:
Khủng hoảng kinh tế toàn diện tại các nước tư bản chủ nghĩa giai đoạn 1929-1933 và kéo dài đến 1936 đã đặt lại vấn đề lý thuyết kinh tế. Tình trạng này xuất phát từ cầu chứ không phải từ cung. Hai phi cân bằng lớn cùng được biểu hiện là:
+ Thừa khả năng sản xuất do cầu ít;
+ Thừa lao động.
Điều này không được tính đến trong mô hình cổ điển.
Keynes năm 1936 đã đưa ra quan điểm mới so với thuyết cổ điển. Theo Keynes, tiết kiệm là hàm của thu nhập trong khi đầu tư được xác định theo cầu. Mặt khác, trong lý thuyết Keynes, cân bằng cung cầu phải gắn liền với cân bằng sản xuất và thu nhập chứ không thể độc lập như quan niệm của thuyết cổ điển (trong thuyết cổ điển, sản xuất độc lập với cầu).
Do vậy, Keynes cho rằng thất nghiệp là do cầu thấp, dẫn tới cung thấp và kéo theo thất nghiệp. Từ đây Keynes đưa ra quan niệm cầu thực (effective).
b) Tư tưởng của thuyết Keynes như sau:
Cầu là trung tâm của hoạt động kinh tế, có cầu thì mới có cung và tạo ta việc làm.
c) Mô hình của Keynes:
Mô hình của Keynes gồm 9 phương trình sau:
- Sản xuất theo cầu:
Q = C + I + G + EX  - IM                                                          (1)
          - Tiết kiệm của doanh nghiệp:
                    Ee  =  a . Q                                                                       (2)
          - Thuế nộp chính phủ:
          T = t . Q                                                                           (3)
- Tiêu dùng gia đình:
            C = c . (1-a-t) . Q                                                             (4)
  - Đầu tư của doanh nghiệp:
          I = k . Q  +  I0                                                                  (5)
- Nhập khẩu:
            IM = IM(Q)                                                                      (6)
- Cân đối chi tiêu chính phủ:
            Eg + G = T                                                                        (7)
- Cân đối chi tiêu gia đình:
            Em + C = (1-a-t) . Q                                                          (8)
                       = (1-c) . (1-a-t) . Q
- Cân đối với nước ngoài:
            BC = EX - IM                                                                  (9)
trong đó G và EX là các biến ngoại sinh; Q, C, I, Im, T, Eg, Ee, Em, BC là các biến nội sinh.
d) Chính sách trong mô hình Keynes:
Do quan niệm như trên, chính sách trong mô hình Keynes tập trung vào kiểm soát cầu, gồm chi tiêu dùng và đầu tư.
Trong trường hợp kinh tế tăng trưởng chậm do cầu thấp, Keynes chủ trương phải thực hiện chính sách kích cầu thông qua tăng đầu tư và tiêu dùng chính phủ (Ig và G), từ đó tác động lên tổng cầu (C(Q-T)+I+G), kích thích được sản xuất và làm tăng thu nhập...
Trong quá trình kích cầu, thường có một số thời gian trễ như:
+ Trễ trong điều chỉnh tiêu dùng so với thu nhập (trễ Robestson): Thu nhập tăng song tiêu dùng chưa tăng ngay;
            Qt = Ct + ...
+ Trễ trong điều chỉnh sản xuất so với tiêu dùng (trễ Lundberg) mặc dù có thể tiêu dùng được điều chỉnh ngay so với thu nhập:
            Qt = Ct-1 +  At-1 + Thay đổi tồn kho (St - St-1)
            Ct = c . Qt
Mô hình Keynes khi mở rộng thêm khối giá cả, các phương trình được điều chỉnh như sau:
Giá GDP:
            P = 1/b . (W.N/Q)
Giá tiêu dùng:


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét