TIẾP TỤC HOÀN THIỆN CÁC TIỀN ĐỀ ĐỂ
ĐẨY MẠNH SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HOÁ,
HIỆN ĐẠI HOÁ ĐẤT NƯỚC THEO ĐỊNH HƯỚNG XHCN
Đại hội lần thứ VIII Đảng Cộng sản Việt Nam diễn ra vào tháng 6/1996 đã khảng định "nhiệm vụ đề ra cho chặng đường đầu tiên của thời kỳ quá độ là chuẩn bị tiền đề cho công nghiệp hoá đã cơ bản hoàn thành, cho phép chuyển sang thời kỳ mới đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước" (Văn kiện Đại hội VIII, trang 68). Công nghiệp hoá ở nước ta trong thời đại ngày nay phải đi kèm với hiện đại hoá, và giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá từ năm 1996 đến nay thực chất là quá trình tiếp tục hoàn thiện các tiền đề, đồng thời đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hoá kiểu tư duy tập trung bao cấp sang công nghiệp hoá theo quan điểm kinh tế thị trường định hướng XHCN.
Đại hội VIII cũng chỉ ra các tiền đề cần thiết để đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá là: (i) Kết cấu hạ tầng; (ii) Nguồn nhân lực; (iii) Khoa học và công nghệ; (iv) Thể chế.
Như vậy có một số điểm cần phân tích:
- Cơ bản hoàn thành tức là còn có điểm chưa hoàn thành
- Vậy những điểm chưa hoàn thành là gì ? Đánh giá kết hợp về chất, về lượng như thế nào ? Yếu do khâu tư duy hay khâu triển khai.
- Từ năm 1996 đến nay đã hoàn thành thêm những gì ? Cần phải tiếp tục làm gì ?
- Phân tích làm rõ về mặt lý luận vấn đề chuẩn bị tiền đề cho CNH, HĐH ở nước ta. Trong khi khảng định cái được là cơ bản, cần nhấn mạnh những bước ngập ngừng, thậm chí thụt lùi (xu hướng bao cấp trở lại) trong quá trình chuyển từ CNH kiểu bao cấp sang CNH theo định hướng KTTT.
Đại hội IX đề ra luận điểm tiến hành công nghiệp hoá rút ngắn, như vậy quan điểm CNH sẽ phải khác với CNH tuần tự, với các nước khác. Vậy:
- Những yêu cầu của CNH rút ngắn là gì ? Kinh nghiệm các nước thế nào (khi họ tuyên bố cơ bản hoàn thành CNH thì trình độ kinh tế xã hội lúc đó thế nào ?).
- Tiền đề để CNH rút ngắn là gì ?
- Đến nay tiền đề đủ chưa ?
- Chưa đủ ở mặt nào ? Cần hoàn thiện gì ?
- Làm gì để tiếp tục hoàn thiện tiền đề cho CNH rút ngắn ?
Việc đánh giá cần thực hiên kết hợp số lượng với chất lượng các tiền đề. Kết hợp so sánh với quá trình CNH ở các nước để thấy trong thực tiễn ta không theo 1 mô hình nhất quán, lúc kiểu này, lúc kiểu khác, dù Nghị quyết Đại hội Đảng đã khảng định
Trên cơ sở những nhận định trên, chúng tôi đề xuất một đề cương nghiên cứu về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các tiền đề để đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá theo định hướng XHCN ở nước ta như sau:
I. Các quan niệm khác nhau về công nghiệp hoá, hiện đại hoá và quan điểm của Đảng ta về công nghiệp hoá, hiện đại hoá tại nước ta
1) Công nghiệp hoá theo quan điểm cổ điển (học thuyết của Mác)
2) Công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa theo quan điểm trước đây
3) Công nghiệp hoá, hiện đại hoá tại các nước đang phát triển (trước đây và trong thời đại cách mạng khoa học, kỹ thuật ngày nay)
4) Công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
Công nghiệp hoá về bản chất, đó là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ phát triển những ngành có hàm lượng lao động cao với trình độ công nghệ, kỹ thuật quản lý thấp, sang phát triển các ngành có hàm lượng vốn lượng, trình độ khoa học, công nghệ và quản lý cao.
Phân tích đúng đắn những thành tựu đã đạt được trong 10 năm đầu đổi mới, Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khoá VII họp tháng 12/1994 đã xác định đất nước ta đang có những tiền đề để chuyển dần sang một thời kỳ phát triển mới, thời kỳ đẩy tới một bước công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, và đất nước ta chỉ có thể thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, không tụt hậu xa hơn về kinh tế so với các nước khác bằng việc thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đúng đắn và có hiệu quả.
Hội nghị đại biểu cũng đã nêu ra những quan điểm lớn về công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong giai đoạn mới, phù hợp với những điều kiện cụ thể của nước ta và xu thế hội nhập quốc tế.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII (tháng 6/1996) đánh dấu bước mở đầu thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Đại hội khảng định nhiệm vụ đề ra cho chặng đường đầu tiên của thời kỳ quá độ là chuẩn bị tiền đề cho công nghiệp hoá đã cơ bản hoàn thành, cho phép chuyển sang thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Mục tiêu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá là xây dựng nước ta thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.
II. Kinh nghiệm công nghiệp hoá tại các nước
1) Tại sao các nước đang phát triển phải tiến hành công nghiệp hoá
Đối với những nước đất hẹp, người đông và một bộ phận đông đảo người lao động còn đang làm việc trong ngành nông nghiệp với năng suất rất thấp như nước ta hiện nay thì phát triển kinh tế đồng nghĩa với công nghiệp hoá và hiện đại hoá vì chỉ có công nghiệp hoá, hiện đại hoá mới tạo ra được nền kinh tế phát triển với sự chuyển dịch liên tục cơ cấu sản xuất, cơ cấu xuất khẩu, cơ cấu lao động... theo hướng tăng hiệu quả phát triển. Cũng chỉ có công nghiệp hoá, hiện đại hoá mới tạo ra được một nền nông nghiệp và kinh tế nông thôn có hàm lượng vốn lớn, hàm lượng tri thức, trình độ quản lý, hàm lượng khoa học và công nghệ cao, cho phép rút được một bộ phận đông đảo lao động ra khỏi nông nghiệp và nông thôn, từ đó làm tăng thu nhập đầu người và cải thiện điều kiện sống của đại bộ phận dân cư.
- Công nghiệp hoá, hiện đại hoá để chuyển dịch cơ cấu kinh tế
- Công nghiệp hoá, hiện đại hoá để phát triển nông nghiệp và nông thôn
- Công nghiệp hoá, hiện đại hoá để tăng thu nhập đầu người và cải thiện điều kiện sống của dân cư
- Công nghiệp hoá, hiện đại hoá để phát triển ngoại thương và hợp tác quốc tế
- Công nghiệp hoá, hiện đại hoá để phát triển xã hội
2) Kinh nghiệm công nghiệp hoá tại các nước
Để trở thành nước công nghiệp mới, có nhiều con đường khác nhau. trong số 8 nước công nghiệp mới, có thể thấy rõ có sự khác biệt khá lớn. Trong khi các nước, lãnh thổ Hồng Kông và Singapo có diện tích và dân số rất nhỏ, mật độ dân số cao, thì Đài loan và Hàn Quốc có diện tích và dân số lớn hơn. Công nghiệp hoá của các nước này đều dựa trên tăng cường các ngành hướng vào xuất khẩu, nhờ đó tốc độ công nghiệp hoá khá cao. Ngược lại, công nghiệp hoá tại các nước Braxin, Achentina, Mêhicô và ấn độ đã diễn ra chậm hơn với nhiều con đường khác nhau; đây cũng là nhóm nước có diện tích và dân số rất cao.
Mặc dù có sự đa dạng trong nhóm các nước công nghiệp mới, vẫn có thể nhân dạng 5 điều kiện đã ảnh hưởng mạnh tới quá trình hình thành các nước công nghiệp mới này, cụ thể là:
Điều kiện 1: Tỷ lệ tăng trưởng kinh tế thế giới và ảnh hưởng của nó tới cầu hàng hoá xuất khẩu của các nước công nghiệp mới. Thực tế, nếu không có thị trường xuất khẩu lớn thì các nước công nghiệp mới đã không thể phát triển mạnh ngành công nghiệp chế biến của mình, trừ trường hợp vài nước có thị trường nội địa rộng lớn có khả năng hấp thụ hết hàng hoá sản xuất ra.
Điều kiện 2: Trình độ giáo dục của người dân tại các nước NIC tăng rất nhanh trong giai đoạn công nghiệp hoá. Đến năm 1978, Hồng Kông, Đài Loan và Áchentina đã có tỷ lệ người lớn biết chữ cao hơn 90%, xấp xỉ bằng trình độ của các nước công nghiệp phát triển. Hồng Kông, Hàn Quốc, Mêhicô, Áchentina và Singapo đã
- Chọn đường đi
- Tiêu chuẩn kết thúc
- Gợi ý con đường và tiêu chuẩn cho giai đoạn hiện nay và trường hợp nước ta
III. Các tiền đề cần thiết để đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta (kết hợp trình bày các thành tựu với các điểm yếu để chỉ ra những tiền đề còn chưa được đảm bảo)
1) Những nhân tố chính cản trở tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta trong giai đoạn vừa qua
a) Các nhân tố kinh tế: Thiếu hụt vốn, Hệ thống giao thông kém phát triển; nguồn năng lượng thiếu hụt nghiêm trọng, Thiếu lao động có kỹ năng để triển khai các chương trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Số doanh nhân quá ít..., Thị trường vốn và tiền tệ yếu kém, Trình độ khoa học công nghệ thấp kém, Hệ thông luật pháp sơ khai...
b) Các nhân tố xã hội và dân số
c) Môi trường quốc tế trong thời đại ngày nay: Mặt tích cực và mặt tiêu cực ?
2) Tình hình chuẩn bị các tiền đề cần thiết để đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta
a) Tạo lập được sự ổn định của đất nước
- Sự ổn định về chính trị
- Sự ổn định về kinh tế: Chuẩn bị điều kiện kinh tế vĩ mô (tiết kiệm, đầu tư, tiền tệ, ngân sách, ngoại thương...)
- Kiểm định kinh tế lượng về ảnh hưởng của môi trường kinh tế vĩ mô tới công nghiệp hoá ở nước ta
b) Xây dựng được động lực công nghiệp hoá, hiện đại hoá đối với giới lãnh đạo và người dân
c) Chuẩn bị các tiền đề cho giai đoạn cất cánh (đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta
- Kết cấu hạ tầng;
- Chuẩn bị nguồn nhân lực;
- Chuẩn bị tiềm lực khoa học và công nghệ;
- Chuẩn bị các điều kiện về thể chế (xây dựng cơ chế thị trường ngày càng cao).
- Huy động sự giúp đỡ từ bên ngoài
- Kiểm định kinh tế lượng về ảnh hưởng của các tiền đề trên tới công nghiệp hoá ở nước ta
3) Vai trò của nhà nước trong việc chuẩn bị các tiền đề để đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá
- Vai trò của nhà nước
- Các công cụ của nhà nước: Chính sách công nghiệp (giảm thuế hoặc trợ cấp, cung cấp các đơn đặt hàng, hỗ trợ các điều kiện tiếp cận nguồn tài chính, đất đai..., hỗ trợ thông qua các dự án lớn của nhà nước như thông tin liên lạc, trang thiết bị cho quân đội..., vai trò của khu vực DNNN, bảo hộ để nâng đỡ các doanh nghiệp trong nước để đối phó với cạnh tranh của bên ngoài...); Chính sách tín dụng; Chính sách cán cân thanh toán quốc tế...
4) Kết hợp xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ với phát huy sức mạnh thời đại
Như đã trình bày ở trên, vai trò của yếu tố bên ngoài đối với quá trình công nghiệp hoá
IV. Tiếp tục hoàn thiện các tiền đề để đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước theo định hướng XHCN ở nước ta trong giai đoạn hiện nay
1) Tiếp tục duy trì sự ổn định của đất nước
a) Tiếp tục duy trì sự ổn định về chính trị
b) Tạo lập được sự ổn định về kinh tế
2) Xây dựng động lực công nghiệp hoá, hiện đại hoá đối với giới lãnh đạo và người dân
3) Hoàn thiện các tiền đề cho giai đoạn cất cánh (đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hoá, hiện đại hoá
- Kết cấu hạ tầng
- Chuẩn bị nguồn nhân lực;
- Chuẩn bị tiềm lực khoa học và công nghệ;
- Chuẩn bị các điều kiện về thể chế.
- Huy động sự giúp đỡ từ bên ngoài
4) Tăng cường vai trò của nhà nước trong việc chuẩn bị các tiền đề để đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá
Hoàn thiện các công cụ của nhà nước: Chính sách công nghiệp (giảm thuế hoặc trợ cấp, cung cấp các đơn đặt hàng, hỗ trợ các điều kiện tiếp cận nguồn tài chính, đất đai..., hỗ trợ thông qua các dự án lớn của nhà nước như thông tin liên lạc, trang thiết bị cho quân đội..., vai trò của khu vực DNNN, bảo hộ để nâng đỡ các doanh nghiệp trong nước để đối phó với cạnh tranh của bên ngoài...); Chính sách tín dụng; Chính sách cán cân thanh toán quốc tế...
V. Kết luận
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét