Điều phối viên LHQ:
Chống lạm phát không ở con số
11/05/2011
- Nhân dịp sắp kết thúc nhiệm kỳ công tác tại Việt Nam, ông John Hendra, Điều phối viên thường trú Liên hợp quốc đã có cuộc gặp với báo chí sáng 10/5 để chia sẻ về các vấn đề phát triển ở Việt Nam sau 5 năm công tác.
Vì người nghèo
Điều phối viên LHQ đánh giá cao những biện pháp mà chính phủ Việt Nam thực hiện nhằm bình ổn kinh tế vĩ mô và kiềm chế lạm phát. Ông khẳng định, lần đầu tiên trong vòng nhiều năm qua, tăng trưởng không còn được coi là ưu tiên trước mắt, điều này thể hiện sự đồng thuận ngày càng cao với yêu cầu chuyển trọng tâm từ "số lượng" sang "chất lượng" của tăng trưởng và phát triển.
Trong cuộc gặp, lạm phát đã trở thành vấn đề nhiều lần được đề cập. Ông John Hendra cho rằng, các chỉ tiêu, con số đưa ra trong nỗ lực chống lạm phát tại Việt Nam không quan trọng bằng chính nỗ lực tập trung vào người nghèo, đảm bảo phúc lợi xã hội cho người dân. Ông John Hendra: Người nghèo đô thị chịu tác động trực tiếp của lạm phát, đặc biệt là lao động di cư nghèo, cựu công chức hưởng lương hưu |
Điều phối viên LHQ đánh giá cao những biện pháp mà chính phủ Việt Nam thực hiện nhằm bình ổn kinh tế vĩ mô và kiềm chế lạm phát. Ông khẳng định, lần đầu tiên trong vòng nhiều năm qua, tăng trưởng không còn được coi là ưu tiên trước mắt, điều này thể hiện sự đồng thuận ngày càng cao với yêu cầu chuyển trọng tâm từ "số lượng" sang "chất lượng" của tăng trưởng và phát triển.
Tuy nhiên, ông khuyến cáo, để giảm lạm phát, cần đảm bảo tính hiệu quả lớn hơn của đầu tư công và đây là vấn đề ưu tiên trước mắt. Ông nói: "Xét ở khía cạnh này, cam kết mạnh mẽ của chính phủ trong cắt giảm đầu tư vào doanh nghiệp nhà nước hoạt động kém hiệu quả, tăng cường hỗ trợ nông nghiệp, xuất khẩu và các doanh nghiệp vừa và nhỏ, là dấu hiệu tích cực. Nhưng việc cắt giảm cần tiến hành thận trọng, đảm bảo phúc lợi xã hội".
Ông cho rằng, cần làm sáng tỏ quyết định cắt giảm 10% chi tiêu ngân sách thường xuyên sẽ nhằm vào lĩnh vực nào. Vì một số chính sách giảm nghèo và trợ cấp xã hội được cấp kinh phí từ chi ngân sách thường xuyên, nên việc cắt giảm sẽ tác động trực tiếp đến người nghèo. Theo ông, nhiều sáng kiến trợ cấp người nghèo (ví dụ như hỗ trợ trang trải chi phí điện sinh hoạt) đáng hoan nghênh. Tuy nhiên, các sáng kiến này có thể không đến được với các đối tượng cần hỗ trợ nhất, vì người di cư nghèo ra thành thị không có hộ khẩu thường trú nên không thuộc diện hưởng lợi ích này.
"Người nghèo đô thị là đối tượng chịu tác động trực tiếp của lạm phát, đặc biệt là lao động di cư nghèo, cựu công chức hưởng lương hưu, những người có thu nhập thấp. Họ gặp rất nhiều khó khăn trước tình hình giá cả thực phẩm, chi phí điện, nhiên liệu tăng cao. Nếu chúng ta tiếp tục chứng kiến lạm phát kéo dài và tốc độ tăng trưởng thấp hơn thì Việt Nam có nhiều khả năng phải đối mặt lần nữa với tỉ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm tăng cao như từng xảy ra trong cuộc khủng hoảng tài chính gần đây", điều phối viên LHQ cảnh báo.
Chống tham nhũng phải nhất quán
Cách đây 5 năm, trong buổi ra mắt báo chí, ông John Hendra từng lưu ý: “Trong bối cảnh gia nhập WTO, Việt Nam phải giải quyết được tình trạng tham nhũng, bởi tham nhũng là đòn giáng vào người nghèo”.
Tại cuộc gặp hôm nay, ông khẳng định, nỗ lực chống tham nhũng ở Việt Nam đã có những tiến bộ. Nhưng thách thức là ở chỗ vấn nạn này vẫn tồn tại khá phổ biến ở cấp độ nhỏ, địa phương và dù chỉ là tỉ lệ nhỏ cũng đã gây khó khăn cho các vùng nghèo, người nghèo. Ông nói: "Tham nhũng là vấn nạn nhức nhối với nhiều quốc gia, và Việt Nam không phải là ngoại lệ, nhưng tình trạng này đặc biệt đáng báo động trong lĩnh vực giáo dục và y tế bởi nó tác động trực tiếp tới người nghèo - là đối tượng cần được hỗ trợ mạnh mẽ nhất hiện nay".
Để chống tham nhũng hiệu quả, ông cho rằng, tính nhất quán luôn là điều cần thiết. Việt Nam đã có luật chống tham nhũng khá toàn diện, nhưng thực thi luật và chính sách đề ra còn có trở ngại. "Luật có, cơ chế đã đề ra, đã triển khai ở cấp cao nhưng với các cơ quan cấp thấp lại chưa nhất quán", ông Hendra đánh giá.
Ông khẳng định: "Trong hơn một năm qua, LHQ đã đưa ra và nỗ lực thực hiện sáng kiến 'Một Liên hợp quốc', và Việt Nam cũng có thể thực hiện nỗ lực như vậy, nỗ lực 'Một Việt Nam'. Những gì đã cải cách, các chính sách cần được thực hiện thì phải nhất quán, không có sự khác biệt, không có riêng cơ chế dành cho địa phương này hay địa phương khác".
Thái An
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét