Thứ Hai, 30 tháng 5, 2011

Để dự báo không sai

24/06/2009
Để dự báo không sai

(VOV) - Dự báo là cơ sở quan trọng để giúp Chính phủ, các Bộ, ngành đưa ra những quyết sách, chủ trương đúng và kịp thời. Thế nhưng thực tế thời gian qua, công tác dự báo cho kết quả không tốt, thậm chí là dự báo sai dẫn tới nhiều hệ quả tai hại.

Theo nhận xét của TS. Lê Việt Đức, đến nay, tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư, số người nắm vững môn khoa học này còn chưa nhiều, việc sử dụng thường xuyên trong phân tích và dự báo kinh tế vĩ mô lại càng hiếm. Nhìn rộng ra, có thể nói về thực chất, môn khoa học này vẫn khá xa lạ với chúng ta. Công cụ máy tính tương đối phổ cập, song mới chủ yếu để xử lý văn bản, chưa thực sự được sử dụng vào công tác phân tích và dự báo. Vì chưa sử dụng tốt những công cụ hiện đại, chất lượng phân tích dự báo còn yếu, dẫn tới kế hoạch nhiều khi xa rời thực tiễn, làm các cơ quan quản lý kinh tế vĩ mô thường xuyên rơi vào tình trạng bị động.

Hai năm qua, việc dự báo yếu cộng với tác động của suy giảm kinh tế thế giới đã khiến Quốc hội phải điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng, chỉ số giá tiêu dùng. Mỗi lần điều chỉnh này là một loạt chính sách, chỉ tiêu khác phải điều chỉnh theo, gây lãng phí lớn cho xã hội.
Công tác dự báo quan trọng tới mức được các chuyên gia kinh tế ví như công tác lập quy hoạch. Có thể quy hoạch tốt thì mới có chính sách tốt. Ngược lại, quy hoạch yếu thì sẽ xảy ra tình trạng manh mún, mạnh ai nấy làm, ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế - xã hội. Đơn cử như quy hoạch đô thị hiện nay yếu khiến đô thị trên cả nước có bộ mặt lem luốc, quy hoạch giao thông kém dẫn đến ùn tắc và quá tải… Trong dự báo cũng vậy, dự báo càng chính xác thì giúp cho công tác chỉ đạo, điều hành và ra quyết định của các cấp càng kịp thời và có tác dụng. Ngược lại, dự báo sai sẽ kéo theo điều hành sai, gây hệ lụy tới nền kinh tế.
Nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu
Chỉ ra những điểm yếu trong công tác dự báo hiện nay, TS. Lê Đình Ân, Giám đốc Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội quốc gia cho rằng, nguyên nhân chính là hệ thống thống kê và xử lý dữ liệu của các ngành, địa phương còn yếu, manh mún và thiếu; cán bộ chuyên ngành dự báo cũng thiếu và còn yếu về chuyên môn nghiệp vụ. Trách nhiệm của người đứng đầu mỗi cơ quan dự báo cũng chưa được thể hiện rõ khi có những dự báo sai lệch mà không ai chịu trách nhiệm.
TS. Lê Đình Ân, kiến nghị: “Phải có quy định cụ thể về trách nhiệm khi đưa ra dự báo. Cơ quan quản lý Nhà nước phải chịu trách nhiệm về dự báo của mình. Chịu trách nhiệm ở đây không chỉ là chịu trách nhiệm về đưa ra biện pháp này kia mà là chịu trách nhiệm về kết luận của mình để phục vụ cho các nhà hoạch định chính sách. Nếu người hoạch định chính sách dựa vào dự báo, mà dự báo đó sai thì người dự báo phải chịu trách nhiệm. Phải có nghị định của Chính phủ quy định rõ việc này. Hiện, chưa có quy định nào liên quan đến trách nhiệm của dự báo”.
Dự báo không chỉ là đưa ra con số
Theo TS. Võ Trí Thành, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, bản chất của dự báo không chỉ thể hiện ở con số, mà quan trọng hơn là phải phân tích con số đó, những lập luận, xu hướng để đưa ra định hướng. Để thực hiện được điều này, đòi hỏi mỗi cơ quan dự báo phải có nguồn nhân lực có chất lượng tốt, không chỉ nắm chắc lý thuyết về các nguyên lý kinh tế, mà còn dày dạn kinh nghiệm thực tế về những thay đổi của nền kinh tế trong nước cũng như nền kinh tế khu vực mà nhà nghiên cứu quan tâm. Đây lại là điểm yếu của các cơ quan nghiên cứu, dự báo chung của Việt Nam.

Nếu người hoạch định chính sách dựa vào dự báo, mà dự báo đó sai thì người dự báo phải chịu trách nhiệm. Phải có nghị định của Chính phủ quy định rõ việc này. Hiện, chưa có quy định nào liên quan đến trách nhiệm của dự báo.

Mặc dù công cụ mô hình hóa kinh tế đã được sử dụng rộng rãi trên thế giới, nhưng ở nước ta, việc sử dụng công cụ này trong công tác kế hoạch hóa phát triển vẫn rất hạn chế, ngay cả tại cơ quan có chức năng hàng đầu về phân tích và dự báo là Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Theo nhận xét của TS. Lê Việt Đức, đến nay, tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư, số người nắm vững môn khoa học này còn chưa nhiều, việc sử dụng thường xuyên trong phân tích và dự báo kinh tế vĩ mô lại càng hiếm. Nhìn rộng ra, có thể nói về thực chất, môn khoa học này vẫn khá xa lạ với chúng ta. Công cụ máy tính tương đối phổ cập, song mới chủ yếu để xử lý văn bản, chưa thực sự được sử dụng vào công tác phân tích và dự báo. Vì chưa sử dụng tốt những công cụ hiện đại, chất lượng phân tích dự báo còn yếu, dẫn tới kế hoạch nhiều khi xa rời thực tiễn, làm các cơ quan quản lý kinh tế vĩ mô thường xuyên rơi vào tình trạng bị động.
Một thực tế hiện nay là có quá nhiều cơ quan làm công tác dự báo và thường đưa ra các số liệu, dự báo khác nhau, đôi khi mâu thuẫn nhau. Trước thực tế này, ông Lê Văn Dung, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho rằng, Nhà nước nên chỉ đạo và có cơ quan chính thức công bố những thông tin về dự báo để tạo định hướng. Tuy nhiên, trong một số lĩnh vực có thể cho phép các cơ quan này đưa ra dự báo để rồi so sánh xem cơ quan nào dự báo tốt hơn. Nếu nơi nào nhiều lần dự báo tốt thì thương hiệu, ảnh hưởng của dự báo do nơi đó đưa ra sẽ được tín nhiệm. Khi đó, các cơ quan làm dự báo bắt buộc phải xem lại mình và sẽ có quá trình phối hợp tốt hơn./.
Thanh Trường (Báo TNVN)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét