Thứ Ba, 10 tháng 5, 2011

TIME: Hiệu ứng Trung Hoa

Hiệu ứng Trung Hoa
Ngày 25-4-2011
Trong khu rừng rậm Malaysia nóng hầm hập, những công nhân đẫm mồ hôi cúi mình trên máy, lắp đồng vào những kiện dây cáp nóng rát, đồng ấy sẽ phải được ngâm vào ống nước thì người ta mới chạm vào được. Sàn nhà máy ngập trong một thứ ánh sáng màu trà tỏa xuống từ những khung cửa ám bồ hóng. Tiếng ken két của cỗ máy tạo ra âm thanh chói tai không ngừng. Không có điều hòa nhiệt độ. Alvin Mui, ông chủ tịch hãng P.I.E. – đơn vị vận hành nhà máy – bảo rằng “lắp điều hòa tốn kém lắm”.
Tiếng ồn từ lò luyện kim kiểu thời Dicken này ở cảng Penang là một phần của một hiện tượng lớn hơn thế xuất hiện trên khắp châu Á. Hãy gọi đó là Hiệu ứng Trung Hoa. Cùng với quá trình Trung Quốc tiến từ vị thế nhà sản xuất chi phí thấp, phụ thuộc vào xuất khẩu, sang một nền kinh tế hướng vào dịch vụ và xuất phát từ nhu cầu nội địa hơn, lương, tiền công ở xứ này đang tăng lên. Kết quả là, những nhà máy cấp thấp một thời vận hành ở Trung Quốc, như các cơ sở sản xuất dây cáp điện, bây giờ đang hoạt động ở các nước láng giềng, trải từ Malaysia và Thái Lan đến Việt Nam và Bangladesh.
Sau suốt hai thập kỷ hút sạch công ăn việc làm và đầu tư khỏi Đông Nam Á một cách tàn nhẫn, giờ đây Hiệu ứng Trung Hoa đang đưa những trung tâm công nghiệp một thời suy thoái như Penang ra khỏi tình trạng trì trệ kéo dài về kinh tế. Theo Cơ quan Phát triển Đầu tư Malaysia, bang phía bắc này của Malaysia thu hút 4 tỷ USD đầu tư cho khu vực sản xuất năm 2010, tức là tăng tới 465% so với năm 2009. Người đứng đầu bang (thủ hiến bang – ND), ông Lim Guan Eng, thừa nhận: “Thỉnh thoảng tình hình cũng lung lay không vững, nhưng đã là kẻ lép vế thì chúng tôi phải đứng ngoài rìa và phải làm việc chăm chỉ hơn”.
Sự bùng nổ mới mẻ ở Penang được kích thích một phần bởi những nhà sản xuất phương Tây lo ngại trước việc chi phí sản xuất ở Trung Quốc ngày càng tăng. Nó cũng xuất phát từ những đổi thay sâu sắc trong nền kinh tế Trung Quốc, những thay đổi đang chuyển hướng dòng chảy thương mại ở khu vực. Không phải mọi công ty chuyển đến những nơi như Penang đều là công ty đa quốc gia của phương Tây; trên thực tế, có nhiều hãng của Trung Quốc. Khi mà lương nhân công và sức mua ở Trung Quốc gia tăng, người Trung Quốc nhập khẩu nhiều hàng hóa hơn từ châu Á. Đồng thời, mức lương tăng lên cũng buộc Trung Quốc phải thuê ngoài (outsource) những công đoạn sản xuất ở cấp thấp. Theo một bản xếp hạng năm 2010 của Citigroup trong đó 12 quốc gia châu Á được sắp xếp theo mức lương nhân công, Trung Quốc xếp thứ 7 về độ rẻ, Malaysia thứ 8. Sanjeev Nanavati, CEO của Citigroup Malaysia, nói: “Nguyên nhân khiến người ta đến Trung Quốc tiến hành các hoạt động kinh tế thuần túy là do chi phí rẻ. Bây giờ nguyên nhân đó đang bị xói mòn”.
Kết quả là hình thành một cộng đồng thương nhân đạo đức ở châu Á, khi mà người Trung Quốc thuê ngoài nhiều hơn và nhập khẩu nhiều hơn từ các nước khác trong khu vực. Theo HSBC, thương mại nội bộ châu Á được dự đoán tăng trưởng trung bình 12,2% mỗi năm cho đến 2020, nghĩa là cao hơn 40% so với mức kỳ vọng về tỷ lệ tăng trưởng mậu dịch của châu Á với Mỹ trong cùng kỳ. Theo ngân hàng Credit Suisse, gần 50% xuất khẩu châu Á (kể cả của Nhật Bản) giờ đây đi vào các nước châu Á khác. Như thế là nhiều hơn nhu cầu hiện tại về hàng châu Á ở cả ba nơi Mỹ, EU và Nhật Bản gộp lại.
Nhà máy sản xuất dây cáp điện của P.I.E. là một ví dụ về tính tương trợ đang tăng lên không ngừng giữa Trung Hoa và những người láng giềng Đông Nam Á. Nhà máy là chi nhánh của người khổng lồ về hàng điện tử ở Đài Loan – Foxconn International (một phần của tập đoàn Hon Hai), một trong những dây chuyền lắp ráp lớn nhất sản phẩm iPhone của Apple và là một trong những hãng điện tử lớn nhất thế giới. Đối với một công ty đa quốc gia như Foxconn, sử dụng những nhà máy như nhà máy của P.I.E. ở Malaysia để lắp ráp các sản phẩm công nghệ thấp như dây cáp, hoặc thậm chí máy quét mã hay sạc pin điện thoại, đều rẻ như, nếu không nói là rẻ hơn, ở Trung Quốc. Foxconn trả cho 1.500 công nhân của họ ở Malaysia và Thái Lan khoảng 260 USD một tháng, có thể so được với mức lương họ phải trả cho nhân công Trung Quốc. Và họ nói là trong vài năm tới, họ có kế hoạch gia tăng lực lượng lao động của mình ở Malaysia thêm một phần ba.
Bất chấp sự (gần như) tương đồng hiện nay giữa lương của người sản xuất ở Trung Quốc và Malaysia, giới điều hành công ty vẫn cho rằng trong tương lai, mức lương của người Trung Quốc sẽ vượt hơn ở các quốc gia Đông Nam Á một cách đáng kể. Rajesh Purushothaman, giám đốc điều hành các hoạt động ở Penang của National Instrument, cho biết: “Điều khiến chúng tôi phải quan tâm là việc dự đoán các chi phí tương lai. Chúng tôi cảm thấy ở Penang mọi thứ dễ dự đoán hơn ở Trung Quốc”. Như thế là lại thêm một lý do nữa để Foxconn đưa những cơ sở sản xuất cấp thấp hơn đến Penang. “Vài năm về trước, quanh đây còn rất nhiều nhà máy trống” – ông Mui, người của P.I.E., nói và trỏ về phía một tòa nhà trống không để làm nhà máy, mà chẳng bao lâu nữa công ty của ông sẽ chuyển tới đó. “Bây giờ những tòa nhà (kiểu như thế) đầy người rồi. Thủy triều đã bắt đầu dâng”.
Foxconn từng chứng kiến những trường hợp công nhân tự sát, biểu tình, cùng những lần tăng lương tiếp sau đó tại các nhà máy của họ ở Trung Quốc. Theo ông Dong Tao, kinh tế gia châu Á hàng đầu của Credit Suisse, những chuyện như thế càng làm nổi rõ một thực tế là “đây là điểm khởi đầu cho sự kết thúc thời kỳ Trung Quốc “làm công xưởng của thế giới””. Theo Credit Suisse, đến năm 2014, Trung Quốc sẽ ngừng cung cấp lao động thặng dư cho các nhà máy tiền công rẻ của họ. Thậm chí mức tăng lương căn bản 30-40%, tức tỷ lệ tăng lương trung bình của các nhà máy ở Trung Quốc trong năm 2010, sẽ đủ để làm dịu trạng thiếu hụt nghiêm trọng về lao động từ năm 2017 trở đi tại các khu vực duyên hải phía đông nam, nơi tiến hành phần lớn hoạt động sản xuất của Trung Quốc.
Liệu tất cả các công ty đa quốc gia có bỏ chạy khỏi Trung Quốc khi nạn thiếu lao động xảy ra không? Tất nhiên là không. Ở chừng mực nào đó, lương tăng ở miền duyên hải đông nam Trung Quốc đơn giản là sẽ kích thích các công ty di chuyển nhà máy tới vùng nội địa ở phía tây, nơi vẫn còn lao động rẻ hơn và cũng là nơi chính phủ đang kỳ cạch xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng, gồm đường xá và đường sắt, để đẩy nhanh tốc độ hàng hóa đến và đi khỏi các cảng biển của đất nước. Đối với những nhà sản xuất một số mặt hàng nào đó – như laptop và máy tính, mà 70% lượng hàng hóa này của thế giới là đến từ Trung Quốc – thì sẽ là liều lĩnh một cách dại dột, nếu không phải là một cách tự sát, nếu dứt áo đi khỏi Trung Quốc hoàn toàn. Do dây chuyền thiết bị tập trung rất mạnh ở Trung Quốc, rời khỏi nước này sẽ giống như tự cắt đứt mạch máu của mình.
Tuy vậy, đối với các nhà sản xuất hàng hóa cấp thấp như những gì P.I.E. vẫn tạo ra hàng đống kia, cũng như các lĩnh vực sản phẩm cao cấp mà ở đó, sở hữu trí tuệ đóng một vai trò quan trọng – thì sức ép phải rời khỏi Trung Quốc để chuyển sang những nơi rẻ hơn và thân thiện hơn về luạt pháp đang gia tăng hơn bao giờ hết. Các khu công nghiệp nằm chi chít quanh TP.HCM ở miền Nam Việt Nam chẳng hạn, đang thu hút ngày một nhiều vốn đầu tư từ những công ty điện tử như Intel. Hãng này đang có kế hoạch chi tới 1 tỷ USD vào một dây chuyền bán dẫn khổng lồ và nhà máy thí nghiệm ở đây. Tương tự, Bangladesh đã tiến tới kiểm soát 6% thị trường hàng dệt và quần áo toàn cầu – một thị trường trị giá 200 tỷ USD – bằng việc lấy đi phần lớn các cơ sở sản xuất cấp thấp ở Trung Quốc, đáng chú ý là nhà máy sản xuất áo phông và quần bò xanh.
Thật dễ giải thích tại sao. Theo Citigroup, lương tối thiểu cho một công nhân nhà máy ở tỉnh Quảng Đông của Trung Quốc là khoảng 150 USD một tháng. Đối lập với đó, ở Bangladesh, lương tối thiểu chỉ xấp xỉ 40 USD một tháng, thậm chí ngay cả sau khi những cuộc đình công đầy bạo lực của công nhân gần đây buộc các nhà sản xuất quần áo phải miễn cưỡng tăng lương ở đó lên gần 80%.
Không có gì đáng ngạc nhiên, dây chuyền sản xuất kéo dài từ thủ đô Dhaka phía tây Bangladesh sang cảng biển phía đông nam của nước này ở Chittagong đã bắt đầu thu hút giới đầu tư – những người đánh hơi thấy một nước tiểu Trung Hoa đang bắt đầu hình thành. Brummer & Partners, một quỹ đầu tư trị giá 10 tỷ USD, cũng là một công ty cổ phần tư nhân ở Stockholm, gần đây đã chi một khoản tiền (con số chưa được tiết lộ) để mua cổ phần tối thiểu trong một hãng sản xuất quần áo của Bangladesh, hãng này có khách hàng là những nhà bán lẻ như Gap và H&M. “Chúng tôi bắt đầu thấy các công ty kiểu như vậy quan tâm đến Bangladesh” – Kiron Bose, quan chức phụ trách đầu tư của Brummer ở quỹ đầu tư tư nhân ở Bangladesh, cho biết. Khởi sự từ việc khâu quần bò và áo phông, Bangladesh hy vọng sẽ tiến vào ngành kinh doanh phức tạp hơn và hấp dẫn hơn, là sản xuất giày cho những công ty như Nike và Adidas. “Đóng giày vẫn là công việc của Trung Quốc” – Bose nói. “Đấy là lĩnh vực Bangladesh sẽ phải cạnh tranh tiếp theo đây”.
Nhưng người Bangladesh cũng sẽ còn phải cạnh tranh với người Malaysia, đấy là chưa kể tới công nhân Việt Nam, Campuchia và Thái Lan. Như thường lệ, đại lượng lớn trong phương trình quyết định ai sẽ chiến thắng là chi phí. Nhưng đó không phải là thành tố duy nhất dẫn dắt đợt thịnh vượng gần đây của Penang. Nếu chỉ là vấn đề chi phí thì người Bangladesh – vốn là những người nhận lương thấp nhất khu vực – sẽ chiến thắng dễ dàng trong cạnh tranh. Nhưng Malaysia còn có một loạt lợi thế cạnh tranh khác trong cuộc thi đua sản xuất mới, từ logistics (hậu cần) đến địa hình đất nước. Đảo Penang chẳng hạn, có đường xá rộng rãi, một lượng nhân công ổn định tốt nghiệp từ các đại học khoa học, nguồn cung cấp năng lượng hiệu quả, và một sân bay hiện đại để từ đó hàng hóa được chuyển đến khắp nơi trên thế giới. “Từ Penang, chúng tôi có thể nhận hàng hóa từ bất kỳ đâu trong vòng 48 giờ đồng hồ” – Purushothaman thuộc National Instruments nói. Hiện tại National Instruments đang thi công một nhà máy 80 triệu USD gần sân bay.
Thêm vào đó, Penang còn được thừa hưởng từ những ông chủ thực dân cũ hệ thống pháp luật Anh quốc, hệ thống ấy tạo cho những người làm kinh doanh ở đây một mức độ thoải mái nhất định. “Nếu bạn nhìn vào cả khu vực, sẽ thấy các công ty hài lòng với các biện pháp bảo vệ sở hữu trí tuệ và hệ thống pháp luật ở Malaysia” – ông Lee Kah Choon, chủ tịch Invest Penang, một cơ quan xúc tiến đầu tư do chính phủ điều hành, nói. “Trong khi đó, ở Trung Quốc, người ta rất khó chịu khi bất kỳ thứ gì được đưa ra thị trường đều có thể bị sao chép”.
Tầm quan trọng của việc bảo vệ sở hữu trí tuệ được một loạt giám đốc điều hành về công nghệ, ở cả Malaysia và Trung Quốc, nhắc đi nhắc lại. Gần như trên khắp thế giới, người ta đều không hài lòng về độ cam kết tuân thủ của Trung Quốc đối với việc bảo vệ bản quyền và bằng sáng chế. “Không hề minh bạch như chúng tôi muốn” – Steven Siaw, đồng sáng lập công ty Vitrox, trụ sở ở Penang, nói. Vitrox là  một công ty công nghệ 11 tuổi, chuyên sản xuất hệ thống giám sát sản phẩm, và đã có mặt ở Trung Quốc. “Ở Malaysia luôn có một mức độ tuân thủ nhất định đối với quyền sở hữu trí tuệ. Chúng tôi muốn được nhẹ đầu nhẹ óc”.
“Chúng tôi rất cảnh giác về vấn đề sở hữu trí tuệ” – Atul Bhargava, giám đốc điều hành của Intel Malaysia, nói. Cảnh giác như thế nào? Theo thông lệ hoạt động trên toàn cầu, Intel hạn chế một cách nghiêm ngặt những chuyến thăm của báo chí đến khu vực đặt dây chuyền nhà máy của họ ở Penang: hiếm khi cấp phép, luôn luôn cấm điện thoại di động, đề phòng trường hợp người ta bí mật chụp ảnh bất hợp pháp. Bất kỳ nhân viên nào rời công ty đều được nhắc nhở, một cách gần như thân ái, rằng bất kỳ sản phẩm đăng ký sản xuất độc quyền nào đã được làm ra ở Intel thì đều không đi ra khỏi tòa nhà này. “Phải đảm bảo là có tường lửa” – ông Bhargava nói. Theo ông, cam kết của Malaysia với việc bảo vệ sở hữu trí tuệ là một trong những nguyên nhân vì sao Intel tuyển xấp xỉ 10.000 nhân công ở Penang – số công nhân lớn nhất công ty sản xuất bán dẫn này thuê ở ngoài Mỹ.
Các quan chức cao cấp của chính phủ Malaysia tuyên bố, đà tăng trưởng kinh tế gần đây của Penang sẽ tiếp tục được duy trì. “Chúng tôi đã xóa bỏ các vật cản, nhằm đưa đầu tư vào trong nước” – Thủ hiến Lim nói. Nỗ lực dường như đang được đền bù. National Instruments, Citigroup và công ty trang thiết bị y tế St. Jude Medical đều có kế hoạch tăng đáng kể số đầu nhân công ở Penang trong vài năm tới. Những quảng cáo tìm người trên mạng ở Penang, theo trang web jobstreet.com đặt tại Kuala Lumpur, đã tăng 80% trong năm 2010 so với năm trước đó. Theo giám đốc vùng của Jobstreet, Chook Yuh Yng, quảng cáo trên mạng trong năm 2011 này có vẻ cũng tương đối tốt.
Chắc chắn là, những biệt thự kiến trúc thời Victoria nằm dọc bờ biển phía bắc của hòn đảo, đang mục ruỗng dần kia, là những vật nhắc nhở người ta một cách sống động rằng phát triển phình to có thể kết thúc bằng bùng nổ và tan vỡ. Sự phát triển của Penang khi họ sớm được vinh danh là đầu mối thương mại toàn cầu của thế kỷ 18 dưới chế độ thống trị của Anh, đã kéo theo một vòng hào quang rộng mở. Cho đến giờ, những ngôi biệt thự bị bỏ hoang kia vẫn cho người ta thấy một mảnh đất lãng phí lợi thế cạnh tranh của mình – như Penang đã từng vài lần lãng phí – có thể lấy lại lợi thế ấy như thế nào. Và có lẽ đó là huyền thoại đáng ngạc nhiên nhất về Hiệu ứng Trung Hoa. Quan niệm thông thường cho rằng sự lớn mạnh của Trung Quốc sẽ là sự sụp đổ của Đông Nam Á. Giờ đây chúng ta đang thấy là Trung Quốc có thể góp phần nhen nhóm lại sự phát triển ở một khu vực từng một thời tưởng như suy tàn.
Người dịch: Đan Thanh
 ---------------

The China Effect

In the midst of a steaming-hot Malaysian jungle, sweat-stained factory workers bend over their looms, threading copper into bales of cable wire that gets so hot, it must snake through culverts of water before it can be touched. The factory floor is awash in tea-colored light from windows smeared with soot. The grinding of machines creates a constant, earsplitting din. There is no air-conditioning. "It would cost too much," says Alvin Mui, president of P.I.E. Industrial, which operates the factory.
The roar from this Dickensian forge in the port of Penang is part of a greater reverberation across Asia. Call it the China Effect. As China progresses from a low-cost manufacturer dependent on exports to a service-oriented economy driven more by domestic demand, wages there are rising. As a result, the lowest-end factory work once done in the Middle Kingdom, like wiremaking, is now being done in neighboring countries, from Malaysia and Thailand to Vietnam and Bangladesh. (See portraits of Chinese workers.)
After ferociously sucking jobs and investment out of Southeast Asia over the past two decades, the China Effect is now lifting once declining industrial hubs like Penang out of their long economic slump. The northern Malaysian state attracted $4 billion in investment for its manufacturing sector in 2010, according to the Malaysian Investment Development Authority, a 465% jump from 2009. "It's been rocky at times," admits Lim Guan Eng, Penang's chief minister. "But being an underdog has kept us on edge and made us work harder."
Penang's nascent boom is partly fueled by Western manufacturers wary of China's rising costs. It also stems from dramatic changes in China's economy that are redirecting trade flows across the region. Not all of the companies relocating to places like Penang are Western multinationals; in fact, many are Chinese firms. As salaries and spending power in China rise, the Chinese are importing more goods from the rest of Asia. At the same time, those rising salaries are forcing China to outsource more of its low-end manufacturing. According to a 2010 Citigroup ranking of 12 Asian countries by manufacturing wages, China was the seventh least expensive and Malaysia the eighth. "The pure-cost reason for being in China for certain economic activities is being eroded," says Sanjeev Nanavati, CEO of Citigroup Malaysia.
The result is a virtuous trading circle for Asia as the Chinese outsource more to and import more from the region. According to HSBC, intra-Asian trade is forecast to grow at an average annual pace of 12.2% until 2020, 40% higher than the rate by which Asia's trade with the U.S. is expected to grow in the same period. Nearly 50% of Asian exports (excluding Japan's) now go to other Asian countries, according to Credit Suisse. That's more than the current demand for Asian exports in the U.S., the E.U. and Japan combined. (See pictures of China's infrastructure boom.)
P.I.E. Industrial's copper-wire factory is an example of the growing synergy between China and its Southeast Asian neighbors. The factory is a subsidiary of Taiwanese electronics giant Foxconn International (part of the Hon Hai group), one of the largest assemblers of Apple's iPhone and one of the biggest electronics companies in the world. For a multinational like Foxconn, it is as cheap, if not cheaper, to use factories like P.I.E.'s to assemble low-tech products like cable wire or even products like bar-code scanners and mobile-phone chargers in Malaysia rather than China. Foxconn pays its 1,500 workers in Malaysia and Thailand roughly $260 a month, comparable with the wages it offers in China, and says that over the next few years it plans to grow its Malaysian workforce by a third.
In spite of the near parity between Chinese and Malaysian manufacturing wages at the moment, company executives expect future wage increases in China to significantly outpace those in Southeast Asia. Says Rajesh Purushothaman, managing director of National Instruments' Penang operations: "What mattered to us was the predictability of future costs. We felt there was more predictability in Penang than in China." That's another reason Foxconn is sending more low-end work to places like Penang. "A few years ago, there were a lot of vacant factories around here," says P.I.E.'s Mui, gesturing toward an empty factory building that his company will soon move into. "Now they're full. The tide has started to turn."
Foxconn has seen worker suicides, labor protests and subsequent wage rises at its factories in China. Those experiences, according to Dong Tao, chief Asia economist for Credit Suisse, underscore the fact that "this is the beginning of the end of an era for China as the world's factory." By 2014, China will cease to produce a surplus labor supply for its low-wage factories, according to Credit Suisse. Not even salary hikes of 30% to 40%, the rate at which average factory wages rose in China in 2010, will be enough to alleviate increasingly acute labor shortages from 2017 onward in the southeastern coastal regions where most of China's manufacturing is done. (Read "The Real Challenge from China: Its People, Not Its Currency.")
Will all multinationals flee China as this labor shortage looms? Of course not. To an extent, rising wages on China's southeastern coast will simply prompt companies to move their factories to China's western hinterland, where cheaper labor is available and where the government is building an elaborate infrastructure of roads and railways to speed goods to and from the country's seaports. For makers of certain products — like laptop computers, of which 70% of the world's supply comes from China — it would be foolhardy, if not self-destructive, to leave China completely. Because the chain of components is so heavily concentrated there, leaving would be like cutting off one's own blood supply.
Yet for makers of lower-end goods like those P.I.E. churns out as well as higher-end products for which intellectual property plays a key role, the impetus to move from China to cheaper and more legally hospitable climes is growing ever greater. The industrial parks clustered around Ho Chi Minh City in southern Vietnam, for instance, are drawing increasing investment from electronics firms like Intel, which is planning to spend up to $1 billion on a vast semiconductor assembly and testing plant there. Similarly, Bangladesh has come to control 6% of the $200 billion global garment and textile market by taking much of the low-end work from China, notably the stitching of T-shirts and blue jeans.
It's easy to see why. According to Citigroup, the minimum wage for a factory worker in China's Guangdong province is roughly $150 a month. In Bangladesh, by contrast, the minimum wage comes to roughly $40 a month, even after violent strikes by workers recently forced apparel makers to hike wages there nearly 80%. (See pictures of the making of modern China.)
Not surprisingly, the manufacturing belt that stretches from Bangladesh's western capital, Dhaka, to its southeastern port in Chittagong has begun to lure investors who sense a mini China in the making. Brummer & Partners, a $10 billion hedge fund and private-equity firm based in Stockholm, recently spent an undisclosed sum to obtain
a minority stake in a Bangladeshi garmentmaker that counts such retailers as Gap and H&M among its customers. "We're starting to see these kinds of companies take an interest in Bangladesh," says Kiron Bose, the chief investment officer for Brummer's Bangladesh-focused private equity fund. From stitching jeans and T-shirts, Bangladesh hopes to crack the more complex and lucrative business of making sneakers for companies like Nike and Adidas. "Shoes are still a China story," says Bose. "That's where Bangladesh has to compete next."
But the Bangladeshis will also have to compete with the Malaysians, not to mention the Vietnamese, Cambodians and Thais. As always, a large chunk of the equation determining who will win is cost. But that's not the sole factor driving Penang's recent boomlet. If it were only a matter of cost, the Bangladeshis, who are the least expensive in the region, would win the contest hands down. But Malaysia has a host of additional competitive advantages in the new manufacturing race, from logistics to geography. The island of Penang, for instance, has wide roads, a steady stream of university science graduates, an efficient power supply and a modern airport from which goods are flown around the world. "From Penang, we can get our products anywhere in 48 hours," says Purushothaman of National Instruments, which is currently building an $80 million factory close to the airport.
In addition, Penang has inherited the British legal system from its former colonial masters, which gives those doing business there a degree of comfort. "If you look at the region, companies feel comfortable with the intellectual protection measures and legal system in Malaysia," says Lee Kah Choon, chairman of Invest Penang, a government-run investment-promotion agency. "Whereas in China, they're very uncomfortable that whatever is introduced there can be copied." (See the top 10 Chinese knockoffs.)
The importance of intellectual-property protection is echoed by a wide range of technology executives who operate in both Malaysia and China. Almost universally, there is unease about the latter's commitment to copyrights and patents. "It's not as transparent as we want it to be," says Steven Siaw, a co-founder of Penang-based Vitrox Corp., an 11-year-old tech start-up that produces automated vision-inspection systems and has a presence in China. "There's a certain degree of respect for intellectual-property rights in Malaysia. We want peace of mind."
"We're paranoid about intellectual property," says Atul Bhargava, managing director of Intel Malaysia. How paranoid? Consistent with its global practices, Intel severely restricts media tours of its Penang factory lines: permission is rarely granted, and cell phones are always banned, lest illicit photos be secretly snapped. Any employee who leaves the firm is told, in a less than collegial fashion, that any proprietary work done at Intel does not leave the building. "You have to make sure there is a firewall," says Bhargava. Malaysia's commitment to intellectual-property protection, he says, is one of the reasons Intel employs roughly 10,000 people in Penang — the semiconductor firm's single largest bloc of workers outside the U.S.
Penang's recent economic momentum will continue, claim senior government officials. "We've worked our butts off to get investment in," says chief minister Lim. The effort appears to be paying off. National Instruments, Citigroup and health-equipment company St. Jude Medical are all poised to significantly increase their Penang headcounts over the next few years. Online job postings in Penang, according to Kuala Lumpur — based Jobstreet.com, soared 80% in 2010 over the previous year. According to Chook Yuh Yng, Jobstreet's country manager, postings for this year are looking pretty good too. (To Modernize, Can Malaysia Move Beyond Race?)
To be sure, the decaying Victorian mansions along the island's northern seashore are vivid reminders that booms can end in busts. Penang's burst of early glory as an 18th century global trading hub under the British was followed by an extended eclipse. Still, those forlorn mansions also show how a place that squandered its competitive advantage, as Penang did several times, can regain it. And that may be the China Effect's most surprising legacy. The conventional wisdom has always been that China's rise would be the story of Southeast Asia's fall. We are now seeing that the Middle Kingdom can help rekindle a boom in a region that it once appeared to doom.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét