Chủ Nhật, 8 tháng 5, 2011

TĂNG TRƯỞNG, ĐẦU TƯ, GIÁ CẢ, XUẤT NHẬP KHẨU VÀ THAY ĐỔI CƠ CẤU KINH TẾ NƯỚC TA TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI

Bài viết cũ năm 2001:

TĂNG TRƯỞNG, ĐẦU TƯ, GIÁ CẢ,
XUẤT NHẬP KHẨU VÀ THAY ĐỔI CƠ CẤU
KINH TẾ NƯỚC TA TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI

A. Bối cảnh kinh tế trong và ngoài nước
Bối cảnh thế giới trong giai đoạn 1989-2000 có nhiều diễn biến bất ngờ, song nói chung là có ảnh hưởng tích cực đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Kết quả là Việt Nam đã đạt được những thành tựu kinh tế-xã hội nhất định mà thế giới phải công nhận. Tuy nhiên, vẫn còn một số tồn tại về khách quan và chủ quan đã làm hạn chế phần nào ý nghĩa của những thành tựu trong phát triển kinh tế-xã hội của một số nước đang phát triển cũng như củaViệt Nam.. Điểm nổi bật là cuộc khủng hoảng kinh tế trong thời gian vừa qua đã làm bộ lộ những yếu kém về chiến lược phát triển của các nền kinh tế đang phát triển trong khu vực nói chung và Việt Nam nói riêng. Tổn thất nghiêm trọng nhất có lẽ là sự mất giá của các đồng nội tệ của hầu hết các nước đang phát triển, lòng tin vào khả năng phát triển kinh tế vượt bậc và đặt mhiều nước phải đối phó với những nguy cơ tiềng tàng mới khó thể lường trước được. Vấn đề toàn cầu hoá cũng cần phải được chào đón một cách rất thận trọng. Đây có thể là bài học đáng quan tâm của kinh tế học vĩ mô hiện đại. Xu hướng phát triển của kinh tế thế giới hiện nay là toàn cầu hoá, song các giải pháp thực hiện còn phải cân nhắc để bảo đảm cân bằng lợi ích kinh tế của các nền kinh tế, các khu vực kinh tế và các nhóm kinh tế.
Nét nổi bật giai đoạn 1989-2000 cần khẳng định:
- Sự thất bại của cơ chế kế hoạch hoá tập trung quá mức, thay vào đó là cơ chế kế hoạch hoá định hướng thị trường.
- Vai trò không thể thiếu của Nhà nước trong việc hạn chế các khiếm khuyết của cơ chế thị trường: Bảo vệ môi trường, đẩy mạnh xoá đói giảm nghèo, phòng chống bệnh tật và tệ nạn xã hội. Vì vậy, vai trò điều tiết của Nhà nước ngày càng lớn.
- Sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế ngày càng lớn trong mọi lĩnh vực thông qua khối lượng hàng hoá và dịch vụ xuất nhập khẩu tăng trưởng mạnh mẽ.
- Sự hoà nhập của các nền kinh tế được thúc đẩy bởi sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin.
B. Phân tích nền kinh tế Việt Nam
1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu
Tăng trưởng kinh tế giai đoạn 1989-2000 là kết quả thực hiện của 3 Kế hoạch 5 năm 1986-1990, 1991-1995 và 1996-2000. Do tác động bởi bối cảnh kinh tế thế giới và những thay đổi quan trọng trong cơ chế quản lý, nền kinh tế đã có khởi sắc trong 1986-1990 và phát triển cao trong giai đoạn 5 năm tiếp theo. Kế hoạch 5 năm 1996-2000 bị ảnh hưởng nghiêm trọng của khủng hoảng kinh tế khu vực và hậu quả của nó có thể còn kéo dài. Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng của nó đối với nền kinh tế Việt Nam không lớn như một số nước trong khu vực. Nhìn tổng thể, nền kinh tế Việt Nam trong 15 năm qua phát triển khá, bình quân 6,5%/năm trong khi dân số tăng bình quân chỉ vào khoảng 1,8%/năm. Chính vì vậy đời sống một bộ phận dân cư, chủ yếu là thành thị (chiếm khoảng 20% dân số) được cải thiện rõ rệt khi sản xuất công nghiệp và dịch vụ tăng trưởng gấp vài lần sản xuất nông nghiệp như các bảng số liệu sau đây thể hiện:
                    Bảng 1.1: Tăng trưởng bình quân của các Kế hoạch 5 năm
                                                                                         Đơn vị tính: %
                              Nền kinh tế     Nông nghiệp   Công nghiệp     Dịch vụ
          1986 -1990             4,34             2,80             4,85             5,88
          1991 -1995             8,20             4,36             12,78           8,88
          1996 -2000             7,01             4,28             10,78           5,94

                    Bảng 1.2: Tăng trưởng bình quân dài hạn
                                                                                        Đơn vị tính: %
                              Nền kinh tế     Nông nghiệp   Công nghiệp     Dịch vụ
10 năm 1991 - 2000:         7,60            4,32             11,78           7,40
15 năm 1986 - 2000:        6,50             3,81             9,42             6,89
Nguồn: Cơ sở dữ liệu tài khoản quốc gia- Vụ Tổng hợp
Bảng số liệu phân tích trên cho thấy khu vực nông nghiệp trăng trưởng tương đối bền vững, khu vực công nghiệp chịu ảnh hưởng một phần của khủng hoảng, còn khu vực dịch vụ chịu ảnh hưởng nghiên  trọng, tăng trưởng bình quân khu vực này trong 5 năm 1996-2000 là 5,94 % - chỉ nhỉnh hơn chút ít so với 5,88 % của thời kỳ 1986-1990, tức là so với 10 năm trước dây. Sản xuất nông nghiệp của các nước đang phát triển sẽ phải chịu cạnh tranh quyết liệt và sức ép về giá cả do sản xuất cung vượt cầu. Các nước giàu khó có thể tăng mãi khối lượng nông sản nhập khẩu trong khi các nước nghèo có nhu cầu về hàng hoá nông sản  nhưng lại ít có khả năng thanh toán. Vì vậy, việc duy trì tốc độ phát triển nông nghiệp ở mức hợp lý là cần thiết song đối với người sản xuất nông nghiệp phân tán thì khó có thể đưa ra các nguyên tắc để thực hiện. Nhìn chung, sản xuất nông nghiệp ơ Việt Nam trong tình trạng tự vận động và kết quả dẫn đến mức đóng góp của nông nghiệp vào tăng trưởng kinh tế tăng từ 12,2% năm 1990 lên 13% năm 2000, trong khi đáng lẽ ra nó phải trong xu thế giảm. Mức cung các hàng hoá nông sản chủ yếu như gạo, cao su, cà phê... tính chung toàn thế giới dường như đã vượt cầu có khả năng thanh toán. Do vậy Việt Nam cũng bị chịu thiệt hại về thu nhập từ các sản phẩm này. Việc điều chỉnh mức sản xuất các sản phẩm này không thể mỗi nước tự làm được. Các nước xuất khẩu sản phẩm này chỉ trông chờ vào thiên tai cục bộ mà có thể làm tăng giá  cả tạm thời.
                    Bảng 1.3: Đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của các khu vực
                                                                                         Đơn vị tính: %
                       Nông nghiệp   Công nghiệp     Dịch vụ      Toàn bộ nền kinh tế
          1990            11,20           11,98           76,82                     100,0
          1995             13,69          41,02           45,25                     100,0
          2000             13,05          47,35           39,60                     100,0
Nguồn: Cơ sở dữ liệu tài khoản quốc gia- Vụ Tổng hợp
Các đóng góp này được tính bằng 100*x/y, trong đó y là tốc độ tăng trưởng kinh tế, x là phần đóng góp của lĩnh vực sản xuất vào tốc độ tăng trưởng kinh tế theo giá trị tuyệt đối, tức là x=(Tốc độ tăng trưởng ngành*Giá tri tăng thêm của ngành)/GDP .
· Phân tích này cho thấy có sự giảm sút không bình thường của lĩnh vực dịch vụ trong 15 năm qua, đồng thời cho thấy nhu cầu phát triển dịch vụ  mạnh trong tương lai.
Phân tích TSPTN theo các chu kỳ ngắn hạn, cụ thể là theo quí
Từ Quí 3 năm 1999, với sự hỗ trợ của EU thông qua dự sán ISP, vấn đề nghiên cứu và phân tích kinh tế theo quí đã được triển khai bước đầu với những kết quả đáng khích lệ mặc dù có thể còn vài tồn tại cần khắc phục. Dự án này cũng đã bổ sung nhiều kỹ năng mới cho công tác phân tích và dự báo kinh tế trong những điều kiện khó khăn về nguồn thông tin. Ơ đây cũng cần nhấn mạnh rằng phương pháp luận xây dựng báo cáo tổng quan  kinh tế quí hoàn toàn đồng nhất với phương pháp luận xây dựng các báo cáo tổng quan kinh tế khác như nửa năm, hàng năm,... và chỉ khác nhau về độ tin cậy của các số liệu đầu vào và thời gian cho quá trình xử lý tổng hợp.
                    Bảng 1.4: Ước lượng phân bổ TSPTN theo quí
                                                                                                  Đơn vị tính: %
                              Quí 1           Quí 2           Quí 3           Quí 4           Cả năm
TSPTN                  24,93           25,94           22,78           26,40            100,0
Khu vực 1             24,35           29,93           19,23           26,48            100,0
Khu vực 2             26,23           23,96           22,45           27,44            100,0
Khu vực 3             24,24           25,08           25,28           25,51            100,0
Nguồn: Theo tài liệu của dự án EU
Bảng phân bố trên cho thấy sản xuất của khu vực 3 ít biến động theo quí, tiếp đến là khu vực 2. Khu vực 1 biến động nhiều nhất theo quí. Các yếu tố này cần được tiếp tục phân tích và làm rõ thêm. vì nó sẽ có đóng góp hữu ích khi ước lượng và xây dựng các mô hình dự báo.
Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với năng suất lao động, thu nhập bình quân đầu người...  được trình bày trong bảng số liệu trích dẫn từ cơ sở dữ liệu vĩ mô về tài khoản quốc gia. Yếu tố tăng dân số cũng góp phần tăng trưởng kinh tế khi xem xét mô hình về tổng cầu của nền kinh tế.
Hiện nay, Tổng cục thống kê đang tiến hành hệ thống hoá số liệu theo quí. Các số liệu này được tính toán từ dữ liệu gốc. Cụ thể là từ giá trị sản xuất, chi phí trung gian để tính ra giá trị tăng thêm. Vấn đề đáng quan tâm là thủ tục chuyển đổi giữa số liệu theo quí và năm. Trong thủ tục này, các phương pháp giảm phát một lần và giảm phát 2 lần cùng được sử dụng để ước lượng các số liệu quí. Phương pháp giảm phát một lần là chỉ tính chỉ số giảm phát giá trị sản xuất, sau đó sử dụng tỷ lệ chi phí trung gian để tính giá trị tăng thêm. Phương pháp giảm phát 2 lần cũng là phương pháp giảm phát 1 lần và đồng thời tính cả chỉ số giảm phát chi phí trung gian và từ đó ước lượng giá trị tăng thêm. Phương pháp giảm phát 2 lần có thể dẫn đến tỷ lệ chi phí trung gian thay đổi theo quí. Những phương pháp này có tính quyết định đến phân bổ tổng sản phẩm trong nước theo quí dựa trên phân bổ tổng giá trị sản xuất.
Công thức sau mô tả phương pháp giảm phát 2 lần:
Giả sử GO Tổng giá trị sản xuất; GOj Tổng giá trị sản xuất theo quí; dj hệ số phân bổ GO theo quí.
IC Chi phí trung gian; ICj  chi phí trung gian theo quí
GDP Tổng sản phẩm trong nước; GDPj Tổng sản phẩm trong nước theo quí; bj hệ số phân bổ GDP theo  quí.
Như vậy:      GDP = ( 1 - IC ) * GO và GDPj = ( 1 - ICj ) * GOj
                    GDPj  =  bj * GDP =  bj *  ( 1 - IC ) * GO
                    GDPj  =  ( 1 - ICj ) * GOj  = ( 1 - ICj ) * dj  * GO
Kết quả là  bj  = ( 1 - ICj ) /  ( 1 - IC ) * dj . Do đó nếu sử dụng phương pháp giảm phát một lần thì bj  =  dj , tức phân bố theo quí của tổng sản phẩm trong nước theo đúng phân bố của tổng giá trị sản xuất, Còn nếu sử dung phương pháp giảm pháp 2 lần thì 2 phân bố này có sự chênh lệch. Theo điều tra ban đầu của Tổng cục Thống kê, lĩnh vực nông nghiệp, đặc biệt trồng trọt có tỷ lệ chi phí trung gian theo quí biến động khá lớn.

2. Tổng đầu tư
Tổng đầu tư hay tổng tích luỹ là một phần quan trọng trong cân đối tích luỹ-tiêu dùng mà hệ thống tài khoản quốc giá gọi là cân đối NGUỒN - SỬ DỤNG và được tính như sau:
          I =  ( GDP - C ) +  ( M - X )
Công thức nay được suy diễn từ phương trình định nghĩa tổng sản phẩm trong nước theo các thành phần của sử dụng cuối cùng hay còn gọi là các yếu tố liên quan đến tổng cầu:
          GDP = C + I + X - M
trong đó GDP là tổng sản phẩm trong nước, C là tiêu dùng cuối cùng, I là tích luỹ, X là xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ và M là nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ. Thuật ngữ tổng ở đây để ám chỉ rằng trong đo có một phần vốn đầu tư được phát sinh từ vốn khấu hao tài sản cố điịnh. Nếu loại từ vốn khấu hao này, có thể dùng thuật ngữ đầu tư thuần.
Khi xem xét về mặt hiện vật của quá trình kinh tế, có thể phân tích đầu tư theo 2 cấu thành hiện vật là tiết kiệm trong nước ( GDP - C ) và tiết kiệm ngoài nước ( X - M ). Về mặt giá trị, phương trình cân đối tài chính cho tich luỹ như sau:
I = S - CurAcBal
Với S là tổng tiết kiệm, S = GNDI - C
trong đó GNDI là tổng thu nhập quốc gia khả dụng, GNDI = GDP + nP+ nCurT
CurAcBal là Cán cân / Tài khoản  thường xuyên / vãng lai,
CurAcBal =X-M + nP + nCurT
nCurT là chênh lệch chuyển nhượng hiện hành
nP là chênh lệch thu nhập nhân tố thuần
Trong phân tích kinh tế, chỉ tiêu cán cân thường xuyên rất được các nước và các tổ chức quốc tế quan tâm đặc biệt. Nếu cán cân thường xuyên âm liên tục trong nhiều năm sẽ chứng tỏ nền kinh tế phát triển nhờ vào vay mượn nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài. Ngoài ra, cán cân thường xuyên là một phần của cán cân thanh toán khi tiến hành các cấn đối vốn tài chính nên khối lượng thông tin cần cho phân tích rất lớn và thường khó kiểm soát. Dù sao chăng nữa, cuối cùng thì phương trình cấn đối vật chất cũng vẫn phải được bảo toàn. Phân tích ở đây cũng cho thấy cán cân vốn không thể hiện ở bất kỳ một khoản mục nào mặc dù nó cũng là một bộ phận của cán cân thanh toán. Điều này hoàn toàn đúng với các luồng vốn đầu tư từ ngoài vào nếu được thực hiện thì đều thể hiện bằng khối lượng hàng hoá và dịch vụ dùng cho đầu tư được sản xuất trong nước hay được nhập khẩu.
Đầu tư là tiền đề cho tăng trưởng kinh tế trong tương lai. Một nhiệm vụ quan trọng của quản lý kinh tế vĩ mô là huy động tối ưu các nguồn vốn cho phát triển ổn định nền kinh tế. Xét về dài hạn, đầu tư thấp sẽ gây thiếu hụt về tổng cung và tăng trưởng kinh tế thấp;  ngược lại đầu tư quá nhiều, sẽ gây dư thừa về cung và dễ đưa đến khủng hoảng. Bài toán mức đầu tư tối ưu cho mỗi nền kinh tế hiện nay kinh tế học vĩ mô vẫn chưa có lời giải.
Giai đoạn 1989-2000, kinh tế Việt Nam tăng trưởng khá cũng chính là nhờ tăng trưởng đầu tư. Tuy nhiên, trong giai đoạn 1996-2000 đầu tư dã giảm sút đáng kể, trong khi tăng trưởng kinh tế giảm chút ít:

Bảng 2.1: Đầu tư  và tăng trưởng kinh tế 1989-2000
                                                 (Năm trước=100%)

Tăng trưởng
kinh tế
Tỷ lệ tăng
đầu tư
%Đầu tư
so TSPTN
1989
108.0
78.1

11.2
1990
105.1
153.6
16.1
1991
106.0
125.6
15.0
1992
108.7
149.8
17.9
1993
108.1
151.2
25.0
1994
108.8
109.1
24.1
1995
109.5
115.7
29.7
1996
109.3
113.3
29.2
1997
108.2
112.5
30.9
1998
105.8
99.6
26.7
1999
104.8
101.9
26.0

2000
107.0
113.5
28.0
Bình quân 1991-1995
108.2
129.1
22.3
Bình quân 1996-2000
107.0
107.3
28.2
Bình quân 1991-2000
107.6
116.3
23.3
Nguồn: Cơ sở dữ liệu tài khoản quốc gia- Vụ Tổng hợp
Chỉ số đầu tư so với TSPTN là một chỉ số kinh tế vĩ mô quan trọng, tăng dần từ 1989, đạt mức kỷ lục 30,9% vào năm 1997 và sau đó giảm dần, một phần do khủng hoảng kinh tế. Điều đáng bàn ở đây là đầu tư trong thời kỳ 1996-2000 chỉ tăng hơn xấp xỉ tăng trưởng kinh tế ( 7,3% so với 7,0%) trong khi thời kỳ 1991-1995 mức tăng bình quân về đầu tư gấp hơn 3 lần tăng trưởng kinh tế ( 29,1% so với 8,2% ). Điều này có thể đưa đến suy luận là tăng trưởng kinh tế có thể bị ước lượng quá cao hay đầu tư bi ước lượng quá thấp, trong đó nền kinh tế bị ước lượng cao có nhiều khả năng hơn. Cho đến nay vẫn còn thiếu một phương pháp luận khả dĩ để đánh giá chỉ số giá của vốn đầu tư. Thông thường, vốn đầu tư được ước lượng dựa trên giá trị hiện hành, riêng phần đầu tư nước ngoài dựa trên vốn tính bằng Đô la Mỹ. Do vậy việc tính toán chỉ số giá đầu tư là cần thiết để có thể tính được mức tăng về khối lượng đầu tư hàng năm hay hàng quí, từ đó các tham số của mô hình kinh tế lượng mới được ước lượng một cách chính xác. Cho đến nay, mô hình kinh tế lượng mô tả quan hệ giữa đầu tư và tăng trưởng kinh tế vẫn dựa trên nền tảng của mô hình Cobb-Douglass như sau:
          LOG(Y) = a + b*LOG(K)+ c*LOG(L)
trong đó: LOG là hàm số logarit, Y là tổng sản phẩm trong nước, K là tài sản sản cố định, L số lao động đang làm việc. a, bc là các tham số mô hình. Có thể giả thiết thêm rằng b + c = 1 (giả thiết mang tính kỹ thuật). Các mô hình cải biên hiện đại có đưa thêm các yếu tố công nghệ, hoặc tách phần đầu tư nước ngoài thành một mảng riêng hay tính toán riêng cho từng khu vực. Mô hình này gặp phải khó khăn khi ước lượng chuỗi thời gian của K, đặc biệt cho toàn bộ nền kinh tế. Áp dụng hàm sản xuất Cobb-Douglass theo các giai đoạn phát triển kinh tế khác nhau sẽ cho phép đánh giá được tác động các yếu tố  như khoa học, kỹ thuật và con người vào sản xuất. Thời kỳ kế hoạch hoá tập trung, các số liệu về tài sản cố định, lao động được báo cáo thống kê nghiêm chỉnh nên mô hình này đã được thử nghiệm. Vì vậy nên nghiên cứu lại tính khả thi và hứu ích của mô hình này. Sử dụng chuỗi số liệu từ 1990 đến 1999 về tăng trưởng kinh tế, tăng vốn đầu tư và số lao động đang làm việc, kết quả thu được:
LOG(Y) = -14.0628 + 0.0067073*LOG(K) + 2.3996816*LOG(L)
R2 = 0.98656                    R2 = 0.98272                    DW = 2.01679
Kết quả này cho thấy hiệu quả vốn đầu tư của nền kinh tế rất thấp, phần hệ số ICOR sau này cũng chứng tỏ nhận xét này. Khi xem xét chi tiết về cơ cấu vốn đầu tư, nhiều lĩnh vực hạ tầng có xu hướng đầu tư cao và kém hiệu quả do không có căn cứ khống chế. Ngược lại, yếu tố lao động đóng vai trò tích cực vào tăng trưởng kinh tế. Nếu đầu tư cho nghiên cứu mô hình phân tích đầu tư thì có thể có nhiều căn cứ hơn cho phân tích kinh tế vĩ mô.
Khi nghiên cứu về đầu tư, hệ số ICOR thường được đề cập tới. Đó là đại lượng đặc trưng đo bằng tỷ số giữa giá trị tăng thêm của tài sản cố định và số gia tăng của tổng sản phẩm trong nước. Như vậy:
           ICOR = DK/DGDP , trong đó DGDP (tăng thêm của TSPTN so với kỳ trước) có thể tính toán được. còn DK thường không tính toán được mà phải ước lượng bằng vốn đầu tư các năm. Vì vậy có khá nhiều mô hình về ước lượng cho DK mà mô hình  đơn giản nhất là DK  = It (tính theo đầu của năm hiện tại) hay DK  = It-1 (tính theo đầu của năm trước). Giá trị nghịch đảo của hệ số ICOR (bằng 1/ICOR ) cho biết 1 đồng vốn đầu tư đem lại bao nhiêu lãi (trong năm). Tuy nhiên, có thể tính ICOR bình quan theo công thức dẫn xuất sau đây:
          ICOR = a * Iđ / (Igdp -100) , trong đó a là tỷ lệ đầu tư so với TSPTN, Iđ tăng trưởng đầu tư bình quân, Igdp tăng trưởng kinh tế bình quân. Theo số liệu của Bảng 2.1 hệ số ICOR tính được của các thời kỳ 1991-1995 là 3.5 và 1996-2000 là  4.3. Tuy nhiên, khi xem xét ngắn hạn, hệ số này có thể biến thiên theo năm.
Trong xu thế toàn cầu hoá, khi nói đến đầu tư thì khó có thể bỏ qua luồng vốn đầu tư nước ngoài. Đối với hầu hết các nước đang phát triển, thu hút vốn đầu tư nước ngoài là một trong những chiến lược phát triển kinh tế. Đầu tư nước ngoài ở Việt Nam bắt đầu nhộn nhịp từ đầu những năm 1990 với tỷ lệ 14,7% tổng đầu của toàn bộ nền kinh tế vào năm 1990, lên đến 32,3% năm 1995 và năm 2000 do khủng hoảng, chỉ còn 17,1%. Xung quanh chính sách thu hút đầu tư nước ngoài vẫn còn nhiều tranh luận. Song qua các cuộc khủng hoảng kinh tế đã diễn ra với các nước có bề dày trong thu hút đầu tư nước ngoài như Hàn Quốc, Mê Hi Cô, Thái Lan ... có thể rút ra một số kết luận như sau:
          - Chính sách thu hút đầu tư nước ngoài không phải là chiến lược phát triển ổn định, bền vững mà chứa đựng nguy cơ tiềm tàng về khủng hoảng dây chuyền.
          - Thu hút đầu tư nước ngoài quá nhiều trong khi hạ tầng cơ sở còn lạc hậu có nguy cơ làm huỷ hoại và ô nhiễm môi trường nhiều hơn.
          - Lợi thế so sánh của các nước đang phát triển trong cạnh tranh để thu hút đầu tư nước ngoài ngày càng suy giảm. Điều này càng có lợi cho các nước dư thừa nguồn vốn.
Vấn đề đầu tư nước ngoài của Việt Nam cũng cần phải được xem xét trong tổng thể đầu tư của nền kinh tế khi đầu tư nước ngoài tập trung cho hạ tầng kinh tế và một số nguồn vốn khác cũng vậy nên vốn đâù tư cho hạ tầng xã hội như giáo dục, y tế, khoa học ... đã suy giảm cả về số tuyệt đối và tương đối.
Cùng với đầu tư nước ngoài, đầu tư của tư nhân đang trở thành yếu tố có trọng lượng trong tổng đầu tư mặc dù chuỗi thời gian cho thấy tỷ trọng của nó liên tục giảm từ  năm 1990 đến nay. Song xu hướng của nó sẽ tăng mạnh trong thời gian sắp tới, bởi đó là điều bảo đảm cho nền kinh tế vững mạnh, cạnh tranh được trong nền kinh tế toàn cầu. Dự báo này được củng cố thêm bởi quá trình cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước.

 Bảng 2.2: Đầu tư xây dựng cơ bản
(tỷ đồng hiện hành)

1990
          1995         
2000
Tổng số
            6747
            68048
123000
          Ngân sách  
% so tổng đầu tư
            2237
33.16
            13575
19.95
            25700
20.89
          Tín dụng 
% so tổng đầu tư
            300
4.45
            3064
4.50
            24500
19.92
          Doanh nghiệp NN
% so tổng đầu tư
            420
6.22
            9409
13.83
            22000
17.89
          Tư nhân 
% so tổng đầu tư
            2800
41.50
            20000
29.39
            29800
24.23
          ĐTNN
% so tổng đầu tư
            990
14.67
            22000
32.33
            21000
17.07
Vốn cho hạ tầng xã hội
54.2%
            38.5%
            20.3%
Nguồn: Cơ sở dữ liệu tài khoản quốc gia- Vụ Tổng hợp
Việc thực hiện đầu tư xây dựngc cơ bản theo quí có xu hướng theo mùa vụ. Cụ thể đạt mức thấp trong quí 1 (Do ảnh hưởng của Tết Nguyên Đán) và quí 3 (vào mùa mưa của cả nước), cao lên ở quí 2 và đạt mức cao nhất vào quí 4. Việc thu thập số liệu đầu tư hiện tại rất khó khăn do nhiều nguyên nhân. Số liệu về vốn đầu tư từ ngân sách và tín dụng có độ tin cậy cao nhất. Vì vậy, mô hình ớc lượng vốn đầu tư theo quí cần được hoàn thiện và góp phần nâng cao độ tin cậy trong tính toán các chỉ tiêu của tài khoản quốc gia. 

Bảng 2.3: Phân bổ đầu tư xây dựng cơ bản theo quí
(%)

Quí 1
Quí 2        
Quí 3
Quí 4
Cả năm
Tổng đầu tư
22,96
25,08
24,06
27,90
100.0
          Ngân sách   
14,86
22,11
22,83
40,41
100.0
          Doanh nghiệp NN    
29,15
27,46
23,10
20,29
100.0
          Tư nhân      
19,44
17,58
27,63
35,45
100.0
          ĐTNN         
24,46
31,62
23,39
20,52
100.0
Nguồn: Theo tài liệu của dự án EU

Bảng 2.4: Phân bổ giá trị sản xuất ngành xây dựng năm 1999 (%)

Quí 1
Quí 2        
Quí 3
Quí 4
Cả năm
Tổng số
19,69
20,75
22,63
36,92
100.0
          Trung ương
17,90
21,28
23,63
37,19
100.0
          Địa phương 
18,86
20,58
22,27
37,30
100.0
          Ngoài quốc doanh
21,33
20,40
21,05
37,22
100.0
          ĐTNN         
19,49
21,59
34,43
24,13
100.0
Nguồn: Tài liệu của Tổng cục Thống kê
3. Xuất nhập khẩu
Với việc đổi mới cơ chế quản lý kinh tế và thực hiện hoà nhập quốc tế, ngoại thương của Việt Nam trong 10 năm qua có nhiều tiến bộ vượt bậc. Từ một nước trước đây hàng năm phải nhập khẩu hơn 1 triệu tấn lương thực, nay đã đứng thứ 2 thế giới về xuất khẩu gạo với khối lượng hàng năm khoảng 4 triệu tấn. Việt Nam cũng đang vươn lên trong một vài nước đứng đầu thế giới về xuất khẩu cà phê ... Song nhìn tổng thể, xuất khẩu của Việt Nam nói riêng và của các nước đang phát triển nói chung đang phải đối mặt với nhiều thách thức mới trong xu thế toàn cầu hoá của thế giới.
          Bảng 3.1: Xuất khẩu và nhập khẩu hàng hoá 1990-2000 (triệu US$)


Xuất khẩu

Nhập khẩu
Nhập khẩu không kể thiết bị, phụ tùng
1990
2404
2752
1999

1991
2087
2338
1829
1992
2581
2541
1994
1993
2985
3924
3002
1994
4054
5826
4105
1995
5449
8155
6058
1996
7255


11144
8069
1997
9185
11622
8324
1998
9362
11527
7900
1999
11540
11622
8134
2000
12800
13200
9600
Bình quân 1991-1995
117.78
124.27
124.82
Bình quân 1996-2000
118.65
110.11
109.64
Bình quân 1991-2000
118.20
116.97
116.99

Nguồn: Cơ sở dữ liệu tài khoản quốc gia - Vụ Tổng hợp
Tỷ lệ tăng trưởng xuât khẩu bình quân trong bảng là tính theo đô la danh nghĩa. Đặc biệt trong năm 2000, giá xuất khẩu một số mặt hàng của Việt Nam như gạo, cà phê giảm giá mạnh, trong khi giá dầu thô tăng cao.  Nếu loại trừ yếu tố giá trong năm 2000, xuất khẩu trong giai đoạn 1996-2000 chỉ tăng bình quân ước khoảng 17.3% so với 18.65% tính theo danh nghĩa (thu nhập của dầu thô tăng thêm gần 1 tỷ US$, gạo và cà phê giảm thu nhập 300 triệu US$). Ước lượng về tăng trưởng khối lượng xuất khẩu còn là vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện về phương pháp luận và thực tế. Tuy nhiên, dù sao chăng nữa cũng có thể khẳng định được rằng xuất khẩu, kể cả khu vực có vốn ddaauf tư nước ngoài trong thời gian qua đã tăng mạnh. Song để duy trì được tỷ lệ tăng trưởng xuất khẩu này cũng rất khó khăn khi các nhà xuất khẩu cạnh tranh nhau quyết liệt. Các hiệp định song thương mại song phương được ký kết dựa trên quan hệ cân đối buôn bán, có đi có lại. Vì thế một phần khi mà xuất khẩu tăng thì nhập khẩu cũng tăng theo. và cho đến hiện tại, nhập siêu vẫn là một xu thế. Mặt khác, nếu có loại trừ phần nhập khẩu hàng hoá cho đầu tư thì tỷ lệ tăng bình quân về nhập khẩu cũng ít thay đổi. Điều này hoàn toàn hợp lý khi nhập khẩu thiết bị may móc (kể cả cho đầu tư nước ngoài) dẫn đến việc phải tăng nhập khẩu nguyên nhiên vật liệu sau này. Chứng minh điều này không khó:
Gọi y0 là nhập khẩu thiết bị, phụ tùng năm gốc, y1 là nhập khẩu thiết bị, phụ tùng năm cuối, x0 là nhập khẩu không kể thiết bị, phụ tùng năm gốc, x1 là nhập khẩu không kể thiết bị, phụ tùng năm cuối. Thực tế của bảng 3.1 là (y1 + x1)/(y0+x0) » x1 /x0 và do vậy suy ra rằng  y1/y0 = x1/x0

Xuất nhập khẩu dịch vụ cũng ở tình trạng nhập siêu. Tuy nhiên số liệu về lĩnh vực này còn thiếu độ tin cậy, cần được tiếp tục đánh giá chính xác và nhất quán hơn.  
Tỷ số giữa nhập khẩu và tổng sản phẩm trong nước là một hệ số kinh tế-kỹ thuật quan trọng. Nó phản ánh mức độ phụ thuộc của nền kinh tế với thế giới. Đặc biệt, nếu lấy giá trị nhập khẩu về nguyên, nhiên, vật liệu làm tử số thì hệ số này càng có ý nghĩa khi hoạch định chính sách xuất nhập khẩu nói chung và đầu tư nói riêng.
Bảng 3.2: Nhập khẩu hàng hoá  so với TSPTN 1990-2000
( % )

Tỷ giá
(Đồng/Đô La)
% nhập khẩu hàng hoá so với
TSPTN
1990
4950
32,47
1991
7400
22,25
1992
10000
22,99
1993
11000
10980
31,61
1994
10980
35,83
1995
11027
39,29
1996
11300
46,29
1997
12300
45,58
1998
13900
47,36
1999
14000
40,68
2000
14200
42,60
Bình quân 1991-1995
9541
30.45
           
Bình quân 1996-2000
13140

44.50
Bình quân 1991-2000
11340
37.48
Nguồn: Cơ sở dữ liệu tài khoản quốc gia - Vụ Tổng hợp
Tỷ lệ hàng hoá nhập khẩu so với TSPTN của Việt Nam có xu hướng tăng lên từ năm 1991 và phản ánh quan hệ của nền kinh tế trong nước với thế giới bên ngoài. Hệ số này không hoàn toàn có nghĩa là sự phụ thuộc của nền kinh tế vào nhập khẩu. Tuy nhiên, tỷ lệ này góp phần vào việc xác định nhu cầu nhập khẩu hàng hoá trong quá trình xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội.

4. Giá cả
Phân tích diễn biến giá cả
Giá cả là một trong các thước đo về lạm phát của nền kinh tế. Trong những năm 1980, vấn đề lạm phát thực sự nóng bỏng. Những số liệu thống kê cho thấy năm 1986 có lẽ là năm mà lạm phát đạt mức ký lục 847.7%. Hậu quả này nguyên do một phần bởi sự kiện đổi tiền năm 1985 với qui định 10 đồng cũ = 1 đồng mới và vấn đề lạm phát vân nóng bỏng cho đến đầu thập kỷ 1990. Tuy nhiên, cũng có thể cho rằng lạm phát cao cũng là một trong các yếu tố quan trọng thúc đẩy tiến trình cải cách nền kinh tế và xác định nội dung của quá trình đổi mới.
Trong 5 năm đầu của thập kỷ 1990, lạm phát tuy đã có giảm nhưng vẫn còn khá cao, bình quân hàng năm là 21,4%, gấp 2,5 lần tốc độ tăng trưởng kinh tế. Tuy vậy, vẫn có năm lạm phát lại rất thấp như năm 1993 với 5.2%. Còn trong 5 năm cuối thì lạm phát dường như quá thấp, bình quân năm chỉ còn khoảng 4,4%, trong khi tăng trưởng kinh té là 6,7% và cũng có năm lạm phát lại quá cao như  năm 1998, tới 9,2%.

Bảng 4.1.: Lạm phát và tăng trưởng 1989-2000
                                                 (Năm trước=100%)

Tăng trưởng
Lạm phát
1989
108.0
134.5
1990
105.1
167.1
1991
106.0
167.5
1992
108.7
117.5
1993
108.1
105.2
1994
108.8
114.4
1995
109.5
112.7
1996
109.3
104.5
1997
108.2
103.6
1998
105.8
109.2
1999
104.8
100.1
2000
107.0
105.0
Bình quân 1991-1995
108.2
121.7
Bình quân 1996-2000
106.7
104.4
Bình quân 1989-2000
107.3
118.2

Trong 5 năm cuối của thập kỷ 1990, diễn biến thất thường của lạm phát trở nên khó lường hơn một phần do tác động của khủng hoảng kinh tế trong khu vực. Song theo đánh giá chung thì lạm phát giai đoạn này ở vào mức quá thấp và làm nảy sinh nhận định cho rằng cần đưa lạm phát lên cao hơn để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Nếu phân tích các số liệu bằng mô hình kinh tế lượng thì sự lo ngại về lạm phát thấp sẽ gây ra tăng trưởng kinh tế thấp ít có sức thuyết phục. Ngược lại, tăng trưởng kinh tế cao dễ đưa đến lạm phát cao là rất có thể xảy ra. Tuy nhiên, tỷ lệ lạm phát bình quân thời kỳ 1996-2000 là một thành quả đáng khích lệ trong quá trình bình ổn giá cả, tạo sự ổn định bước đầu trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội.
Hiện tại, chỉ số giá tiêu dùng cuối cùng được dùng làm thước đo tỷ lệ lạm phát. Chỉ số giá tiêu đùng được tính toán hàng tháng dựa trên rổ hàng hoá của tiêu dùng cuối cùng. Như vậy, chỉ số giá tiêu dùng hàng tháng sẽ biến động theo chu kỳ và tập quán tiêu dùng của dân cư. Xu thế chung của chỉ số này sẽ là tăng mạnh vào 2 tháng đầu năm và sau đó giảm dần theo các vụ thu hoạch nông sản, đến cuối năm lại tăng lên chút ít. Trong 2 tháng đầu năm nó tăng mạnh bởi 2 yếu tố chính là kết quả sau một năm làm việc cộng với ăn mừng năm mới. Thời kỳ của vụ thu hoạch nông sản nói chung đều làm giảm chỉ số giá bới lượng cung tăng lên nhiều và nhóm hàng lương thực-thực phẩm (LTTP), đặc biệt là nhóm hàng thực phẩm, ảnh hưởng rất lớn đến chỉ số giá. Quyền số của nhóm hàng LTTP hiện nay ước trên 50%.
Ngoài ra, có thể xem xét đến 2 yếu tố kinh tế vĩ mô khác có quan hệ ít nhiều đến tỷ lệ lạm phát: tỷ giá hối đoái và tổng phương tiện thanh toán M2.

Bảng 4.2: Lạm phát, chỉ số giá LTTP, chỉ số giá đô la
và thay đổi M2 trong 1989-2000
                                                 (Năm trước=100%)

Lạm phát
Chỉ sô giá LTTP
Chỉ số giá
đô la
Thay đổi
M2
1989
134.5
...
...
...
1990
167.1
...
...
...
1991
167.5
173.8
203.1
178.7
1992
117.5
107.8
74.2
133.7
1993
105.2
106.9
100.3
127.1
1994
114.4
123.6
101.7
151.2
1995
112.7
119.6
99.4
150.3
1996
104.5
104.4
101.2
127.8
1997
103.6
101.6
114.2
126.8
1998
109.2
112.3
109.6
124.6

1999
100.1
98.1
101.1
117.0
2000
105.0
104.0
102.0
116.9



Cơ sở dữ liệu chỉ số giá
Cơ sở dữ liệu về chỉ số giá đã được xây dựng và thử nghiệm từ rất sớm bởi tính phong phú và dễ tiếp cận nguốn số liệu. Tuy nhiên, số liệu về chỉ số giá sản xuất còn khá rời rạc do chưa được quan tâm thích đáng.
Do các yếu tố khách quan, nên chuỗi số liệu về chỉ số giá bị gián đoạn theo các giai đoạn phát triển kinh tế:
Từ 1968 đến 1994: Chỉ số giá theo tháng
Từ 1995 đến 1997: Chỉ số giá bán lẻ theo tháng và các nhóm hàng bán lẻ
Từ 1998 đến nay: Chỉ số giá tiêu dùng theo tháng và các nhóm hàng tiêu dùng
Mô đun xử lý số liệu: chỉ số giá theo quí, chỉ số giá bình quân theo quốc tế, dự báo chỉ số giá theo tháng bằng mô hình tự hồi qui, ước lượng cơ cấu nhóm hàng tiêu dùng.

 Mô hình dự báo giá
Phân tích sơ bộ bằng mô hình tuyến tính cho thấy tỷ lệ lạm phát có quan hệ mật thiết với chỉ số giá lương thực, thực phẩm, chỉ số giá đô la, chỉ số thay đổi M2. Đặc biệt, chỉ số giá tiêu dùng quan hệ rất chặt với chỉ số giá lương thực, thực phẩm. Tuy nhiên, để xây dựng mô hình có thể sử dụng trong dự báo cần phải có nghiên cứu sâu hơn. Trước mắt có thể sử dụng kết quả của dự án GTZ ở Viện Quản lý Kinh tế Trung ương theo các kết quả sau:
          P[t]=a+b*PGDP[t]
với PGDP[t]=z*(M2[t-1]/P[t-1]*PGDP[t])^x*(PGDP[t-1])^y
hay LOG(PGDP[t])=LOG(z)+x*LOG(M2[t-1]/P[t-1]*PGDP[t])+y*LOG(PGDP[t-1])
trong dó a,b,z,x,y là các tham số. P[n] là giá, M2[n] là tổnng phương tiện thanh toán, PGDP[n] là chỉ số giá tổng sản phẩm trong nước, của năm n.  Mô hình dự báo này có một biến số ngoại sinh duy nhất là M2. Tuy nhiên, khả năng áp dụng mô hình này vào dự báo ngắn hạn (hàng tháng) chưa được thử nghiệm.

Thời gian vừa qua, một số mô hình dự báo chỉ số giá hàng tháng đã được thử nghiệm:
- Mô hình trung bình tháng:        P[t,m] = (1/k)*
- Mô hình chuỗi:                       P[t,m] =
- Mô hình trễ theo tháng:            p[m] =
trong đó P[i,j] là chỉ số giá tháng j năm i, p[m] chuỗi chỉ số giá theo tháng của các năm, aj và bj là các tham số, k số nguyên tuỳ chọn.
Các mô hình nói trên đang tiếp tục được hoàn thiện. Trong thời gian gần đây, mô hình dự báo chỉ số giá tiêu dùng dựa trên chuỗi thời gian theo tháng của chỉ số giá nhóm hàng lương thực-thực phẩm cho kết quả khá tốt với hệ số hồi qui xấp xỉ 0.98. Điều này cho thấy ảnh hưởng rất mạnh của nhóm hàng này đến chỉ số giá tiêu dùng. Việc dự báo chỉ số giá nhóm hàng lươmnh thực-thực phẩm có nhiều thuận lợi hơn so với dự báo trực tiếp chỉ số giá:
          Chỉ số tiêu dùng = 29,65818 + 0,70429 * chỉ số giá LT-TP (%)
                              R =                                  R điều chỉnh =
          Số liệu từ 1/1998 đến 9/2000.


 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét