Cuộc chiến chống lạm phát
Chính phủ lại một lần nữa
hạ quyết tâm làm dịu sức ép lạm phát
ĐỂ TỎ LÒNG KÍNH TRỌNG người chết, người Việt Nam thường đốt một thứ tiền giấy làm bằng giấy vàng mã nom giống như tiền thật để người chết tiêu ở thế giới bên kia. Chính phủ Việt Nam mới đây đã than vãn là cái thứ tiền vàng mã đó giờ đây đã nom quá giống không khác gì tiền thật.
Thật không may là sự giống nhau này lại không chỉ là sự giống nhau ở hình thức bên ngoài. Trong năm qua, đồng tiền chính thức của Việt Nam – tiền “đồng” – cứ đều đều mất giá như thể bốc hơi đi đâu mất vậy.
Giá tiêu dùng trong năm tăng 15,5% cho tới tháng 4, chỉ thua có Ethiopia và Venezuela. Kể từ tháng 6, tiền đồng đã bị phá giá sáu lần so với đồng đô la (xem biểu đồ).
Người Việt Nam đổ xô tới loại hàng hóa dự trữ có giá trị đáng tin cậy hơn. Những ai hi vọng vớt vát được số tiền tiết kiệm khỏi bị tiêu tan thành mây khói thì có thể tới cửa hàng vàng trang sức của công ty vàng trang sức Phú Nhuận để mua những thỏi vàng mười 37,5 gram có rập con phượng hoàng nổi. Một bảng điện tử ở một chi nhánh Hà Nội [của Công ty Vàng trang sức Phú Nhuận] thông báo giá: 38 170 000 đồng. Bảng điện tử chỉ còn đủ chỗ để hiện 5 con số đầu tiên.
Nhưng chính phủ Việt Nam hình như mới hạ quyết tâm dập tắt đám cháy lạm phát đang bùng lên. Hôm 4 tháng 5, ngân hành trung ương của nước này, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, đã nâng một trong những lãi suất chủ chốt lên 14%, đây là lần gần nhất trong cơn bão giá kể từ hồi tháng 2. Chiến dịch này cùa chính phủ còn đi kèm với một gói cam kết thắt chặt tiền tệ và tín dụng, cắt giảm thâm hụt ngân sách và kìm cương các doanh nghiệp nhà nước của đất nước này.
Được biết tới như là Nghị quyết 11, gói cam kết này cho thấy chính phủ không còn bị giằng xé giữa chống lạm phát và say sưa phục hồi kinh tế. Câu “tăng trưởng kinh tế” không xuất hiện trong nghị định nói trên. Tại cuộc họp thường niên của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) tuần này tại Hà Nội, Võ Hồng Phúc, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư đã thừa nhận rằng Việt Nam có thể không đạt được tốc độ tăng trưởng đã chính thức đề ra là từ 7% đến 7.5%. Cũng tại cuộc họp này, Nguyễn Văn Giàu, thống đất ngân hàng nhà nước, phát biểu rằng chính phủ đang cho thấy “cam kết và quyết tâm mạnh mẽ” tiếp tục đi theo Nghị quyết 11. Nếu vậy thì tốt quá bởi vì bản thân vị thống đốc này cũng là một thành viên nằm trong chính phủ chứ không được hưởng tính độc lập như những ngân hàng trung ương ở các nước khác.
Nghị quyết nói trên buộc ông phải kiềm chế tín dụng của khu vực tư nhân hiện nay đã vượt qua mức 120% GDP, tức là tăng lên so với tỉ lệ dưới 40% của năm 2001. Nếu dùng thước đo nói trên thì Việt Nam đang là “quốc gia giữ kỷ lục thế giới về sinh nợ”, theo Jonathan Anderson làm việc tại ngân hàng UBS, mặc dù tiền gửi ngân hàng hầu như vẫn theo kịp với sự mở rộng cho vay.
Ngân hàng nhà nước hiện cũng đang đối phó với tình trạng “đồng đôla” chi phối [dolalisation] và thậm chí “vàng” chi phối [goldisation] trong những giao dịch của nền kinh tế. Ở Việt Nam, bất chấp những biện pháp can thiệp của nhà nước đối với đồng ngoại tệ [capital controls], điều bất thường là người giữ tiền đồng vẫn dễ dàng chuyển đổi sang tiền tệ mạnh hoặc vàng. Đất nước này giống như một cái kho cất giữ một lượng đô la rất lớn, rất nhiều trong số đó là do công nhân xuất khẩu lao động gửi về nhà, và một kho dự trữ vàng khá lớn. Các ngân hàng của Việt Nam nhận tiền gửi bằng đồng đôla và ngân hàng DongA ở Thành phố Hồ Chí Minh thậm chí còn lắp đặt một cây ATM cho phép rút vàng thỏi.
Trong tháng 4 chính phủ đã quy định trần lãi suất tiền gửi bằng đô la là 3% so với lãi suất cao là 14% cho tiền đồng. Chính phủ cũng kiểm soát chặt chẽ hơn thị trường buôn bán vàng hoạt động ngầm bất hợp pháp [grey market]. Ngay cả ngân hàng DongA nay cũng không còn hăng hái nói đến cây ATM rút vàng.
Ngoài việc khôi phục lòng tin vào tiền đồng, chính phủ cũng phải khôi phục tình trạng lành mạnh của nguồn vốn của khu vực nhà nước. Trong Nghị quyết 11, chính phủ đã cam đoan sẽ cắt giảm đầu tư công được công bố là lên tới 17% GDP trong năm 2009. Có những nghi ngờ thực sự về hiệu quả sử dụng nguồn vốn nói trên. Năm ngoái Vinashin, một tập đoàn đóng tàu cực lớn do nhà nước sở hữu đã coi như bị phá sản sau khi đi lạc quá xa khỏi hoạt động kinh doanh chính của mình.
Chỉ khi nào chương trình đầu tư công đem lại hiệu quả thì Việt Nam mới có thể hi vọng trong tương lai sẽ tăng trưởng bền vững ở tốc độ 7-8% mà không phải chịu những sức ép lạm phát như những năm gần đây. Sức ép này sẽ vẫn tiếp tục tăng lên trong vài tháng tới. Chính phủ vừa tăng giá xăng dầu và điện còn biện pháp thắt chặt mới được đưa ra thì cần phải có thời gian mới thấy được kết quả. “Chúng ta không nhìn thấy kết quả trong ngày một ngày hai”, Ayumi Konishi làm việc tại ADB đã phát biểu như vậy. Vụ thu hoạch lúa xuân sắp tới sẽ làm cho giá gạo hạ xuống, hiện nay giá gạo cao là bởi vì người nông dân tích trữ thóc chứ không bán ra. Những bao tải gạo chứ không phải những thỏi vàng mới là hàng rào ngăn ngặn lạm phát của những người nông dân tội nghiệp.
Người dịch: Hiền Ba
--------------
Vietnam's economy
Doing battle against inflation
The government shows new resolution to ease inflationary pressure
TO HONOUR the dead, the Vietnamese sometimes burn fake banknotes, made out of “votive paper”, for the deceased to spend on the other side. Vietnam’s government recently complained that this votive money looked too similar to the real thing. Unfortunately the resemblance runs deeper than that. Over the past year the value of Vietnam’s official currency—the dong—has been steadily going up in smoke.
Consumer prices rose by 17.5% in the year to April, outstripped only in Ethiopia and Venezuela. The dong has been devalued against the dollar six times since June 2008 (see chart). The Vietnamese have flocked to more reliable stores of value. Those hoping to salvage their savings from the ashes can buy 37.5-gram bars of fine gold, embossed with a Phoenix, from the Phu Nhuan Jewelry Store. Above one Hanoi branch, a digital display shows the price: 38,170,000 dong. There is space only for the first five digits.
But Vietnam’s government seems newly determined to douse the inflationary fires. On May 4th the country’s central bank, the State Bank of Vietnam, raised one of its key rates to 14%, the latest in a flurry of increases since February. Its campaign was accompanied by a package of commitments to tighten money and credit, cut the budget deficit and rein in the country’s state-owned enterprises.
Known as Resolution 11, this package is meant to show that the government is no longer torn between fighting inflation and fanning the recovery. The phrase “economic growth” did not appear in the decree. At the annual meetings of the Asian Development Bank (ADB) this week in Hanoi, Vo Hong Phuc, the Minister of Planning and Investment, conceded that Vietnam might fall short of its official growth target of between 7% and 7.5%. At the same event, Nguyen Van Giau, the central-bank governor, said the cabinet was showing “strong commitment and determination” to pursue Resolution 11. That is just as well, because the governor is himself a member of the cabinet, without the independence central bankers enjoy elsewhere.
The resolution obliges him to curb private credit, which has surpassed 120% of GDP, up from less than 40% in 2001. By this measure Vietnam is the “world record-holder for debt creation”, according to Jonathan Anderson of UBS, although bank deposits have largely kept pace with the expansion of loans.
The central bank is also fighting the creeping dollarisation and even “goldisation” of the economy. In Vietnam, despite its capital controls, holders of dong find it unusually easy to switch to hard currency or soft metal. The country is home to a large stock of dollars, many of them remitted by migrant workers, and a sizeable stock of gold. Vietnam’s banks offer dollar deposits and in Ho Chi Minh City, DongA bank has even installed an ATM that dispenses gold bars.
In April, the government capped the interest rates offered on dollar deposits at 3%, compared with rates as high as 14% on dong accounts. It has also clamped down on the grey-market trade in bullion. Even DongA bank is no longer keen to talk about its gold ATM.
As well as restoring faith in the dong, the government must restore sanity to the public finances. In Resolution 11, it promised to prune public investment, which amounted to 17% of GDP in 2009. There are grave doubts about the efficiency of this spending. Last year Vinashin, a vast, government-owned shipbuilding group, almost sank, after straying far from its core business.
Only if the big programme of public investment bears fruit can Vietnam hope to grow sustainably at 7-8% in the future without suffering the inflationary pressures of recent years. That pressure will continue to rise over the next few months. The government has raised fuel and electricity prices, and its recent tightening will take time to work. “You don’t see the result overnight,” says Ayumi Konishi of the ADB. But the imminent spring harvest should lower rice prices, kept high by farmers hoarding rather than selling their grain. Bags of rice, not bars of gold, are the poor man’s hedge against inflation.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét