Chủ Nhật, 8 tháng 5, 2011

NHẬN DẠNG MÔ HÌNH DỰ BÁO HÀNG QUÝ CHO NỀN KINH TẾ VIỆT NAM

Bài giảng năm 2004:
NHẬN DẠNG MÔ HÌNH DỰ BÁO HÀNG QUÝ
CHO NỀN KINH TẾ VIỆT NAM

                      Như đã phân tích trong phần II, nền kinh tế  Việt nam cơ bản đã hoạt động theo các nguyên tắc của kinh tế Keynes, do đó mô hình kinh tế lượng xây dựng cho nền kinh tế Việt nam phải là mô hình kiểu Keynes, tức là yếu tố cầu đóng vai trò trung tâm trong mô hình. Hơn nữa, vì mục tiêu cơ bản của mô hình cần xây dựng là phân tích và dự báo kinh tế ngắn hạn, ba tháng, một khoảng thời gian đủ ngắn để vốn đầu tư mới chưa kịp ảnh hưởng, hoặc ảnh hưởng rất thấp tới tốc độ tăng trưởng kinh tế, nên việc chọn mô hình Keynes là rất thích hợp.

          A) Cấu trúc trung tâm của mô hình:

          Cấu trúc trung tâm của mô hình gồm 5 khối: Thị trường hàng hoá,
          1/ Thị trường hàng hoá và dịch vụ:
          Theo mô hình Keynes, khối thị trường hàng hoá và dịch vụ bao gồm các phương trình sau:
                    AD = C + I  + G + X - M                                                                    (1)
                    Y  =   AD                                                                                   (2)
                    C  =  c * (Y - T)  + V                                                                 (3)
                    T  =  t * Y                                                                                  (4)
                    I   =      Io  + I(Y, r)                                                                    (5)
                    X  =   X(RPX, WT)                                                                   (6)
                    M  = m * Y + M(RPM)                                                              (7)
trong đó: AD là tổng cầu gộp; Y là tổng cung; C là tiêu dùng của khu vực tư nhân; I là đầu tư của khu vực tư nhân; X là giá trị xuất khẩu; M là giá trị nhập khẩu (theo giá cố định); T là thuế nộp chính phủ; RPX là giá tương đối của hàng xuất khẩu so với giá nội địa của nước ta; RPM là giá tương đối của
r là lãi suất; các tham số b, t, m sẽ được ước lượng theo số liệu thực tế bằng các phương pháp kinh tế lượng. Tất cả các biến trong mô hình đều là các biến thực, tức là tính theo giá cố định hoặc dưới dạng chỉ số theo 1 năm gốc.
          Trong mô hình trên, phương trình (1) là đồng nhất thức, định nghĩa tổng cầu được kế hoạch trước bao gồm tổng của tiêu dùng tư nhân C, đầu tư tư nhân I, chi tiêu chính phủ G,  xuất khẩu X, trừ đi nhập khẩu M. Phương trình (2) phản ánh điều kiện cân bằng trên thị trường: Tổng cầu kế hoạch trước AD phải bằng tổng cung hàng hoá và dịch vụ do nền kinh tế sản xuất ra Y; Y thường được đo bằng chỉ tiêu tổng sản phẩm trong nước GDP.
          Phương trình (3) thể hiện quan điểm Keynes cho rằng tiêu dùng thực (theo giá cố định) của các hộ gia đình thuộc khu vực tư nhân được xác định bởi thu nhập thực sẵn có của họ, tức là từ tổng GDP trừ đi phần thuế đã nộp cho Nhà nước. Trong trường hợp các nước công nghiệp, người ta còn bổ xung biến V đại diện cho tín dụng tiêu dùng, nghĩa là các ngân hàng ứng trước tiền cho khu vực tư nhân để người dân tiêu dùng. Hệ số b là nhân tử tiêu dùng dài hạn, thường bằng 0,7.
          Phương trình (4) xác định tổng mức thu ngân sách của chính phủ; do vậy t chính là thuế suất tính theo GDP hay là tỷ lệ thu ngân sách trên GDP. Phương trình (5) là hàm đầu tư của khu vực tư nhân. Đầu tư tư nhân gồm hai loại: đầu tư tăng tài sản cố định như xây dựng nhà máy, mua sắm máy móc thiết bị, và đầu tư làm tăng dự trữ như mua vật tư và bán thành phẩm. Đầu tư phụ thuộc vào kết quả sản xuất Y theo cơ chế nhân tử gia tăng, đồng thời ở tầm ngắn hạn, cũng phụ thuộc mạnh vào lãi suất tín dụng. Thực tế, theo quan điểm Keynes, những thay đổi trong tổng cung tiền tệ thường ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế thông qua kênh trung gian là lãi suất và chi tiêu của khu vực tư nhân cho đầu tư. Chính vì vậy, trong mô hình, chúng ta không thấy vai trò trực tiếp của chính sách tiền tệ tới tổng cung và tổng cầu, mà qua biến trung gian là lãi suất.
          Các phương trình (6) và (7) xác định khối lượng xuất khẩu và nhập khẩu. Cả hai biến này đều phụ thuộc vào giá tương đối của hàng hoá trong nước so với giá cả ở nước ngoài. Các giá tương đối này cung như các khối lượng xuất khẩu và nhập khẩu phụ thuộc vào tỷ giá, giá thế giới và giá trong nước. Bên cạnh đó, khối lượng hàng hoá và dịch vụ xuất khẩu còn phụ thuộc vào nhu cầu nhập khẩu của các nước bạn hàng, trong khi khối lượng hàng hoá và dịch vụ nhập khẩu phụ thuộc vào mức độ sản xuất trong nước. Theo kinh nghiệm các nước trên thế giới, hệ số m trong phương trình (7) thường biến động quanh giá trị 0,3.
          2/ Thị trường lao động:
          Trong mô hình Keynes, cung việc làm được xác định từ kết quả sản xuất, tức là sản xuất càng phát triển thì càng tạo ra được nhiều việc làm. Do đó hàm việc làm được xác định như sau:
                    EMP  = EMP (Y)                                                                       (8)
          Thông thường, hệ số co dãn dài hạn của cung việc làm theo sản xuất là 1, nhưng khoảng một nửa hiệu quả tạo việc làm này chỉ xảy ra sau 1 năm tăng trưởng kinh tế, tức là khi tỷ lệ tăng trưởng kinh tế tăng thêm 1% thì phải sau 1 năm, tỷ lệ tăng cung việc làm mới tăng thêm 1%.
          Cung lao động phụ thuộc vào số người đến tuổi nghỉ hưu và số thanh niên đến độ tuổi lao động; nhưng trong mô hình Keynes, cung lao động là biến ngoại sinh vì nói chung, ở tầm ngắn hạn, chúng ta có thể ước tính khá chính xác chỉ tiêu này. Vì vậy, số người thất nghiệp cũng như tỷ lệ thất nghiệp (số người thất nghiệp chia cho tổng lực lượng lao động) phụ thuộc hoàn toàn vào cung việc làm. Ước lượng rất chung cho nhiều nền kinh tế, người ta tìm ra một quan hệ giữa thay đổi tỷ lệ thất nghiệp U và tỷ lệ tăng trưởng việc làm như sau:
                              DU  =  -0,5 * gEMP                                                         (9)
trong đó gEMP là tỷ lệ tăng trưởng cung việc làm. Quan hệ này xẩy ra ngay trong quý hiện hành, tức là khi việc làm tăng thêm 1%, tỷ lệ thất nghiệp sẽ giảm ngay trong quý là 0,5%, ví dụ từ 5% xuống 4,5%. Điều này cũng có nghĩa là một nửa số lao động mới tăng của nền kinh tế trước đây là người thất nghiệp.
          3/ Lợi nhuận, tiền lương và giá cả:
          Toàn bộ thu nhập từ tiêu thụ kết quả sản xuất được phân chia thành lợi nhuận cho các công ty và thu nhập của các hộ gia đình. Thành phần lớn nhất trong thu nhập của các hộ gia đình là tiền lương. Tổng tiền lương thực tế RWI của các hộ gia đình được định nghĩa là thu nhập tiền tệ gộp, bằng tiền lương thực tế bình quân W nhân với số người hưởng lương EMP, rồi chia cho chỉ số giá nội địa P, tức là:
                              RWI = W * EMP / P                                                        (10)
Như vậy, biến động của tiền lương hay thu nhập thực tế của dân cư sẽ phụ thuộc đồng thời vào thay đổi tiền lương thực tế đầu người W/P và số lượng lao động đang làm việc EMP.
          Lợi nhuận trước thuế của khu vực doanh nghiệp là chênh lệch giữa giá trị bán hàng và chi phí tiền lương:
                              PF  = P *Y - W * EMP                                                     (11)
từ đây dễ dàng tính được tỷ trọng lợi nhuận trong tổng thu nhập (hay tổng doanh số bán hàng) của các doanh nghiệp:
                    PF / (P * Y) = 1 - (W * EMP) / (P * Y)                                      (12)
          Theo công thức trên, có một quan hệ biến động ngược chiều giữa tỷ trọng lợi nhuận trong toàn bộ thu nhập của doanh nghiệp với tỷ trọng tiền lương. Do đó, tại cùng một mức sản xuất, nếu thực hiện phá giá tiền tệ làm tăng lạm phát và giảm thu nhập thực tế của người lao động W/P, thì tỷ lệ lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ tăng lên.
          Trong mô hình Keynes, có nhiều lý do phải nghiên cứu quan hệ giá cả - tiền lương. Thứ nhất, chi tiêu thực tế của dân cư là thành phần chủ yếu của tổng cầu và do đó là nhân tố chính để xác định tổng cầu lao động. Nhưng vì tiêu dùng thực tế của dân cư lại phụ thuộc vào thu nhập thực tế của họ, trong đó bộ phận chủ yếu là tiền lương thực tế W/P, nên phải phân tích quan hệ giá - lương. Thứ hai, giá nội địa có ảnh hưởng tới giá tương đối giữa giá hàng trong nước và giá ở nước ngoài, qua đó tác động tới khối lượng xuất khẩu, nhập khẩu, sản xuất và cán cân thanh toán quốc tế; đây là những chỉ tiêu rất quan trọng trong nền kinh tế. Thứ ba, cần phải dự báo tỷ lệ lạm phát vì đây là một trong những mục tiêu chính của các chính sách kinh tế.
          Theo quan điểm Keynes, tiền lương chịu tác động đồng thời của ba yếu tố chính sau: đòi hỏi tăng lương của các công đoàn, tỷ lệ lạm phát dự báo pe và tỷ lệ tăng trưởng dài hạn của năng suất lao động wo (thường khoảng 3%/ năm). Áp dụng vào trường hợp Việt nam, nơi vai trò của công đoàn còn rất yếu nhưng vai trò của chính phủ lại rất mạnh trong quá trình xác định tiền lương, cần phải thay biến công đoàn thành biến chính sách tiền lương của chính phủ. Mặt khác, sử dụng các mô hình dự báo thích nghi, người ta chứng minh được rằng về dài hạn, có thể thay thế biến tỷ lệ lạm phát dự báo bằng biến tỷ lệ lạm phát hiện tại P. Phương trình xác định tốc độ tăng trưởng tiền lương trở thành:
                    gW = wo  + W(DLG) + c * gP                                                    (13)
          Kinh nghiệm các nước cho thấy hệ số c = 0,8 tức là nếu giá cả tăng thêm 1% thì tiền lương sẽ tăng thêm 0,8% sau 18 tháng. Trong một số trường hợp, khi phương trình tiền lương cho các dự báo thấp hơn thực tế, người ta phân tích và kết luận rằng có thể coi những sai số dự báo chính là tác động của công đoàn.
          Thay đổi tỷ lệ lạm phát giá tiêu dùng theo quan điểm của lý thuyết Keynes phụ thuộc chủ yếu vào thay đổi chi phí sản xuất. Phương trình thể hiện như sau:
                    gP =  a * gW - b * gQ + c * gPM +  d * gTRC                          (14)
trong đó gQ là tỷ lệ tăng năng suất lao động; gPM là tỷ lệ tăng giá của hàng hoá nhập khẩu; gTRC là tỷ lệ tăng thuế gián tiếp trên một đơn vị sản phẩm. Phương trình này được ước lượng từ các số liệu thống kê. Nếu cố định d =  0,1 phản ánh sự thật là các thuế gián tiếp như thuế VAT (trung bình là 10% cho hầu hết các loại hàng hoá, dịch vụ) sẽ đi trực tiếp vào giá thành sản phẩm, thì các ước lượng thường cho các giá trị a = 0,6; b = 0,12; c = 0,22.
          Các phương trình 13 và 14 hợp thành vòng xoáy giá - lương, tức là tăng lương kéo theo tăng giá; tăng giá, đến lượt mình lại tác động đẩy tiền lương tăng lên... Quá trình cứ như vậy đến khi hội tụ về điểm cân bằng là lời giải của hệ hai phương trình trên. Thay phương trình 14 vào 13, giải ra phương trình sau:
                    gP = 1,2 (wo  + W(DLG)) - 0,23 gQ + 0,42 gPM + 0,2 TRC     (15)
          Các hệ số trong phương trình chỉ ra rằng nhân tố chính gây ra lạm phát là chính sách tăng lương của chính phủ và tăng giá hàng nhập khẩu. Tăng giá hàng nhập khẩu có thể do tăng giá hàng trên thị trường thế giới hoặc do phát giá tỷ giá danh nghĩa. Theo kinh nghiệm thế giới, mỗi khi khi giá thị trường quốc tế tăng lên thì phải 2-3 năm sau, mức tăng này mới phản ảnh hết vào tăng giá và tiền lương nội địa. Ngược lại, nếu phá giá nội tệ 10% thì giá cả trong nước sẽ tăng 4,2% trong vòng 1 năm, nhưng sau đó không tăng. Do vậy, phá giá sẽ góp phần cải thiện sức cạnh tranh dài hạn của nền kinh tế. Kế luận này rất quan trọng vì nó khảng định rằng sau mỗi đợt phá giá, sẽ tăng xuất khẩu, giảm nhập khẩu và do đó cải thiện được cán cân thanh toán quốc tế.
          Tăng trưởng của tiền lương thực tế gRW được định nghĩa là:
                    gRW = gW - gP                                                                         (16)
          Thay phương trình 13 vào phương trình trên, chúng ta có:
                    gRW = wo  + W(DLG) + (c-1) * gP                                           (17)
tức là nếu tỷ lệ lạm phát bằng 0 và chính phủ không tăng lương thì tốc độ tăng trưởng tiền lương thực tế sẽ bằng với tốc độ tăng năng suất lao động. Ngược lại, nếu c<1, thì mỗi khi giá cả tăng lên, tiền lương thực tế sẽ giảm sút, kéo theo giảm sút tỷ lệ tăng trưởng thu nhập thực tế (phương trình 10) và tiêu dùng thực tế của dân cư (phương trình 3) cung như tăng trưởng sản xuất. Chính vì vậy, lạm phát có thể là nguồn gốc của thiểu phát.
          4/ Cán cân thanh toán vãng lai:
          Cán cân thanh toán vãng lai tính bằng đồng đô la Mỹ được xác định như sau:
                    B$ = PX$ * X - PM$ * M                                                          (18)
trong đó PXF là giá xuất khẩu tính bằng đô la Mỹ, PM$ là giá nhập khẩu tính bằng đô la Mỹ, X và M lần lượt là khối lượng hàng hoá và dịch vụ xuất khẩu, nhập khẩu.
          Giá nhập khẩu tính theo nội tệ PMĐ được xác định căn cứ vào giá thế giới và tỷ giá E, tức là:
                    PM = PM$ * E                                                                           (19)
hay              gPM = gPM$ + gE                                                                     (20)
          Vì tỷ giá E là giá trị 1 đồng USD tính bằng tiền việt nam nên khi E tăng lên, người ta gọi là có hiện tượng phá giá đồng tiền Việt nam. Ngược lại nếu E giảm đi thì có hiện tượng đánh giá cao đồng tiền Việt nam. Theo phương trình 20, tăng giá trên thị trường thế giới hoặc phá giá nội tệ đều dẫn tới tăng giá hàng nhập khẩu tính theo tiền Việt.
          Khối lượng nhập khẩu phụ thuộc rất lớn vào giá tương đối của hàng nhập khẩu RPM. RPM được định nghĩa là tỷ lệ giữa giá hàng hoá sản xuất trong nước P so với giá nhập khẩu tính theo nội tệ PM. Theo kinh nghiệm thế giới, nếu phá giá 10, giá nhập khẩu sẽ tăng 10%, nhưng ở tầm ngắn hạn, khi giá cả trong nước chưa tăng, nhập khẩu sẽ giảm 3%, trong khi ở tầm dài hạn, giá nội địa sẽ tăng 5%, làm nhập khẩu chỉ giảm 1,5%.
          Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới xuất khẩu phức tạp hơn nhập khẩu. Xuất khẩu của đa số các nước phụ thuộc chủ yếu vào quan hệ cung cầu và giá cả trên thị trường thế giới, phụ thuộc ít vào chi phí sản xuất nội địa. Ví dụ nếu giá trên thị trường thế giới tăng, thì các nhà xuất khẩu Việt nam sẽ tăng giá bán tính theo ngoại tệ mặc dù chi phí sản xuất không tăng, trường hợp như tăng giá dầu thô thế giới hiện nay. Vì vậy phương trình giá xuất khẩu thường như sau:
                    log(PX$) = a * log(P / E) + b* log (WPX)
hay              gPX$ = a * gP - a * gE  + b * gWPX
          Hệ số a thường khoảng 0,25 trong khi hệ số b khoảng 0,75.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét