Hun Sen đòi cách chức Thứ trưởng Hoàng Xuân Chiến: Va đập ngoại giao Việt Nam – Campuchia
Blog VOA Hoàng Thành 09-12-2021 - Hôm 6/12/2021, Thủ tướng Campuchia Hun Sen cho biết đã yêu cầu Hà Nội cách chức Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến – đương kim Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam. Nguồn: Reuters
“Nhất cử tam tiện” – “Phát súng” của Hun Sen ngày 6/12/2021 “bắn” vào ba mục tiêu: Một là chứng minh với đối lập trong nước, ông có khả năng kháng cự Việt Nam. Hai là để mở đầu khoảnh khắc hoành tráng cho năm Hun Sen làm Chủ tịch ASEAN. Ba là đưa ra lời nhắc nhở, trong thời gian Campuchia làm chủ tịch, ông sẽ lấy một số quyết định liên quan đến Myanmar.
Hôm 6/12/2021, Thủ tướng Campuchia Hun Sen cho biết đã yêu cầu Hà Nội cách chức Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến – đương kim Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam và là cựu Tư lệnh Bộ đội biên phòng – trong một buổi lễ có sự hiện diện của Đại sứ Trung Quốc tại CPC Vương Văn Thiên (Wang wenTian). Báo mạng “Khmer Times” dẫn phát biểu của Thủ tướng Hun Sen như vậy nhân khánh thành Quốc lộ số 11 dài gần 100 km do công ty Trung Quốc xây dựng.
Trong bài phát biểu, người đứng đầu Chính phủ CPC chỉ đích danh Thứ trưởng Quốc phòng Hoàng Xuân Chiến và yêu cầu ông này xin lỗi, vì một phát biểu từ tháng 3 năm ngoái. “Tôi đang nói tới tướng Hoàng Xuân Chiến. COVID-19 không hề tràn từ CPC sang Việt Nam như sông Mê Kông, ngược lại mới đúng. Tôi đã yêu cầu cách chức ông này, nhưng mà ông ta lại được ‘cách chức’ từ hai sao lên ba sao”. Ông Hun Sen tuyên bố, vừa giận dữ vừa mỉa mai như vậy.
“Bắt thóp” được Việt Nam
Thật ra, Hun Sen đã “bắt thóp” được Việt Nam nên mới quyết định “đun sôi lại” câu chuyện “nguội” cách đây cả năm trời. Đòi một tướng của Hà Nội nhận lỗi trước sự hiện diện của Đại sứ Trung Quốc là Hun Sen vừa hạ nhục Việt Nam, vừa ghi điểm được với Trung Quốc.
Hun Sen biết hiện Việt Nam đang hết sức quan ngại trước tuyên bố của ông hồi mùa hè năm nay, “Nếu không dựa vào Trung Quốc, tôi sẽ dựa vào ai?” Một câu hỏi Việt Nam không thể có câu trả lời nên đành “ngậm bồ hòn làm ngọt”.
Với căn cứ quân sự và hải quân thuộc loại lớn nhất và hiện đại nhất của “quân huy bát nhất” (PLA) trên đất CPC, Hun Sen tự tin rằng, ông có thể “xoay trục” kiểu nào cũng được. Nếu cảm thấy tính mạng bị đe doạ (bởi phe đối lập), ông có thể “chạy về” Sài Gòn để giữ mạng sống, như ông vẫn thường làm lâu nay.
Hun Sen cho rằng, não trạng của lãnh đạo Việt Nam chưa có “đột phá” trong chủ trương đối với CPC, có thể họ vẫn “sẵn sàng chết” vì ông. Vì thế, ông cứ “lá mặt lá trái” mà không ngần ngại. Ngày mồng 2/12, ông vừa tuyên bố biết ơn Việt Nam và Lào đã giúp đỡ Campuchia trong thời gian kháng chiến khó khăn, thì 6/12, ông lại lên tiếng “mắng mỏ” và đòi cách chức Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam.
Trở lại câu chuyện ngày 10/3 năm ngoái, ông Hoàng Xuân Chiến, bấy giờ còn là Trung tướng, đã chủ trì một hội nghị tăng cường công tác quản lý, bảo vệ biên giới, kiểm soát cửa khẩu và triển khai phòng, chống dịch COVID-19 trên tuyến biên giới Việt Nam – Campuchia của Bộ tư lệnh Bộ đội Biên phòng Việt Nam tại TP.HCM.
Ông Chiến đã yêu cầu lực lượng biên phòng các tỉnh có biên giới giáp CPC tăng cường kiểm soát các cửa khẩu giữa lúc Việt Nam trải qua đợt bùng phát COVID bắt nguồn từ các ca nhiễm do người nhập cảnh trái phép qua đường biên giới với các tỉnh miền Trung.
Chưa có băng ghi hình nào trích xuất phát biểu của tướng Chiến, nhưng trước bàn dân thiên hạ, Hun Sen lộ rõ bản chất độc tài khi chính ông tuyên bố xanh rờn, “COVID-19 không hề tràn từ CPC sang Việt Nam như sông Mekong, ngược lại mới đúng”.
“Ngược lại mới đúng!” nghĩa là Covid-19 tràn từ Việt Nam sang CPC? Vậy nếu Hun Sen đòi cách chức Thứ trưởng Việt Nam, vì phát ngôn mà ông cho là nhục mạ CPC, thì liệu có thể cách chức ông Thủ tướng, vì cái tuyên bố đầy xúc phạm Việt Nam ấy? Nhân danh ai ông dám xúc phạm một dân tộc đã mang lại cho CPC “ngày sinh thứ hai của đất nước ông” như ông từng thề bồi.
Tuyên bố ngày 6/12 của Samdech Hun Sen là hết sức thô bạo, vô chính trị và phạm lỗi ngoại giao nghiêm trọng. Vì ông là người đứng đầu một chính phủ. Chưa nói, Tuyên bố của Hun Sen về sự lây lan của COVID-19 là sai lầm về bản chất. Cả thế giới biết rõ nó xuất phát từ đâu. Chỉ một mình Hun Sen không biết? Hay biết mà không dám nói?
Và trước mặt Đại sứ Trung Quốc tại CPC, Hun Sen muốn Thứ trưởng Quốc phòng của Hà Nội phải xin lỗi thì ông mới vui (?) Dù Hun Sen nhấn mạnh, chỉ ông Thứ trưởng xin lỗi thôi, chứ không bắt Chính phủ Việt Nam phải xin lỗi.
Từng là Tư lệnh Tiểu đoàn Vùng Đông của “Campuchia Dân chủ”, con đường tiến thân từ trong nội bộ Khmer Đỏ đã khiến Hun Sen trở nên ngạo mạn như vậy ư? Làm thủ tướng CPC liên tục từ năm 1985. Từ năm 2015, ông làm chủ tịch Đảng Nhân dân CPC, đảng đã nắm quyền từ năm 1979.
Sau khi Robert Mugabe bị phế truất ở Zimbabwe, Hun Sen là một trong năm nhà độc tài cầm quyền lâu nhất thế giới. Trước công chúng, ông ta thường nói về mình ở ngôi thứ ba và đã nỗ lực tạo dựng sự sùng bái cá nhân, trong đó có việc cho xây dựng hàng trăm ngôi trường (có nhiều trường từ tiền tài trợ) mang tên Hun Sen.
Danh xưng chính thức của ông ta trong tiếng Khmer là “Samdech Akka Moha Sena Padei Techo Hun Sen”, chuyển ngữ sẽ thành “Tư lệnh tối thượng vĩ đại vương giả tôn kính của đội quân bách thắng vinh quang”. Người có đầu óc bình thường nào nhớ nổi một danh xưng kiểu như vậy?
Hun Sen còn từng tự nhận là “Tướng năm sao vàng vĩnh viễn”!
Hoạ phúc phải đâu một buổi
Những sự kiện diễn ra gần đây càng biểu lộ những toan tính nguy hiểm của Hun Sen mà kẻ đứng dật giây đằng sau chính là Trung Quốc, không chỉ trong cái năm ông làm chủ tịch ASEAN. Hôm 6/12, ông Hun Sen nói rằng, các quan chức quân đội Myanmar nên được mời tham dự các cuộc họp của khối.
Từ lâu, Hun Sen bị chỉ trích từ các nhóm nhân quyền và các chính phủ phương Tây về những việc mà họ cho là ông đàn áp dân chủ. Sẽ không ngạc nhiên, nếu ông có cái nhìn khác đối với tập đoàn quân sự Myanmar. Eang Sophalleth, trợ lý của Thủ tướng, cho biết hai ông Hun Sen và Ngoại trưởng của tập đoàn quân sự Myanmar Wunna Maung Lwin đã thảo luận về quan hệ song phương, các vấn đề ASEAN và cách thức để thiết lập lại mối quan hệ tốt đẹp trong khối.
Ngoại trưởng Myanmar cũng chuyển đến ông Hun Sen lời mời tới thăm Myanmar từ ngày 7 – 8/1/2022 và ông Hun Sen đã nhận lời. Ông Hun Sen sẽ là nhà lãnh đạo cấp chính phủ đầu tiên đến thăm Myanmar kể từ sau cuộc đảo chính (VOA ngày 7/12).
Từ rất lâu, dư luận tố cáo Campuchia là “con ngựa thành Troy” của Trung Quốc, là kẻ phá vỡ khối đoàn kết ASEAN. Nhưng thực ra, CPC không chỉ là con ngựa mồi, không chỉ là con sâu làm rầu nồi canh. CPC, cũng như Lào, Việt Nam và Myanmar, thực chất là phần nổi của tảng băng bành trướng từ phương bắc xuống vùng biển phía nam.
Tác nhân chính trong việc chia rẽ hay làm ly tán nội bộ ASEAN chính là Trung Quốc. Từ hơn hai mươi năm qua, Bắc Kinh đã âm thầm mở rộng vành đai ảnh hưởng xuống các quốc gia phía nam trong mục tiêu truy tìm những nguồn năng lượng mới và tạo dựng vị thế bá quyền.
Chiến lược mở rộng vành đai ảnh hưởng ấy khá giản dị: mua chuộc sự trung thành bằng tiền. Trước những khoản tiền khổng lồ, không cấp chính quyền nào của CPC có thể làm ngơ. Dư luận lo sợ từ rất lâu, CPC sẽ thành thuộc địa của Trung Quốc trong ASEAN như Myanmar đã từng và đang cố vùng vẫy để thoát.
Ngày 3/12 mới đây, chuyên gia hàng đầu về Đông Nam Á Joshua Kurlantzick đã viết trên “Tạp chí Chính trị Thế giới”: “Vào cuối hội nghị thượng đỉnh ASEAN 38 và 39, vai trò chủ tịch của ASEAN đã được trao lại cho CPC trong 12 tháng tới. Dưới sự lãnh đạo của Hun Sen, CPC là quốc gia độc tài lớn hơn, nhiều tham vọng hơn Brunei. Tuy có đưa ra một vài chỉ trích nhẹ nhàng đối với Myanmar tại Thượng đỉnh, nhưng bản thân Hun Sen là một trong những nhà chuyên quyền tại vị lâu nhất thế giới”.
Điều nguy hiểm là không chỉ CPC, vài ba thành viên khác của ASEAN cũng sẵn sàng bỏ qua sự lạm dụng của quân đội Myanmar, ngay cả khi đội quân ấy tiến hành những cuộc tiến công và đàn áp như thiêu đốt và đất nước đang trở thành một quốc gia thất bại. Rốt cuộc, cho đến tháng 10/2021, ASEAN chìm trong sự quở trách Myanmar, mà chưa có được hành động nào quyết liệt hơn.
Thực tế là sự quản trị yếu kém của tập đoàn quân phiệt đối với đất nước đã thúc đẩy dòng người tị nạn và có khả năng lây lan COVID sang các quốc gia láng giềng. Chính quyền cũng đã phớt lờ kế hoạch 5 điểm của ASEAN để giải quyết cuộc khủng hoảng và liên tục ngăn chặn đặc phái viên mà ASEAN đã chỉ định để giải quyết cuộc khủng hoảng.
“Nhất cử tam tiện” – “Phát súng” của Hun Sen ngày 6/12/2021 “bắn” vào ba mục tiêu: Một là chứng minh với đối lập trong nước, ông có khả năng kháng cự Việt Nam. Hai là để mở đầu khoảnh khắc hoành tráng cho năm Hun Sen làm Chủ tịch ASEAN. Ba là đưa ra lời nhắc nhở, trong thời gian Campuchia làm chủ tịch, ông sẽ lấy một số quyết định liên quan đến Myanmar.
Hôm 6/12/2021, Thủ tướng Campuchia Hun Sen cho biết đã yêu cầu Hà Nội cách chức Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến – đương kim Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam và là cựu Tư lệnh Bộ đội biên phòng – trong một buổi lễ có sự hiện diện của Đại sứ Trung Quốc tại CPC Vương Văn Thiên (Wang wenTian). Báo mạng “Khmer Times” dẫn phát biểu của Thủ tướng Hun Sen như vậy nhân khánh thành Quốc lộ số 11 dài gần 100 km do công ty Trung Quốc xây dựng.
Trong bài phát biểu, người đứng đầu Chính phủ CPC chỉ đích danh Thứ trưởng Quốc phòng Hoàng Xuân Chiến và yêu cầu ông này xin lỗi, vì một phát biểu từ tháng 3 năm ngoái. “Tôi đang nói tới tướng Hoàng Xuân Chiến. COVID-19 không hề tràn từ CPC sang Việt Nam như sông Mê Kông, ngược lại mới đúng. Tôi đã yêu cầu cách chức ông này, nhưng mà ông ta lại được ‘cách chức’ từ hai sao lên ba sao”. Ông Hun Sen tuyên bố, vừa giận dữ vừa mỉa mai như vậy.
“Bắt thóp” được Việt Nam
Thật ra, Hun Sen đã “bắt thóp” được Việt Nam nên mới quyết định “đun sôi lại” câu chuyện “nguội” cách đây cả năm trời. Đòi một tướng của Hà Nội nhận lỗi trước sự hiện diện của Đại sứ Trung Quốc là Hun Sen vừa hạ nhục Việt Nam, vừa ghi điểm được với Trung Quốc.
Hun Sen biết hiện Việt Nam đang hết sức quan ngại trước tuyên bố của ông hồi mùa hè năm nay, “Nếu không dựa vào Trung Quốc, tôi sẽ dựa vào ai?” Một câu hỏi Việt Nam không thể có câu trả lời nên đành “ngậm bồ hòn làm ngọt”.
Với căn cứ quân sự và hải quân thuộc loại lớn nhất và hiện đại nhất của “quân huy bát nhất” (PLA) trên đất CPC, Hun Sen tự tin rằng, ông có thể “xoay trục” kiểu nào cũng được. Nếu cảm thấy tính mạng bị đe doạ (bởi phe đối lập), ông có thể “chạy về” Sài Gòn để giữ mạng sống, như ông vẫn thường làm lâu nay.
Hun Sen cho rằng, não trạng của lãnh đạo Việt Nam chưa có “đột phá” trong chủ trương đối với CPC, có thể họ vẫn “sẵn sàng chết” vì ông. Vì thế, ông cứ “lá mặt lá trái” mà không ngần ngại. Ngày mồng 2/12, ông vừa tuyên bố biết ơn Việt Nam và Lào đã giúp đỡ Campuchia trong thời gian kháng chiến khó khăn, thì 6/12, ông lại lên tiếng “mắng mỏ” và đòi cách chức Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam.
Trở lại câu chuyện ngày 10/3 năm ngoái, ông Hoàng Xuân Chiến, bấy giờ còn là Trung tướng, đã chủ trì một hội nghị tăng cường công tác quản lý, bảo vệ biên giới, kiểm soát cửa khẩu và triển khai phòng, chống dịch COVID-19 trên tuyến biên giới Việt Nam – Campuchia của Bộ tư lệnh Bộ đội Biên phòng Việt Nam tại TP.HCM.
Ông Chiến đã yêu cầu lực lượng biên phòng các tỉnh có biên giới giáp CPC tăng cường kiểm soát các cửa khẩu giữa lúc Việt Nam trải qua đợt bùng phát COVID bắt nguồn từ các ca nhiễm do người nhập cảnh trái phép qua đường biên giới với các tỉnh miền Trung.
Chưa có băng ghi hình nào trích xuất phát biểu của tướng Chiến, nhưng trước bàn dân thiên hạ, Hun Sen lộ rõ bản chất độc tài khi chính ông tuyên bố xanh rờn, “COVID-19 không hề tràn từ CPC sang Việt Nam như sông Mekong, ngược lại mới đúng”.
“Ngược lại mới đúng!” nghĩa là Covid-19 tràn từ Việt Nam sang CPC? Vậy nếu Hun Sen đòi cách chức Thứ trưởng Việt Nam, vì phát ngôn mà ông cho là nhục mạ CPC, thì liệu có thể cách chức ông Thủ tướng, vì cái tuyên bố đầy xúc phạm Việt Nam ấy? Nhân danh ai ông dám xúc phạm một dân tộc đã mang lại cho CPC “ngày sinh thứ hai của đất nước ông” như ông từng thề bồi.
Tuyên bố ngày 6/12 của Samdech Hun Sen là hết sức thô bạo, vô chính trị và phạm lỗi ngoại giao nghiêm trọng. Vì ông là người đứng đầu một chính phủ. Chưa nói, Tuyên bố của Hun Sen về sự lây lan của COVID-19 là sai lầm về bản chất. Cả thế giới biết rõ nó xuất phát từ đâu. Chỉ một mình Hun Sen không biết? Hay biết mà không dám nói?
Và trước mặt Đại sứ Trung Quốc tại CPC, Hun Sen muốn Thứ trưởng Quốc phòng của Hà Nội phải xin lỗi thì ông mới vui (?) Dù Hun Sen nhấn mạnh, chỉ ông Thứ trưởng xin lỗi thôi, chứ không bắt Chính phủ Việt Nam phải xin lỗi.
Từng là Tư lệnh Tiểu đoàn Vùng Đông của “Campuchia Dân chủ”, con đường tiến thân từ trong nội bộ Khmer Đỏ đã khiến Hun Sen trở nên ngạo mạn như vậy ư? Làm thủ tướng CPC liên tục từ năm 1985. Từ năm 2015, ông làm chủ tịch Đảng Nhân dân CPC, đảng đã nắm quyền từ năm 1979.
Sau khi Robert Mugabe bị phế truất ở Zimbabwe, Hun Sen là một trong năm nhà độc tài cầm quyền lâu nhất thế giới. Trước công chúng, ông ta thường nói về mình ở ngôi thứ ba và đã nỗ lực tạo dựng sự sùng bái cá nhân, trong đó có việc cho xây dựng hàng trăm ngôi trường (có nhiều trường từ tiền tài trợ) mang tên Hun Sen.
Danh xưng chính thức của ông ta trong tiếng Khmer là “Samdech Akka Moha Sena Padei Techo Hun Sen”, chuyển ngữ sẽ thành “Tư lệnh tối thượng vĩ đại vương giả tôn kính của đội quân bách thắng vinh quang”. Người có đầu óc bình thường nào nhớ nổi một danh xưng kiểu như vậy?
Hun Sen còn từng tự nhận là “Tướng năm sao vàng vĩnh viễn”!
Hoạ phúc phải đâu một buổi
Những sự kiện diễn ra gần đây càng biểu lộ những toan tính nguy hiểm của Hun Sen mà kẻ đứng dật giây đằng sau chính là Trung Quốc, không chỉ trong cái năm ông làm chủ tịch ASEAN. Hôm 6/12, ông Hun Sen nói rằng, các quan chức quân đội Myanmar nên được mời tham dự các cuộc họp của khối.
Từ lâu, Hun Sen bị chỉ trích từ các nhóm nhân quyền và các chính phủ phương Tây về những việc mà họ cho là ông đàn áp dân chủ. Sẽ không ngạc nhiên, nếu ông có cái nhìn khác đối với tập đoàn quân sự Myanmar. Eang Sophalleth, trợ lý của Thủ tướng, cho biết hai ông Hun Sen và Ngoại trưởng của tập đoàn quân sự Myanmar Wunna Maung Lwin đã thảo luận về quan hệ song phương, các vấn đề ASEAN và cách thức để thiết lập lại mối quan hệ tốt đẹp trong khối.
Ngoại trưởng Myanmar cũng chuyển đến ông Hun Sen lời mời tới thăm Myanmar từ ngày 7 – 8/1/2022 và ông Hun Sen đã nhận lời. Ông Hun Sen sẽ là nhà lãnh đạo cấp chính phủ đầu tiên đến thăm Myanmar kể từ sau cuộc đảo chính (VOA ngày 7/12).
Từ rất lâu, dư luận tố cáo Campuchia là “con ngựa thành Troy” của Trung Quốc, là kẻ phá vỡ khối đoàn kết ASEAN. Nhưng thực ra, CPC không chỉ là con ngựa mồi, không chỉ là con sâu làm rầu nồi canh. CPC, cũng như Lào, Việt Nam và Myanmar, thực chất là phần nổi của tảng băng bành trướng từ phương bắc xuống vùng biển phía nam.
Tác nhân chính trong việc chia rẽ hay làm ly tán nội bộ ASEAN chính là Trung Quốc. Từ hơn hai mươi năm qua, Bắc Kinh đã âm thầm mở rộng vành đai ảnh hưởng xuống các quốc gia phía nam trong mục tiêu truy tìm những nguồn năng lượng mới và tạo dựng vị thế bá quyền.
Chiến lược mở rộng vành đai ảnh hưởng ấy khá giản dị: mua chuộc sự trung thành bằng tiền. Trước những khoản tiền khổng lồ, không cấp chính quyền nào của CPC có thể làm ngơ. Dư luận lo sợ từ rất lâu, CPC sẽ thành thuộc địa của Trung Quốc trong ASEAN như Myanmar đã từng và đang cố vùng vẫy để thoát.
Ngày 3/12 mới đây, chuyên gia hàng đầu về Đông Nam Á Joshua Kurlantzick đã viết trên “Tạp chí Chính trị Thế giới”: “Vào cuối hội nghị thượng đỉnh ASEAN 38 và 39, vai trò chủ tịch của ASEAN đã được trao lại cho CPC trong 12 tháng tới. Dưới sự lãnh đạo của Hun Sen, CPC là quốc gia độc tài lớn hơn, nhiều tham vọng hơn Brunei. Tuy có đưa ra một vài chỉ trích nhẹ nhàng đối với Myanmar tại Thượng đỉnh, nhưng bản thân Hun Sen là một trong những nhà chuyên quyền tại vị lâu nhất thế giới”.
Điều nguy hiểm là không chỉ CPC, vài ba thành viên khác của ASEAN cũng sẵn sàng bỏ qua sự lạm dụng của quân đội Myanmar, ngay cả khi đội quân ấy tiến hành những cuộc tiến công và đàn áp như thiêu đốt và đất nước đang trở thành một quốc gia thất bại. Rốt cuộc, cho đến tháng 10/2021, ASEAN chìm trong sự quở trách Myanmar, mà chưa có được hành động nào quyết liệt hơn.
Thực tế là sự quản trị yếu kém của tập đoàn quân phiệt đối với đất nước đã thúc đẩy dòng người tị nạn và có khả năng lây lan COVID sang các quốc gia láng giềng. Chính quyền cũng đã phớt lờ kế hoạch 5 điểm của ASEAN để giải quyết cuộc khủng hoảng và liên tục ngăn chặn đặc phái viên mà ASEAN đã chỉ định để giải quyết cuộc khủng hoảng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét