Thứ Bảy, 18 tháng 12, 2021

Liên minh "ma quỷ" nào đứng sau trò hề đẩy giá đất Thủ Thiêm?

Liên minh "ma quỷ" nào thực sự đứng sau trò hề đẩy giá đất Thủ Thiêm?
Fb NB Đỗ Văn Khanh - Một “trò hề” đang diễn ra bởi nó quá bất thường khi giá đất Thủ Thiêm lên đến 2,4 tỷ/m2, mức đắt kỷ lục, cao nhất thế giới. Với 1 triệu USD bạn chỉ mua được 10m2 Thủ Thiêm nhưng có thể mua được 22m2 tại Hong Kong, New York là 25m2, London khoảng 28m2, Paris 46m2, Thượng Hải 54m2, Los Angeles 58m2 và Beijing 66m2….

Đằng sau sự bất thường của giá đất là sự bất thường của những doanh nghiệp trúng thầu bao gồm: Dream Republic; Sheen Mega; Bình Minh và Ngôi sao Việt . Không hiểu họ lấy đâu ra 37.000 tỷ đồng chi trả khi 2 trong 4 doanh nghiệp tạo nên phiên đấu giá kỷ lục tại Thủ Thiêm có tài sản dưới 100 triệu đồng, một đơn vị vừa lỗ nghìn tỷ, còn một công ty chỉ vừa được lập.

Theo nguồn tin của VnExpress, Dream Republic và Sheen Mega đều đăng ký số vốn vài trăm tỷ đồng nhưng cho tới cuối năm 2020 vẫn chưa ghi nhận phần vốn được góp, tổng tài sản chỉ dừng ở mức vài chục triệu đồng và không phát sinh hoạt động kinh doanh nào. Nói đây là 2 “công ty ma” cũng không sai. Một điểm chung nữa là cổ đông của Dream Republic và Sheen Mega đều có những nhân vật liên quan đến Vạn Thịnh Phát.

Vậy những DN có năng lực hạn chế này tham gia đấu giá "cho vui" hay chỉ là vật "thế thân" cho Vạn Thịnh Phát (DN của bà Trương Mỹ Lan - nữ đại gia người gốc Trung Quốc từng từ bỏ quốc tịch Việt) để âm mưu thâu tóm đất Thủ Thiêm?

DN có vẻ ít “vô danh” nhất là Ngôi Sao Việt của Tân Hoàng Minh thì tổng tài sản cũng chỉ ở mức hơn 7.600 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu đạt hơn 800 tỷ, quá ít so với 24.500 tỷ đồng mà công ty này phát giá để mua lô đất 3-12 Thủ Thiêm. Chưa kể Tân Hoàng Minh từng có vết nhơ trong vụ đấu giá đất vàng Lê Duẩn khiến UBND TP HCM phải đòi tiền “sái cổ”.

Vậy động lực nào khiến họ lại hô to, nói lớn như thế? Hay Tân Hoàng Minh cũng chỉ là “con tốt” cho một “liên minh” mà có những cái tên "khủng" đứng đằng sau như Masterise của Hồ Hùng Anh? Trước đó, Tân Hoàng Minh cũng từng vào vai mua rồi đã rút lui khỏi dự án 22-24 phố Hàng Bài và 25-27 phố Hai Bà Trưng, Hà Nội để sang tay cho Masterise Group. Mảnh đất vàng tai tiếng khác của Tân Hoàng Minh tại 23 Lê Duẩn (TP.HCM) cũng đang thi công xây dựng cho dự án của Techcombank - ngân hàng có quan hệ mật thiết với Masterise.

Nhìn vào những mối liên minh phức tạp này, những DN trong sáng trong tối bắt tay nhau đẩy giá đất Thủ Thiêm lên cao khiến nhiều người hoang mang, không rõ mục đích thực sự của họ là gì? Giả thiết “tháo chạy” cũng khó xảy ra khi tỷ lệ ký quỹ tới 20%, DN sẽ coi như mất trắng hơn 588 tỷ đồng nếu như bỏ cọc nhưng nếu để phát triển dự án, thu lợi nhuận từ mảnh đất này cũng là điều không tưởng!

Có anh bạn tôi là từng kinh qua nhiều loại hình kinh doanh BĐS với “kinh nghiệm vô hạn, thủ đoạn cũng vô biên” thì cho rằng, có thể 4 lô đất Thủ Thiêm chỉ là “con tốt thí” trên bàn cờ để những DN này kiếm lời cho các dự án xung quanh đã thu mua xong với giá bèo trước đó, hoặc là “chiêu bài” đẩy giá trị các tài sản là các BĐS thế chấp trong ngân hàng để thoát khỏi nguy cơ bị kiểm soát hoạt động?

Chưa rõ “trùm cuối” là gì nhưng nhìn vào kết quả đấu giá này đã thấy có quá nhiều bất thường, mang đến những hệ luỵ , tác động tiêu cực cho cả thị trường BĐS và hoạt động quản lý nhà nước, chưa kể thương vụ này còn có sự chi phối của một DN có yếu tố Trung Quốc như Vạn Thịnh Phát đứng sau.

Thủ Thiêm đã có quá nhiều sai phạm, tai tiếng rồi, tôi cho rằng cơ quan quản lý cần có một cuộc điều tra rõ ràng về những bất thường từ vụ đấu giá đất này để tránh những hệ luỵ đáng tiếng xảy ra.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét