Sai lầm hệ thống ở nước ta hiện nay
Bác Tạ Đình Thính (FB) nguyên là Vụ trưởng lão thành tại Văn phòng Trung ương Đảng, tôi quen biết bác từ rất lâu; cách đây một năm bác có tặng tôi bộ sách 1500 trang rất hay viết về Cải cách ruộng đất và Cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh. Khi bình luận về bài “Kit test Việt Á: Nhiều câu hỏi Bộ Công an cần điều tra trả lời dân” trên FB này của tôi, bác viết “Từ lâu GS Hoàng Tụy đã nói: Sai lầm hệ thống, hệ thống sai lầm? Ban nào am tường chỉ giáo cho. Xin cảm ơn”. Tôi vừa là nhân viên, vừa là học trò của GS Hoàng Tụy, nên xin mạo muội tham khảo mạng và viết mấy dòng trả lời bác Thính như sau:
1) Khái niệm hệ thống
Tôi thường giảng cho sinh viên thế này: Hệ thống là tập hợp tương đối độc lập gồm nhiều phần tử có quan hệ hữu cơ với nhau, tác động chi phối lẫn nhau theo các quy luật nhất định để từ đó xuất hiện những thuộc tính mới gọi là tính trồi của hệ thống mà từng phần tử riêng lẻ không có hoặc có không đáng kể. Mỗi hệ thống đều có mục tiêu phát triển riêng, ví dụ nền kinh tế quốc gia là một hệ thống; không có Đảng, không có Chính phủ nền kinh tế vẫn tự thân vận hành và phát triển theo các quy luật của nó. Nhưng nền kinh tế Hà Nội không phải là một hệ thống mà chỉ là một phần tử của hệ thống kinh tế quốc dân vì nó được mở hoàn toàn với các tỉnh xung quanh. Môi trường là những thứ bên ngoài hệ thống nhưng có tác động qua lại với hệ thống.
Để nhận biết phần tử ta căn cứ vào hai đặc trưng: a) Mỗi phần tử phải có chức năng nhất định. b) Mỗi phần tử có tính độc lập tương đối của nó.
Khái niệm hệ thống gắn bó chặt chẽ với khái niệm "kết cấu". Nếu hệ thống là một thể thống nhất bao gồm các yếu tố có quan hệ và liên hệ lẫn nhau thì kết cấu là tổng thể các mối quan hệ và liên hệ nhân quả qua lại giữa các yếu tố của thể thống nhất đó. Như vậy, kết cấu không nằm ngoài hệ thống. Đã là hệ thống thì phải có kết cấu.
Khái niệm kết cấu phản ánh hình thức sắp xếp của các yếu tố và tính chất của sự tác động lẫn nhau của các mặt và các thuộc tính của chúng. Nhờ có kết cấu mà chúng ta hiểu được vì sao phẩm chất của hệ thống nói chung không giống với tổng số phẩm chất của các yếu tố tạo thành.
Trong thực tế, mỗi yếu tố cũng có nhiều nhiều mặt, nhiều thuộc tính. Khi tác động lẫn nhau với các yếu tố khác của hệ thống không phải tất cả các mặt, các thuộc tính của nó đều tham gia mà chỉ một số mặt, một số thuộc tính nào đó mà thôi. Vì vậy, tính chất và phẩm chất của các liên hệ phụ thuộc vào đặc điểm của các mặt nào đó của các yếu tố tham gia tác động lẫn nhau. Như vậy, những mặt và thuộc tính của các yếu tố trong hệ thống tham gia tác động lẫn nhau càng lớn thì kết cấu của hệ thống càng phức tạp. Cùng một số yếu tố, khi tác động lẫn nhau bằng những mặt khác nhau có thể tạo nên các hệ thống khác nhau. Ví dụ các ngân hàng tác động qua lại với nhau tạo thành hệ thống ngân hàng.
2) Sai lầm hệ thống hay lỗi hệ thống
Trong quá trình hoạt động nhằm thực hiện các mục tiêu của nó, một hệ thống phức tạp, dù là một doanh nghiệp, một ngành kinh tế, văn hoá, xã hội hay những hệ thống lớn hơn, đều không tránh khỏi lúc này lúc khác có trục trặc. Nếu chỉ là trục trặc trong vận hành bình thường thì có thể bản thân hệ thống đó sẽ dựa theo cơ chế phản hồi để phát hiện và tự điều chỉnh về trạng thái cân bằng dài hạn.
Nhưng nếu nếu có những trục trặc lớn, kéo dài thời gian lâu thì phải nghĩ ngay cấu trúc của hệ thống có vấn đề, có khuyết tật cơ bản; nếu chỉ xử lý cục bộ, chắp vá, vụn vặt, theo phương thức sai đâu sửa đó, thì không những không giảm bớt được trục trặc, mà có khi còn làm phát sinh thêm những rối ren, phức tạp mới, làm bất ổn gia tăng, đến mức có thể vượt khỏi tầm kiểm soát.
Giải pháp đúng đắn trong tình huống đó chỉ có thể là dựa trên phân tích cấu trúc hệ thống, xét lại toàn bộ tổ chức, cơ chế hoạt động và các mối quan hệ trong nội bộ hệ thống với nhau và với môi trường, để thấy rõ và tìm cách sửa chữa những khuyết tật cấu trúc của hệ thống, tức là các lỗi hệ thống, theo cách nói quen thuộc của các nhà khoa học hay chính trị gia.
3) Thực trạng đất nước
1) Khái niệm hệ thống
Tôi thường giảng cho sinh viên thế này: Hệ thống là tập hợp tương đối độc lập gồm nhiều phần tử có quan hệ hữu cơ với nhau, tác động chi phối lẫn nhau theo các quy luật nhất định để từ đó xuất hiện những thuộc tính mới gọi là tính trồi của hệ thống mà từng phần tử riêng lẻ không có hoặc có không đáng kể. Mỗi hệ thống đều có mục tiêu phát triển riêng, ví dụ nền kinh tế quốc gia là một hệ thống; không có Đảng, không có Chính phủ nền kinh tế vẫn tự thân vận hành và phát triển theo các quy luật của nó. Nhưng nền kinh tế Hà Nội không phải là một hệ thống mà chỉ là một phần tử của hệ thống kinh tế quốc dân vì nó được mở hoàn toàn với các tỉnh xung quanh. Môi trường là những thứ bên ngoài hệ thống nhưng có tác động qua lại với hệ thống.
Để nhận biết phần tử ta căn cứ vào hai đặc trưng: a) Mỗi phần tử phải có chức năng nhất định. b) Mỗi phần tử có tính độc lập tương đối của nó.
Khái niệm hệ thống gắn bó chặt chẽ với khái niệm "kết cấu". Nếu hệ thống là một thể thống nhất bao gồm các yếu tố có quan hệ và liên hệ lẫn nhau thì kết cấu là tổng thể các mối quan hệ và liên hệ nhân quả qua lại giữa các yếu tố của thể thống nhất đó. Như vậy, kết cấu không nằm ngoài hệ thống. Đã là hệ thống thì phải có kết cấu.
Khái niệm kết cấu phản ánh hình thức sắp xếp của các yếu tố và tính chất của sự tác động lẫn nhau của các mặt và các thuộc tính của chúng. Nhờ có kết cấu mà chúng ta hiểu được vì sao phẩm chất của hệ thống nói chung không giống với tổng số phẩm chất của các yếu tố tạo thành.
Trong thực tế, mỗi yếu tố cũng có nhiều nhiều mặt, nhiều thuộc tính. Khi tác động lẫn nhau với các yếu tố khác của hệ thống không phải tất cả các mặt, các thuộc tính của nó đều tham gia mà chỉ một số mặt, một số thuộc tính nào đó mà thôi. Vì vậy, tính chất và phẩm chất của các liên hệ phụ thuộc vào đặc điểm của các mặt nào đó của các yếu tố tham gia tác động lẫn nhau. Như vậy, những mặt và thuộc tính của các yếu tố trong hệ thống tham gia tác động lẫn nhau càng lớn thì kết cấu của hệ thống càng phức tạp. Cùng một số yếu tố, khi tác động lẫn nhau bằng những mặt khác nhau có thể tạo nên các hệ thống khác nhau. Ví dụ các ngân hàng tác động qua lại với nhau tạo thành hệ thống ngân hàng.
2) Sai lầm hệ thống hay lỗi hệ thống
Trong quá trình hoạt động nhằm thực hiện các mục tiêu của nó, một hệ thống phức tạp, dù là một doanh nghiệp, một ngành kinh tế, văn hoá, xã hội hay những hệ thống lớn hơn, đều không tránh khỏi lúc này lúc khác có trục trặc. Nếu chỉ là trục trặc trong vận hành bình thường thì có thể bản thân hệ thống đó sẽ dựa theo cơ chế phản hồi để phát hiện và tự điều chỉnh về trạng thái cân bằng dài hạn.
Nhưng nếu nếu có những trục trặc lớn, kéo dài thời gian lâu thì phải nghĩ ngay cấu trúc của hệ thống có vấn đề, có khuyết tật cơ bản; nếu chỉ xử lý cục bộ, chắp vá, vụn vặt, theo phương thức sai đâu sửa đó, thì không những không giảm bớt được trục trặc, mà có khi còn làm phát sinh thêm những rối ren, phức tạp mới, làm bất ổn gia tăng, đến mức có thể vượt khỏi tầm kiểm soát.
Giải pháp đúng đắn trong tình huống đó chỉ có thể là dựa trên phân tích cấu trúc hệ thống, xét lại toàn bộ tổ chức, cơ chế hoạt động và các mối quan hệ trong nội bộ hệ thống với nhau và với môi trường, để thấy rõ và tìm cách sửa chữa những khuyết tật cấu trúc của hệ thống, tức là các lỗi hệ thống, theo cách nói quen thuộc của các nhà khoa học hay chính trị gia.
3) Thực trạng đất nước
a) Thực tế xây dựng đất nước trong gần nửa thế kỷ qua đã dạy chúng ta một bài học đắt giá: chỉ trong vòng mười năm sau ngày thống nhất Tổ quốc, đất nước đã có giai đoạn đứng trên bờ vực sụp đổ, buộc chúng ta phải chấp nhận nhìn thẳng vào những thất bại gây nên do những lỗi lầm hệ thống tich luỹ trong quản lý kinh tế xã hội, từ đó mới có công cuộc đổi mới mà nhờ đó đất nước đã vượt qua khủng hoảng để hồi sinh trong thập kỷ 1990.
Ngày nay, éo le lịch sử lại đặt thế hệ chúng ta đứng trước tình huống tương tự như 35 năm trước (1986). Bên cạnh những thành tựu bắt nguồn từ đổi mới, trong khoảng 15 năm gần đây đã xuất hiện nhiều sai lầm, thất bại nghiêm trọng, đưa đất nước đến những cuộc khủng hoảng kéo dài và không lối thoát. Những gì tích cực được đổi mới sau 1986 đem lại đều đã đạt tới giới hạn. Nhiều lỗi hệ thống ở tầng sâu trước đây còn khuất nay đã lộ diện rất rõ ràng, toàn dân ai ai cũng biến.
Điều đó buộc chúng ta phải có sự lựa chọn mới: Hoặc tiếp tục làm ngơ với các sai lầm và lỗi hệ thống đó, chấp nhận đối mặt với nguy cơ đất nước ngày càng trì trệ, đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng khó khăn, khủng hoảng toàn diện trên mọi lĩnh vực kinh tế xã hội.
Hoặc chúng ta chịu đau giải phẫu và cắt bỏ những căn bệnh đã trở thành ung thư ủ sẵn trong cơ thể từ nhiều thế hệ trước, và dũng cảm thay đổi tư duy một lần nữa, mở ra một thời kỳ khai sáng mới, xứng đáng với truyền thống của cha ông chúng ta, của dân tộc Việt Nam ta và không thẹn với những hy sinh mất mát to lớn của cả dân tộc qua mấy chục năm chiến tranh tàn khốc.
b) Một số sai lầm hệ thống nghiêm trọng
- Sai lầm hệ thống trong lĩnh vực chính trị: Có thể nói hầu hết những gì khó khăn, bê bối, trì trệ, suy thoái, hư hỏng, kéo dài trong mấy chục năm qua, suy cho cùng, có nguồn gốc liên quan tới những khuyết tật hệ thống của thể chế độc đảng, cho nên sẽ khó có hy vọng khắc phục triệt để nếu không loại bỏ những lỗi hệ thống đó. Bản thân đồng chí Tổng bí thư và Ban chấp hành trung ương Đảng cũng đã nhiều lần khẳng định suy thoái biến chất đã diễn ra ở một bộ phận không nhỏ đảng viên giữ vị trí cao trong bộ máy quyền lực, ảnh hưởng nghiêm trọng đến niềm tin của dân. Nói như dân gian: nhà dột từ nóc.
Nguyên nhân của sai lầm hệ thống trên là do quyền lực tập trung quá đáng mà không có cơ chế kiểm soát hữu hiệu, tiếng là thể chế dân chủ nhưng nặng về dân chủ hình thức, luật pháp không nghiêm minh, khiến tham nhũng, tội phạm có điều kiện hoành hành cả ở những nơi lẽ ra phải gương mẫu và trong sạch nhất.
Bộ máy hành chính được cải cách nhiều lần, nhưng ngày càng đồ sộ, hiện tượng quan liêu, xa dân, hành dân là chính chậm được khắc phục. Nhiều người trong bộ máy không ngớt rao giảng đạo đức mà thật ra lối sống đồi truỵ, chỉ chăm chăm lợi dụng chức quyền mưu lợi vinh thân phì gia.
Với một nền quốc trị như thế, trách sao văn hoá, đạo đức xã hội không ngày một suy đồi, các bản tin hàng ngày dày đặc những vụ lừa đảo, trộm cắp, chém giết nhau mất hết tính người.
Thật đau xót khi nghĩ tới một xã hội cách đây chưa lâu từng được ca ngợi nghèo nhưng vẫn giữ được phẩm cách, nay đầy rẫy những cảnh xa xỉ lố lăng, gian dối, xảo trá, thiếu tự trọng dân tộc. Cho nên sửa đổi Hiến pháp đi đôi với tự do dân chủ, chỉnh đốn bộ máy chính quyền, thay đổi cơ bản ở tầng sâu chính trị nhằm sửa sai hệ thống là yêu cầu khẩn thiết hiện nay và cần thực hiện bằng được mới mong có thể lấy lại niềm tin đang mất dần của dân.
- Sai lầm hệ thống trong lĩnh vực kinh tế: Trong gần 70 năm (1954-2021) mải mê phát triển kinh tế dựa vào tài nguyên thiên nhiên và lao động giá rẻ, lấy doanh nghiệp nhà nước làm chủ đạo, xây dựng các tập đoàn chủ chốt dựa trên độc quyền và bao cấp của Nhà nước chứ không dựa trên cơ sở cạnh tranh lành mạnh, trong khi thực hiện các cải cách văn hoá, giáo dục, khoa học sai lầm khiến các lĩnh vực kinh tế đều sa sút nghiêm trọng, chỉ tăng về lượng trong khi sa sút nghiêm trọng về chất. Đến nay cả xã hội đã rõ mô hình kinh tế XHCN hiện nay không thể tiếp tục.
Tai hại là đường lối phát triển kinh tế thiển cận đó được thực thi trên nền một tảng thể chế lỏng lẻo bị thao túng bởi hàng nghìn, hàng vạn nhóm lợi ích từ Trung ương xuống các tổ dân phố, khiến tham nhũng, lộng quyền và thiếu dân chủ đã trở thành hiện tượng phổ biến của xã hội Viêt Nam hiện nay. Nếu không đủ quyết tâm trừ diệt tận gốc lỗi hệ thống này mà cứ để những căn bệnh này ăn sâu vào xương tuỷ xã hội thì không mong gì những kế hoạch khôi phục và phát triển kinh tế có thể thực hiện có hiệu quả.
- Sai lầm hệ thống trong lĩnh vực văn hoá, giáo dục, xã hội: Không phải không có cơ sở mà ngay trong chế độ thực dân hà khắc, Phan Chu Trinh đã khởi xướng cứu nước bằng đường lối “khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh”. Sự xuống cấp ở đây thấm thía từng ngày, chưa bao giờ người dân bình thường cảm thấy cuộc sống bất an như lúc này. Đường sá, phương tiện giao thông thiếu an toàn, bệnh viện quá tải thê thảm, rõ nhất là trong đại dịch Covid trong 2 năm qua. Thực phẩm độc hại tràn lan, trường học cũng không yên tĩnh, đành rằng tất cả đều có phần hệ quả trực tiếp của những sai lầm hệ thống nói trên về chính trị, kinh tế. Tuy nhiên, ở đây cũng cần nhận rõ có cả những sai lầm hệ thống rất nghiêm trọng ngay trong các lĩnh vực văn hoá, khoa học, giáo dục, y tế, xã hội.
Có thể khẳng định sai lầm hệ thống lớn nhất trong lĩnh vực giáo dục là đã đi lạc ra ngoài con đường chung của thế giới, kìm hãm thế hệ trẻ trong nền giáo dục dạy người dân chỉ biết ngoan ngoãn vâng lời chính quyền mà ngay từ thời phong kiến, vua Minh Mạng triều Nguyễn đã từng nghiêm khắc lên án nó là nguyên nhân khiến “nhân tài trong nước ngày một kém đi” (“Việt Nam sử lược” của Trần Trọng Kim, trang 463). Nghịch lý lạ lùng là không ở đâu và chưa bao giờ người thầy bị rẻ rúng, coi thường như ở đất nước VN hiện nay, nơi mà từ xa xưa đã có truyền thống tôn kính thầy. Thậm chí người ta còn đề nghị vứt bỏ những chữ “Tiên học lễ, Hậu học văn” hay “Tôn sư Trọng đạo”…
Nguyên nhân của sai lầm hệ thống trên là do quyền lực tập trung quá đáng mà không có cơ chế kiểm soát hữu hiệu, tiếng là thể chế dân chủ nhưng nặng về dân chủ hình thức, luật pháp không nghiêm minh, khiến tham nhũng, tội phạm có điều kiện hoành hành cả ở những nơi lẽ ra phải gương mẫu và trong sạch nhất.
Bộ máy hành chính được cải cách nhiều lần, nhưng ngày càng đồ sộ, hiện tượng quan liêu, xa dân, hành dân là chính chậm được khắc phục. Nhiều người trong bộ máy không ngớt rao giảng đạo đức mà thật ra lối sống đồi truỵ, chỉ chăm chăm lợi dụng chức quyền mưu lợi vinh thân phì gia.
Với một nền quốc trị như thế, trách sao văn hoá, đạo đức xã hội không ngày một suy đồi, các bản tin hàng ngày dày đặc những vụ lừa đảo, trộm cắp, chém giết nhau mất hết tính người.
Thật đau xót khi nghĩ tới một xã hội cách đây chưa lâu từng được ca ngợi nghèo nhưng vẫn giữ được phẩm cách, nay đầy rẫy những cảnh xa xỉ lố lăng, gian dối, xảo trá, thiếu tự trọng dân tộc. Cho nên sửa đổi Hiến pháp đi đôi với tự do dân chủ, chỉnh đốn bộ máy chính quyền, thay đổi cơ bản ở tầng sâu chính trị nhằm sửa sai hệ thống là yêu cầu khẩn thiết hiện nay và cần thực hiện bằng được mới mong có thể lấy lại niềm tin đang mất dần của dân.
- Sai lầm hệ thống trong lĩnh vực kinh tế: Trong gần 70 năm (1954-2021) mải mê phát triển kinh tế dựa vào tài nguyên thiên nhiên và lao động giá rẻ, lấy doanh nghiệp nhà nước làm chủ đạo, xây dựng các tập đoàn chủ chốt dựa trên độc quyền và bao cấp của Nhà nước chứ không dựa trên cơ sở cạnh tranh lành mạnh, trong khi thực hiện các cải cách văn hoá, giáo dục, khoa học sai lầm khiến các lĩnh vực kinh tế đều sa sút nghiêm trọng, chỉ tăng về lượng trong khi sa sút nghiêm trọng về chất. Đến nay cả xã hội đã rõ mô hình kinh tế XHCN hiện nay không thể tiếp tục.
Tai hại là đường lối phát triển kinh tế thiển cận đó được thực thi trên nền một tảng thể chế lỏng lẻo bị thao túng bởi hàng nghìn, hàng vạn nhóm lợi ích từ Trung ương xuống các tổ dân phố, khiến tham nhũng, lộng quyền và thiếu dân chủ đã trở thành hiện tượng phổ biến của xã hội Viêt Nam hiện nay. Nếu không đủ quyết tâm trừ diệt tận gốc lỗi hệ thống này mà cứ để những căn bệnh này ăn sâu vào xương tuỷ xã hội thì không mong gì những kế hoạch khôi phục và phát triển kinh tế có thể thực hiện có hiệu quả.
- Sai lầm hệ thống trong lĩnh vực văn hoá, giáo dục, xã hội: Không phải không có cơ sở mà ngay trong chế độ thực dân hà khắc, Phan Chu Trinh đã khởi xướng cứu nước bằng đường lối “khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh”. Sự xuống cấp ở đây thấm thía từng ngày, chưa bao giờ người dân bình thường cảm thấy cuộc sống bất an như lúc này. Đường sá, phương tiện giao thông thiếu an toàn, bệnh viện quá tải thê thảm, rõ nhất là trong đại dịch Covid trong 2 năm qua. Thực phẩm độc hại tràn lan, trường học cũng không yên tĩnh, đành rằng tất cả đều có phần hệ quả trực tiếp của những sai lầm hệ thống nói trên về chính trị, kinh tế. Tuy nhiên, ở đây cũng cần nhận rõ có cả những sai lầm hệ thống rất nghiêm trọng ngay trong các lĩnh vực văn hoá, khoa học, giáo dục, y tế, xã hội.
Có thể khẳng định sai lầm hệ thống lớn nhất trong lĩnh vực giáo dục là đã đi lạc ra ngoài con đường chung của thế giới, kìm hãm thế hệ trẻ trong nền giáo dục dạy người dân chỉ biết ngoan ngoãn vâng lời chính quyền mà ngay từ thời phong kiến, vua Minh Mạng triều Nguyễn đã từng nghiêm khắc lên án nó là nguyên nhân khiến “nhân tài trong nước ngày một kém đi” (“Việt Nam sử lược” của Trần Trọng Kim, trang 463). Nghịch lý lạ lùng là không ở đâu và chưa bao giờ người thầy bị rẻ rúng, coi thường như ở đất nước VN hiện nay, nơi mà từ xa xưa đã có truyền thống tôn kính thầy. Thậm chí người ta còn đề nghị vứt bỏ những chữ “Tiên học lễ, Hậu học văn” hay “Tôn sư Trọng đạo”…
Kết luận chung: Những phân tích và dẫn chứng trên cho thấy đất nước nói chung, nền kinh tế nước ta nói riêng đang có những sai lầm hệ thống nghiêm trọng. Nguyên nhân lớn nhất là sự can thiệp, tác động thiếu cơ sở khoa học của nhà nước, đi ngược lại các quy luật phát triển khách quan của xã hội loài người nói chung và của nền kinh tế nói riêng. Có thể nói đất nước và nền kinh tế đã phát triển chệch mục tiêu, cơ cấu hỏng, vận hành sai và điều khiển tồi.
4) Làm gì khi “hệ thống” có sai lầm ?
Việc đầu tiên là các nhà lãnh đạo quốc và mỗi người dân đều phải khẳng định chúng ta đang có những ‘sai lầm hệ thống” hay “lỗi hệ thống” nghiêm trọng.
Nếu mỗi chúng ta đều tin rằng đang có những ‘sai lầm hệ thống” hay “lỗi hệ thống” nghiêm trọng thì tất yếu sẽ dẫn tới suy nghĩ phải thay đổi “cơ bản, toàn diện và hệ thống” chứ không thể sửa đổi, tái cơ cấu, tái cấu trúc kiểu chắp vá như hiện nay.
Vì hệ thống gồm các mục tiêu, các phần tử và kết cấu nên thay đổi “cơ bản, toàn diện và hệ thống” phải bắt đầu từ thay đổi mục tiêu phát triển, thay đổi chức năng nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của các cơ quan quản lý nhà nước, quản lý xã hội, và thay đổi các cách thức liên kết, trao đổi giữa các thể chế và người dân trong xã hội.
Không thể duy trì mãi tình trạng loài người không ngừng tiến tới tự do, văn minh, dân chủ trong khi chúng ta cứ kiên trì, mãi mãi đi theo con đường ngược lại.
Việc đầu tiên là các nhà lãnh đạo quốc và mỗi người dân đều phải khẳng định chúng ta đang có những ‘sai lầm hệ thống” hay “lỗi hệ thống” nghiêm trọng.
Nếu mỗi chúng ta đều tin rằng đang có những ‘sai lầm hệ thống” hay “lỗi hệ thống” nghiêm trọng thì tất yếu sẽ dẫn tới suy nghĩ phải thay đổi “cơ bản, toàn diện và hệ thống” chứ không thể sửa đổi, tái cơ cấu, tái cấu trúc kiểu chắp vá như hiện nay.
Vì hệ thống gồm các mục tiêu, các phần tử và kết cấu nên thay đổi “cơ bản, toàn diện và hệ thống” phải bắt đầu từ thay đổi mục tiêu phát triển, thay đổi chức năng nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của các cơ quan quản lý nhà nước, quản lý xã hội, và thay đổi các cách thức liên kết, trao đổi giữa các thể chế và người dân trong xã hội.
Không thể duy trì mãi tình trạng loài người không ngừng tiến tới tự do, văn minh, dân chủ trong khi chúng ta cứ kiên trì, mãi mãi đi theo con đường ngược lại.
Ảnh GS Hoàng Tụy và bác Tạ Đình Thính.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét