NGOÀI VIẾT RA, CHÚNG TA CÓ THỂ LÀM GÌ?
FB Hồng Thái Hoàng - Thử đặt mình vào vị trí của người hàng xóm trong vụ bé gái 8 tuổi bị bạo hành để thấy nếu mình là họ mình có thay đổi được gì ko?Nhà mình cũng ở chung cư, nên việc nghe tiếng khóc của trẻ nhà bên là chuyện bình thường nhưng nghe là nghe tiếng khóc, biết rõ ràng là tiếng khóc chứ nói là khẳng định biết bé bị đánh vì bạo hành thực sự rất khó.
Con mình cũng hay khóc lắm, khóc bất kể ngày đêm, có lần khóc đến mức mình tưởng phải cho vô viện xem thế nào... và hàng xóm cũng phải chạy sang hỏi. Song có 1 lần duy nhất hàng xóm hỏi thôi vì ai cũng nghĩ trẻ con khóc là bình thường. Giả dụ việc con mình khóc là do mình đánh thì cũng chả ai nghĩ ra được thế.. ai mà nghĩ rằng mình sẽ đánh con chứ.. Thế nên việc xác định hàng xóm biết rõ bé đó bị bạo hành là ko đúng, chỉ có thể đoán..
Nhưng đoán rồi thì sẽ làm gì? Sang gõ cửa hỏi? Đương nhiên người cha và dì ghẻ kia sẽ chối, đứa bé cũng sợ mà ko dám nói thật, vết thương lại không ở mặt mũi hay nơi nào có thể thấy rõ thì đành về thôi chứ làm gì nữa.. ?
Hay gọi các cơ quan tổ chức như Hội bảo vệ trẻ em? Đã ai đã thử gọi bao giờ chưa để biết họ xử lý như thế nào? Còn mình đã từng gọi từ hồi 7 năm trước khi còn ở trong SG. Đó là khi lần đầu mình thấy mấy đứa trẻ bị ép đi xin ăn, mình đã tìm số trên google và gọi. Mọi người biết họ nói gì không? Họ nói sẽ tìm hiểu xem xét sau đó thì im luôn, thậm chí không cả hỏi tên mình hay cách liên lạc với mấy đứa trẻ kia?
Thế gọi công an à? Dạ thưa các bạn, mình cũng đã gọi 113 rất nhiều. Đó là những lần thấy cảnh đánh nhau rất dã man trên phố, mình nói địa chỉ rõ ràng nhưng kết cục là: họ nói mình hãy gọi cho công an phường và chưa 1 lần nào họ tới.
Gần đây nhất bạn mình bị bạo hành, chồng cô ấy đánh cô ấy rất khủng khiếp giữa phố, cô ấy đã phải báo công an. Các bạn muốn biết kết quả không? Sau 1 hồi nói chuyện thì công an cho anh ta về nhà còn chị bạn mình phải sống chui lủi trốn tránh. Chị ấy bị đánh suốt 30 năm rồi đấy nhưng chưa lúc nào được công an bảo vệ?
Rồi mọi người còn nhớ vụ 1 tài xế xe khách cứu đứa trẻ lang thang ở quốc lộ và đã bị án 2 năm tù dù bao nhiêu người làm chứng anh ta không bắt cóc trẻ em mà là cứu giúp nó?
Vậy nếu là người hàng xóm đó, khi bạn không hề nhìn thấy tận mắt bé bị đánh mà chỉ nghe tiếng khóc... thì bạn nghĩ bạn nghĩ cơ quan nào sẽ tiếp nhận báo cáo của bạn?
Thử đứng ở vị trí của họ thay vì phán xét.
Để có lỗi thì cả xã hội này có lỗi, họ im lặng khi chính bản thân họ bị tước mất quyền công dân, cái quyền bầu cử, quyền biểu tình... Ai cũng có lỗi nên chế độ độc tài mới tồn tại được... Và khi nó tồn tại, thì bất công chắc chắn phải tồn tại... Bất công ở đây là chỉ khi đứa trẻ chết công an và các tổ chức mới vào cuộc thôi... Đừng mơ họ sẽ giúp đứa trẻ kia .. khi nó mới chỉ bị đánh vài roi... Họ sẽ coi đó là dạy dỗ bình thường...
Và cũng đừng mơ họ sẽ giúp người mẹ đòi quyền thăm con... Ai chả biết rõ điều đó.. Nhà mình chính chủ giấy tờ rõ ràng còn bị cướp. Bạn nghĩ sao công an Việt Nam lại làm những việc họ không có quyền lợi gì? Hoặc giả dụ vài công an tốt muốn làm thì làm như thế nào? Luật có cho phép đưa con cái ra khỏi bố mẹ khi chúng bị bạo hành có không? Viện kiểm soát có khởi tố bố mẹ vì vài trận đòn không?
Pháp luật Việt Nam nó thế, bạn thử nghĩ kỹ đi. Bạn trách hàng xóm thì bạn đã có thể làm gì nếu bạn là họ?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét