Nỗi niềm của một người xa xứ thương nhớ nơi quê nhà
Tôi lớn lên trong lời ru à ơi êm ái của bà ngoại, tiếng võng kẻo kẹt như hoà âm theo nhịp điệu trầm buồn ầu ơ... đèn Sài Gòn ngọn xanh, ngọn đỏ , đèn Mỹ Tho ngọn tỏ ngọn lu anh dề học lấy chữ nhu, chín trăng em đợi mười thu em chờ giữa buổi trưa hè nghe buồn, não nuột.Tôi lớn lên theo tiếng hát của má tôi, người phụ nữ miền sông nước Cần Thơ , người đàn bà Việt Nam chịu thương, chịu khó và phải chịu luôn số phận hẩm hiu cô quạnh một mình giữa chợ đời tần tảo nuôi con. Khác bà ngoại ở cái chỗ bà ngoại ru, má tôi hát những đồi hoa sim, chiều mưa biên giới, mưa nữa đêm, người đi đi ngoài phố chiều nắng tắt bên sông .vv.. , tới cái bài sầu lẻ bóng là tôi ngủ mất tiêu, nên không biết rằng cứ tới bài này má tôi hát dở lắm vì bà mắc ... khóc.
Tôi lớn lên với những bài anh đi chiến dịch xa vời ..., chiến sỉ vô danh , những ngày xưa thân ái , tôi tiễn anh lên đường vv..vv ,,,và rất nhiều bài hát về lính của chú , cậu và dì tôi...
Tôi lớn lên với Serenade , tình hoài hương , Quê nghèo , bên cầu biên giới , trở về mái nhà xưa vv..vv. Cái này là ảnh hưởng giòng máu lãng mạn của ông già tui đây
Và tôi lớn lên vào cái thời nhạc Pháp du nhập vào VN . Nên ảnh hưởng phần lớn của Christophe , Art Sullivan , LoBo , Carpenters vv...vv
Nói tóm lại suốt chặng đường từ nhỏ đến 15, 16 tuổi , nếu nói về nhạc tôi biết rất nhiều nhưng chỉ chuộng thể loại tiền chiến hay nhạc ngoại quốc , không để ý đến nhạc lính , nhạc sến hay dân ca gì đó.
Nhất là cải lương , má tui mê Thanh Nga lắm , hồi nhỏ có tuồng nào mới là dẫn đi . Mà trời ơi mới mở màn quay qua là thấy tui đã ngáy o o. Tới chừng vãng tuồng , trống đánh tùng tùng là tui thức dậy , riết má tui bực mình , cho ở nhà ngủ nghe con.
Và tôi lớn lên theo cái thăng trầm của đất nước .
Cái gì mất rồi mới thấy tiếc , mới thấy quý . Biết trân trọng thì đã muộn rồi.
Mất mát lớn nhất cuộc đời tôi là khi mất bà ngoại , rồi mất mẹ . Ở cái tuổi đẹp nhất của một đời người , từ nay tiếng ru của ngoại , tiếng hát của má chỉ còn trong ký ức , thêm một lần nữa không còn được nghe tiếng hát Sĩ Phú , Duy Trác , Thái Thanh,Khánh Ly , v..vv khi mất cái tên ... Sài Gòn.
5 năm , 10 năm sống lặng lẻ chung quanh cơm áo gạo tiền. Có khi nhớ quá . Thèm nghe lại những âm thanh ngày cũ. Ôm cái radio nghe lén đài VOA, hay BBC , khóc nức nở khi nghe lại giọng cô Lệ Thu bài Thuyền viễn xứ . Tiếng cô Khánh Ly đêm nhớ về Saigon v..v..
Tôi lớn lên trải dài theo năm tháng của giòng đời ngược xuôi, xoáy tròn theo cơn lốc , theo vận nước nổi trôi , có một lần về quê , ngồi giữa đêm trăng lạnh chợt nghe đâu đó ai mở tuồng cải lương , tiếng hạc trong trăng , chợt thấy lòng mình chùng xuống , chợt nhớ nụ cười hiếm hoi của má tôi khi coi tuồng này ...con nợ má một lời xin lỗi , con chưa làm gì cho má vui , má đã bỏ con mà đi.
Tự nhiên tôi thích. coi lại những tuồng cải lương hồi xưa , thich nghe những bài vọng cổ tôi thường không ưa. Tôi ru con ngủ bằng những điệu ru ngày xưa ngoại vẫn dỗ dành , tôi hát những bài dân ca còn mượt mà hơn những bản tình ca của Christophe . Có khi nào vì chúng ta đã già hơn rồi nhỉ , hay vì thời cuộc đổi thay , nên mình thay đổi
Tôi lớn lên với 20 năm nội chiến từng ngày , nhưng chưa cảm thông được với Tình thư của lính , 24 giờ phép , Anh không chết đâu em , Chiều trên phá Tam Giang , Xuân này con không về .vv..v,,v
Tôi lớn lên với 20 năm nội chiến từng ngày , nhưng chưa cảm thông được với Tình thư của lính , 24 giờ phép , Anh không chết đâu em , Chiều trên phá Tam Giang , Xuân này con không về .vv..v,,v
Nhưng không biết tự bao giờ , tôi thuộc hết hầu như các bài về lính , hầu hết là của Nhật Trường , Duy Khánh . Sau này có phong trào hát karaoke nhóm bạn chơi thân đã ngạc nhiên khi thấy ai bấm bài nào tui xơi tái bài đó , nhất là nhạc lính.
Ê sao tao nhớ hồi đó mày đâu thích mấy bài này sao giờ hát sành điệu vậy trời
Phải cám ơn thằng cha bán kẹo kéo , ngày nào cũng đứng trước cửa nhà tao , mở mấy cái băng Tuấn Vũ , Nhật Trường hát riết tao thuộc luôn.
Cả đám cười quá trời , mày đúng thượng vàng hạ cám . Từ nhạc thính phòng , nhạc sang , nhạc sến , du ca , tiền chiến , Trinh công Sơn gì làm nốt , còn nhớ hát nhạc Pháp không mày , nhớ chứ , nói như sáo thì tao quên , chứ đưa bài hát là a lê quất liền à
Tôi lớn lên và bình yên nơi xứ người , từ đây đã có thể nghe hết những bài mình yêu thích của một thời thèm nghe đến phát điên , đã có thể đọc được những bài văn , thơ yêu thích không sợ ai phê bình , cấm cản.
Tôi lớn lên và bình yên nơi xứ người , từ đây đã có thể nghe hết những bài mình yêu thích của một thời thèm nghe đến phát điên , đã có thể đọc được những bài văn , thơ yêu thích không sợ ai phê bình , cấm cản.
Nhưng bạn ơi tại sao... bây giờ mỗi lần nghe ... còn thương rau đắng mọc sau hè của Bắc Sơn hay dạ cổ hoài lang là mình lại rơi nước mắt . Mỗi lần xem lại Asia với những tình khúc của lính mình lại buồn nỗi buồn mênh mang , và cứ khóc theo Thanh Lan với anh không chết đâu anh người anh hùng mũ đỏ tên Đương ...
Tại sao bây giờ nghe lại những bài nhạc sang trọng , quý phái thể hiện của một thời là đằng cấp vẫn nghe hay , vẫn rung động nhưng không thể len sâu vào tận đáy tâm hồn , hay chạm được vào nỗi niềm của một người xa xứ thương nhớ nơi quê nhà.
Chưa bao giờ nghe bài tình hoài hương nó thấm thía đến như vậy, có phải năm tháng đã bào mòn đi hoài bảo của tuổi trẻ, đã in hằn những vết thương lòng trên vầng trán của chúng ta.
Và có phải chúng ta đã quá mệt mỏi với quán trọ trần gian này, muốn nằm xuống chiếc ghế nghĩ ngơi để gặm nhắm những ký ức của một thời đã qua.
Bạn ơi có phải chúng ta đã già rồi không nhỉ. ......?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét