Lý do Nam Phi bỏ truy vết người tiếp xúc với F0
25/12/2021 Nam Phi tuyên bố chấm dứt việc truy vết những người đã tiếp xúc với ca mắc Covid-19 vì giới chức nước này tin rằng hầu hết người dân đã phơi nhiễm với virus. “Tất cả việc truy vết sẽ dừng lại ngay lập tức”, lãnh đạo cơ quan y tế Nam Phi Sandile Buthelezi cho biết, theo AFP ngày 25/12. Điều này bao gồm việc cho phép những người có kết quả xét nghiệm dương tính nhưng không có triệu chứng được tụ tập với những người khác, miễn là họ đeo khẩu trang và giữ khoảng cách, theo New York Times.Nam Phi tuyên bố ngừng việc truy vết người tiếp xúc với ca mắc Covid-19. Ảnh: New York Times.
Trong một thông tư gửi các quan chức địa phương, ông Buthelezi cho biết chính phủ hiện chuyển sang một chiến lược giảm thiểu, nhấn mạnh đến việc tự giám sát và các biện pháp như đeo khẩu trang và giãn cách xã hội.
Ông Buthelezi cho biết “tỷ lệ người dân có khả năng miễn dịch chống lại lây nhiễm và đã được tiêm chủng là cao”. “Các chiến lược ngăn chặn không còn phù hợp nữa, giảm thiểu là chiến lược khả thi duy nhất. Điều này đặc biệt đúng với các biến chủng mới, dễ lây lan hơn như Omicron”.
Các ngoại lệ sẽ được áp dụng đối với các cơ sở khép kín như nhà tù và trường học, cũng như những ổ dịch nghiêm trọng.
Với dữ liệu cho thấy ca nhiễm Omicron sẽ ít nghiêm trọng, chính phủ Nam Phi cũng đã bỏ các hạn chế cách ly, trừ các ca mắc có triệu chứng.
Điều này bao gồm việc cho phép những người có kết quả xét nghiệm dương tính nhưng không có triệu chứng được tụ tập với những người khác, miễn là họ đeo khẩu trang và giữ khoảng cách, theo New York Times.
Những người tiếp xúc với ca mắc được khuyến khích theo dõi các triệu chứng và đi xét nghiệm. Nếu không, họ nên tránh những nơi đông người, đảm bảo đeo khẩu trang và tuân thủ các quy tắc về khoảng cách trong 5-7 ngày.
Nếu họ xuất hiện các triệu chứng và cho kết quả dương tính, họ nên cách ly trong 10 ngày. Sau đó, họ có thể tiếp tục các hoạt động như bình thường mà không cần xét nghiệm nếu đã hồi phục.
Ông Buthelezi cho biết “tỷ lệ người dân có khả năng miễn dịch chống lại lây nhiễm và đã được tiêm chủng là cao”. “Các chiến lược ngăn chặn không còn phù hợp nữa, giảm thiểu là chiến lược khả thi duy nhất. Điều này đặc biệt đúng với các biến chủng mới, dễ lây lan hơn như Omicron”.
Các ngoại lệ sẽ được áp dụng đối với các cơ sở khép kín như nhà tù và trường học, cũng như những ổ dịch nghiêm trọng.
Với dữ liệu cho thấy ca nhiễm Omicron sẽ ít nghiêm trọng, chính phủ Nam Phi cũng đã bỏ các hạn chế cách ly, trừ các ca mắc có triệu chứng.
Điều này bao gồm việc cho phép những người có kết quả xét nghiệm dương tính nhưng không có triệu chứng được tụ tập với những người khác, miễn là họ đeo khẩu trang và giữ khoảng cách, theo New York Times.
Những người tiếp xúc với ca mắc được khuyến khích theo dõi các triệu chứng và đi xét nghiệm. Nếu không, họ nên tránh những nơi đông người, đảm bảo đeo khẩu trang và tuân thủ các quy tắc về khoảng cách trong 5-7 ngày.
Nếu họ xuất hiện các triệu chứng và cho kết quả dương tính, họ nên cách ly trong 10 ngày. Sau đó, họ có thể tiếp tục các hoạt động như bình thường mà không cần xét nghiệm nếu đã hồi phục.
https://zingnews.vn/ly-do-nam-phi-bo-truy-vet-nguoi-tiep-xuc-voi-f0-post1285550.html
Nam Phi chuyển chiến lược ứng phó COVID-19 từ ngăn chặn sang giảm thiểu.
Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân COVID-19 tại bệnh viện ở Pretoria, Nam Phi. Ảnh: AFP/TTXVN
Nam Phi hiện dẫn đầu châu Phi về số ca tử vong do đại dịch COVID-19 cũng như tỷ lệ tiêm chủng để phòng bệnh này. Các biện pháp ứng phó dịch COVID-19 của Chính phủ Nam Phi đã được cộng đồng quốc tế theo sát, sau khi nước này là một trong những quốc gia tuyên bố Omicron là biến thể dễ lây lan hơn các biến thể trước đây của virus SARS-CoV-2. Trong một thông báo ngày 24/12, Nam Phi cho biết nước này quyết định chuyển chiến lược ứng phó COVID-19 từ ngăn chặn sang giảm thiểu.
Theo Bộ Y tế Nam Phi, những người dân nước này sẽ không cần phải cách ly hay xét nghiệm, nếu họ không biểu hiện triệu chứng của bệnh COVID-19 sau khi tiếp xúc với người mắc bệnh này. Tuy nhiên, họ nên theo dõi tình hình sức khỏe của bản thân trong 5-7 ngày và tránh tham dự các sự kiện quy mô lớn. Bộ trên nêu rõ chỉ những người đã có biểu hiện triệu chứng bệnh mới cần phải xét nghiệm. Họ sẽ phải cách ly trong 8 ngày, trong khi thời gian cách ly đối với các trường hợp bệnh nặng là 10 ngày. Những người này sẽ cách ly tại nhà, do các cơ sở cách ly khác sẽ được dỡ bỏ. Công tác truy vết tiếp xúc cũng sẽ không cần thiết thực hiện, ngay cả khi bùng phát các ổ dịch.
Phát biểu với truyền thông Nam Phi, Thứ trưởng Y tế Sibongiseni Dhlomo cho biết quyết định trên được đưa ra "dựa trên khuyến cáo của các nhà khoa học rằng các biện pháp phòng dịch trước đây không còn nhiều tác động". Tuy nhiên, ông cũng nhấn mạnh quy định về giãn cách xã hội và đeo khẩu trang vẫn tiếp tục được duy trì.
Thứ trưởng Dhlomo nêu rõ các cơ sở dẫn đến quyết định trên bao gồm: sự xuất hiện của các biến thể có khả năng lây nhiễm cao như Omicron; ước tính rằng ít nhất 60% dân số Nam Phi đã có kháng thể do được tiêm chủng hoặc do đã mắc COVID-19 và những thông tin mới như tỷ lệ những trường hợp không có triệu chứng là rất cao, trong khi tỷ lệ các trường hợp được chẩn đoán lại thấp. Theo ông, tỷ lệ tiêm chủng của Nam Phi hiện là 66% ở những người trên 60 tuổi và 63% ở những người 50-59 tuổi.
Trong một bài phát biểu trước thềm Giáng sinh, Phó Tổng thống David Mabuza nhấn mạnh Nam Phi đã đi một chặng đường dài kể từ khi dịch bệnh bùng phát. Ông nêu rõ: "Chúng ta đã tiến gần hơn đến việc giành lại cuộc sống bình thường của mình”. Ngoài ra, ông cũng khuyến khích mọi người đi tiêm chủng ngừa COVID-19.
Hiện Nam Phi vẫn đang áp đặt mức thấp nhất trong thang biện pháp phòng dịch 5 cấp độ. Tuy biến thể Omicron đã khiến số ca bệnh ở nước này gia tăng đáng kể, nhưng số người phải nhập viện điều trị và số ca tử vong không cao như những đợt bùng phát dịch trước đó.
Trong ngày 23/12, Nam Phi ghi nhận 21.157 ca mắc mới COVID-19, nâng tổng số ca bệnh lên 3,37 triệu trường hợp kể từ khi đại dịch bùng phát. Nước này cũng có thêm 75 trường hợp tử vong. Trong ngày 24/12, Nam Phi cũng bắt đầu triển khai tiêm liều tăng cường vaccine ngừa COVID-19 cho người dân. Dịch bệnh đã lên tới đỉnh điểm ở trung tâm thương mại của nước này - tỉnh Gauteng, địa phương đầu tiên của Nam Phi phát hiện ca nhiễm biến thể Omicron. Trong khi đó, đà lây nhiễm cũng đã chậm lại ở 3 tỉnh khác của nước này.
Nam Phi chuyển chiến lược ứng phó COVID-19 từ ngăn chặn sang giảm thiểu.
Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân COVID-19 tại bệnh viện ở Pretoria, Nam Phi. Ảnh: AFP/TTXVN
Nam Phi hiện dẫn đầu châu Phi về số ca tử vong do đại dịch COVID-19 cũng như tỷ lệ tiêm chủng để phòng bệnh này. Các biện pháp ứng phó dịch COVID-19 của Chính phủ Nam Phi đã được cộng đồng quốc tế theo sát, sau khi nước này là một trong những quốc gia tuyên bố Omicron là biến thể dễ lây lan hơn các biến thể trước đây của virus SARS-CoV-2. Trong một thông báo ngày 24/12, Nam Phi cho biết nước này quyết định chuyển chiến lược ứng phó COVID-19 từ ngăn chặn sang giảm thiểu.
Theo Bộ Y tế Nam Phi, những người dân nước này sẽ không cần phải cách ly hay xét nghiệm, nếu họ không biểu hiện triệu chứng của bệnh COVID-19 sau khi tiếp xúc với người mắc bệnh này. Tuy nhiên, họ nên theo dõi tình hình sức khỏe của bản thân trong 5-7 ngày và tránh tham dự các sự kiện quy mô lớn. Bộ trên nêu rõ chỉ những người đã có biểu hiện triệu chứng bệnh mới cần phải xét nghiệm. Họ sẽ phải cách ly trong 8 ngày, trong khi thời gian cách ly đối với các trường hợp bệnh nặng là 10 ngày. Những người này sẽ cách ly tại nhà, do các cơ sở cách ly khác sẽ được dỡ bỏ. Công tác truy vết tiếp xúc cũng sẽ không cần thiết thực hiện, ngay cả khi bùng phát các ổ dịch.
Phát biểu với truyền thông Nam Phi, Thứ trưởng Y tế Sibongiseni Dhlomo cho biết quyết định trên được đưa ra "dựa trên khuyến cáo của các nhà khoa học rằng các biện pháp phòng dịch trước đây không còn nhiều tác động". Tuy nhiên, ông cũng nhấn mạnh quy định về giãn cách xã hội và đeo khẩu trang vẫn tiếp tục được duy trì.
Thứ trưởng Dhlomo nêu rõ các cơ sở dẫn đến quyết định trên bao gồm: sự xuất hiện của các biến thể có khả năng lây nhiễm cao như Omicron; ước tính rằng ít nhất 60% dân số Nam Phi đã có kháng thể do được tiêm chủng hoặc do đã mắc COVID-19 và những thông tin mới như tỷ lệ những trường hợp không có triệu chứng là rất cao, trong khi tỷ lệ các trường hợp được chẩn đoán lại thấp. Theo ông, tỷ lệ tiêm chủng của Nam Phi hiện là 66% ở những người trên 60 tuổi và 63% ở những người 50-59 tuổi.
Trong một bài phát biểu trước thềm Giáng sinh, Phó Tổng thống David Mabuza nhấn mạnh Nam Phi đã đi một chặng đường dài kể từ khi dịch bệnh bùng phát. Ông nêu rõ: "Chúng ta đã tiến gần hơn đến việc giành lại cuộc sống bình thường của mình”. Ngoài ra, ông cũng khuyến khích mọi người đi tiêm chủng ngừa COVID-19.
Hiện Nam Phi vẫn đang áp đặt mức thấp nhất trong thang biện pháp phòng dịch 5 cấp độ. Tuy biến thể Omicron đã khiến số ca bệnh ở nước này gia tăng đáng kể, nhưng số người phải nhập viện điều trị và số ca tử vong không cao như những đợt bùng phát dịch trước đó.
Trong ngày 23/12, Nam Phi ghi nhận 21.157 ca mắc mới COVID-19, nâng tổng số ca bệnh lên 3,37 triệu trường hợp kể từ khi đại dịch bùng phát. Nước này cũng có thêm 75 trường hợp tử vong. Trong ngày 24/12, Nam Phi cũng bắt đầu triển khai tiêm liều tăng cường vaccine ngừa COVID-19 cho người dân. Dịch bệnh đã lên tới đỉnh điểm ở trung tâm thương mại của nước này - tỉnh Gauteng, địa phương đầu tiên của Nam Phi phát hiện ca nhiễm biến thể Omicron. Trong khi đó, đà lây nhiễm cũng đã chậm lại ở 3 tỉnh khác của nước này.
Thanh Phương (TTXVN)
https://baotintuc.vn/the-gioi/nam-phi-dieu-chinh-chien-luoc-chong-dich-covid19-20211224212616977.htm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét