KHỦNG KHIẾP
FB Võ Xuân Sơn - Những thông tin đang dần hé lộ. Mặc dù bộ kit test của Việt Á hoàn toàn chưa được WHO chấp nhận, thế nhưng Bộ khoa học và Công nghệ đã loan báo thông tin có cánh về bộ kit test này. Bao nhiêu CDC, bao nhiêu lãnh đạo các tỉnh đã phê duyệt để mua bộ kit test chưa được WHO phê duyệt này, dựa trên thông tin của Bộ Khoa học và Công nghệ? Tất nhiên, chuyện họ có ăn tiền lót tay hay không là chuyện khác. Nhưng tôi tin là họ chỉ chấp nhận ăn tiền lót tay của Việt Á khi họ biết nó phải an toàn. Tôi nghĩ rằng, dù họ có quyết định mua loại kit test nào, thậm chí mua bất cứ phương tiện chống dịch gì, thì cũng được lót tay cả.
Và, khi WHO chính thức thông báo chính thức không chấp nhận bộ kit test của Việt Á (LightPowerNASars-CoV-2 1stRT-rPCR Kit) vào tháng 10 năm 2020, thì Bộ Khoa học và Công nghệ, cũng như Bộ Y tế chẳng có thông báo nào cho các cơ sở đã mua kit test của Việt Á ngưng sử dụng, cũng như ngưng mua. Tôi tin là có nhiều nơi vẫn mua kit test của Việt Á sau thời điểm tháng 10 năm 2020.
Đường dây đang lộ dần. Thế ra, cái anh chàng Việt gì đó thực ra chỉ là con tốt, hay bất quá là kẻ thừa hành, một dạng thiên lôi được trả công. Và cả anh chàng Giám đốc CDC Hải Dương cũng vậy. Tôi tin là anh ấy không thể ăn một mình. Trên anh ta còn Sở Y tế, Ủy ban, Tỉnh ủy... Gan trời cũng không dám ăn một mình đâu.
Tôi vừa làm một bài tính. Nếu với doanh số 4.000 tỉ đồng, và giá 470.000 đ/1 kit test, thì tổng số test mà Việt Á bán ra trên thị trường là khoảng 8,5 triệu. Con số khá nhỏ so với tổng số kit test đã sử dụng (bao gồm cả test nhanh và test PCR) ở Việt nam.
Với cách hành xử của 2 bộ, Bộ Khoa học và Công nghệ, và Bộ Y tế, thì hàng trăm triệu kit còn lại có vấn đề gì không? Và vaccine nữa. Tại sao lại có vụ vaccine vừa mua đã hết date, phải gia hạn?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét