SGTT.VN - Sáu Tin xếp gọn mấy cái lờ, đoạn nói vọng xuống khoang dặn vợ dọn cơm. Tiện tay, anh treo hai cái đèn pin đội đầu bên mạn xuồng. Trăng nhô qua khỏi rặng bần, vợ chồng Sáu Tin buông đũa, khoắng mái chèo. Chiếc xuồng khẽ chòng chành rồi khuất hẳn sau mấy bụi dừa nước. Khắp mặt sông Tắc đoạn thuộc phường Trường Thạnh (quận 9) như dát bạc dưới ánh trăng, thi thoảng lại có tiếng lanh canh vòng sắt của lờ cá vọng lại.
Khi đêm xuống, trăng lên, Sáu Tin với chiếc xuồng máy bắt đầu đời “vạc đêm” trên dòng sông Tắc.
Như bao đêm, họ bắt đầu công việc của những người đánh cá cuối cùng ở phố thị Sài Gòn. Nghề này như con vạc ăn đêm…
Tiêu dao trời rộng sông dài
Không cần coi đồng hồ, Sáu Tin dư biết bây giờ chỉ mới đầu hôm. Đó là thời khắc rời chỗ ẩn náu để kiếm ăn của con cua, con tép, con cá đồng… Sự hiểu biết đó, theo Sáu Tin là từ 12 năm kinh nghiệm sống bằng nghề sông nước, dù tuổi đời của anh năm nay chỉ vừa 30. Chị Tiên, vợ anh bước ra mũi xuồng, vừa buông dây neo thì Sáu Tin đã xuống nước. Những chiếc lờ dài 10m, được anh thoăn thoắt cắm xuống lòng sông. Sau hai giờ đồng hồ ngụp lặn giữa dòng nước lạnh, vợ chồng anh đã đặt xong lờ bắt cá trên một đoạn dài 1,5km. Bên bồi hay bên lở đều có cơ hội kiếm cá như nhau, nên phải giăng lưới đồng đều.
Chừng như ưng ý vì đêm trăng đẹp lại có khách hứng cái thú tiêu dao, Sáu Tin cười hiền nói tên thiệt là Nguyễn Văn Tin, quê ở Gò Công Đông, Tiền Giang. Xuất thân từ vùng quê cũng đặc trưng sông nước, nên từ khi còn là thanh niên, anh đã theo chân sà lan cát đi khắp nơi kiếm kế mưu sinh. Mê sông, chuộng cái cảnh lênh đênh mà ngoài 20, sáu Tin vẫn chưa có người yêu. Một lần được người quen giới thiệu cô gái thợ may tên Tiên, thế là, mến cái nghĩa, cảm cái tình, rồi nên nghĩa vợ chồng. Đẻ con xong, cuộc sống khó khăn lại nhớ cái nghề sông nước tự do, trong khi đó quy định của Nhà nước bắt đầu hạn chế về khai thác cát. Sáu Tin bàn với vợ gửi con về nhà nội rồi lên lại quận 9 đánh cá mưu sinh. Chị Tiên gật đầu “cái rụp”, anh sắm chiếc xuồng máy ba cây vàng, thêm chiếc ghe chèo tay 4 triệu đồng nữa rồi vợ chồng dắt díu nhau trở lại Sài Gòn.
Thấm thoát mà đã hơn chục năm. Từng ấy năm tháng hai vợ chồng lấy xuồng làm nhà, tiếng cười hạnh phúc hoà lẫn gió sông, gọi tiếng “anh, em” giữa ì oạp sóng…
Thấy khách thắc mắc vì còn 20m lờ không thả, anh Tin giải thích: “Phải giữ làm phương tiện tự vệ vì đêm khuya, sông vắng nhiều bất trắc. Kiếm ăn với bất cứ nghề nào cũng nhọc nhằn. Vậy mà sự nhọc nhằn của mình còn bị kẻ xấu dã tâm chiếm đoạt”.
Khốc liệt trên dòng sông vắng
Chỉ tay về phía mấy rặng bần, anh Tin kể thêm: “Từ khúc sông Tắc này chỉ mất khoảng một tiếng đồng hồ là qua địa bàn Bến Gỗ, tỉnh Đồng Nai. Các tay anh chị bên đó thường dạt ghe về đây kiếm cá. Họ làm ăn không lương thiện, không chịu bỏ sức lao động để kiếm tiền, mà đêm đến quăng neo giữa sông, uống rượu rồi ngủ. Đợi đến gần sáng thì kéo lờ của mình lấy cá. Không chỉ lấy hết cá, họ nhẫn tâm lấy luôn cả lờ cá”.
Theo anh Tin, một chiếc lờ dài 10m có giá 270.000 đồng. Như vậy, để rải hai bên bờ sông 1,5km, vợ chồng anh phải đầu tư tròm trèm 40 triệu đồng tiền lờ cá. Nếu mất lờ thì coi như trắng tay. Tin kể thêm, ngoài ra, những tay anh chị này khi bị phát hiện, họ còn dùng ghe có công suất lớn kéo lờ bỏ chạy, hoặc gây gổ đánh nhau. Mỗi lần như vậy, hai vợ chồng thân cô, thế cô nên phải chịu đựng. Trong tình huống thoát thân, bảo vệ tài sản, thì hai chiếc lờ 20m kia sẽ được anh giăng ngang dòng sông để vướng vào chân vịt ghe kẻ xấu.
12 năm làm đời con vạc ăn đêm, một tiếng mái chèo lạ trên sông cũng làm anh tỉnh giấc.
Mời khách con rạm sông hấp nóng hổi, đầy gạch, anh Tin tợp ngụm rượu cho ấm, cất giọng hiền hiền: “Cạnh tranh kiểu xã hội đen giờ cũng giảm vì nghe đâu mấy tay anh chị đó bị công an, chính quyền bắt, xử phạt… Nhưng bây giờ lại phát sinh cạnh tranh kiếm ăn kiểu mới. Đó là những người đánh cá không có ý thức dùng hoá chất, xung điện tàn hại thuỷ sản của vùng sông cái Tắc. Ngược về thượng nguồn sông Sài Gòn, còn khó kiếm cá hơn vì sông bị ô nhiễm nặng.
Mấy ngày trước, anh Tin quần quật suốt đêm nhưng không có cá. Anh lân la dò hỏi thì biết có người dùng hoá chất Trung Quốc “suốt” cá. “Các loài thuỷ sản coi vậy mà không có ngu đâu, đồng loại nó bị say thuốc, nên nổi lên rồi bị bắt. Số còn lại “kinh nghiệm” nên núp hẳn trong hang. Hoá chất tan đi, cảm nhận được bình yên thì chúng mới trở lại kiếm ăn. Mình đi thả lờ chỉ sau ngày người ta làm việc tàn hại với môi trường thì không bắt được gì đâu. Phải nghỉ, chờ cua, cá trở lại...” Anh Tin thở dài sau khi gần cả tuần phải lên bờ kiếm tiền gửi về quê bằng nghề phụ hồ.
Ước mơ đời ngư phủ
Môi trường gặp nhiều biến cố, cá tôm chết dần, sau một đêm hì hục, Sáu Tin và vợ thất vọng trút mớ cá bống dừa, thòi lòi, tôm đất… khoảng nửa ký vào bao.
Chừng như ưng ý vì đêm trăng đẹp lại có khách hứng cái thú tiêu dao, Sáu Tin cười hiền nói tên thiệt là Nguyễn Văn Tin, quê ở Gò Công Đông, Tiền Giang. Xuất thân từ vùng quê cũng đặc trưng sông nước, nên từ khi còn là thanh niên, anh đã theo chân sà lan cát đi khắp nơi kiếm kế mưu sinh. Mê sông, chuộng cái cảnh lênh đênh mà ngoài 20, sáu Tin vẫn chưa có người yêu. Một lần được người quen giới thiệu cô gái thợ may tên Tiên, thế là, mến cái nghĩa, cảm cái tình, rồi nên nghĩa vợ chồng. Đẻ con xong, cuộc sống khó khăn lại nhớ cái nghề sông nước tự do, trong khi đó quy định của Nhà nước bắt đầu hạn chế về khai thác cát. Sáu Tin bàn với vợ gửi con về nhà nội rồi lên lại quận 9 đánh cá mưu sinh. Chị Tiên gật đầu “cái rụp”, anh sắm chiếc xuồng máy ba cây vàng, thêm chiếc ghe chèo tay 4 triệu đồng nữa rồi vợ chồng dắt díu nhau trở lại Sài Gòn.
Thấm thoát mà đã hơn chục năm. Từng ấy năm tháng hai vợ chồng lấy xuồng làm nhà, tiếng cười hạnh phúc hoà lẫn gió sông, gọi tiếng “anh, em” giữa ì oạp sóng…
Thấy khách thắc mắc vì còn 20m lờ không thả, anh Tin giải thích: “Phải giữ làm phương tiện tự vệ vì đêm khuya, sông vắng nhiều bất trắc. Kiếm ăn với bất cứ nghề nào cũng nhọc nhằn. Vậy mà sự nhọc nhằn của mình còn bị kẻ xấu dã tâm chiếm đoạt”.
Khốc liệt trên dòng sông vắng
Chỉ tay về phía mấy rặng bần, anh Tin kể thêm: “Từ khúc sông Tắc này chỉ mất khoảng một tiếng đồng hồ là qua địa bàn Bến Gỗ, tỉnh Đồng Nai. Các tay anh chị bên đó thường dạt ghe về đây kiếm cá. Họ làm ăn không lương thiện, không chịu bỏ sức lao động để kiếm tiền, mà đêm đến quăng neo giữa sông, uống rượu rồi ngủ. Đợi đến gần sáng thì kéo lờ của mình lấy cá. Không chỉ lấy hết cá, họ nhẫn tâm lấy luôn cả lờ cá”.
Theo anh Tin, một chiếc lờ dài 10m có giá 270.000 đồng. Như vậy, để rải hai bên bờ sông 1,5km, vợ chồng anh phải đầu tư tròm trèm 40 triệu đồng tiền lờ cá. Nếu mất lờ thì coi như trắng tay. Tin kể thêm, ngoài ra, những tay anh chị này khi bị phát hiện, họ còn dùng ghe có công suất lớn kéo lờ bỏ chạy, hoặc gây gổ đánh nhau. Mỗi lần như vậy, hai vợ chồng thân cô, thế cô nên phải chịu đựng. Trong tình huống thoát thân, bảo vệ tài sản, thì hai chiếc lờ 20m kia sẽ được anh giăng ngang dòng sông để vướng vào chân vịt ghe kẻ xấu.
12 năm làm đời con vạc ăn đêm, một tiếng mái chèo lạ trên sông cũng làm anh tỉnh giấc.
Mời khách con rạm sông hấp nóng hổi, đầy gạch, anh Tin tợp ngụm rượu cho ấm, cất giọng hiền hiền: “Cạnh tranh kiểu xã hội đen giờ cũng giảm vì nghe đâu mấy tay anh chị đó bị công an, chính quyền bắt, xử phạt… Nhưng bây giờ lại phát sinh cạnh tranh kiếm ăn kiểu mới. Đó là những người đánh cá không có ý thức dùng hoá chất, xung điện tàn hại thuỷ sản của vùng sông cái Tắc. Ngược về thượng nguồn sông Sài Gòn, còn khó kiếm cá hơn vì sông bị ô nhiễm nặng.
Mấy ngày trước, anh Tin quần quật suốt đêm nhưng không có cá. Anh lân la dò hỏi thì biết có người dùng hoá chất Trung Quốc “suốt” cá. “Các loài thuỷ sản coi vậy mà không có ngu đâu, đồng loại nó bị say thuốc, nên nổi lên rồi bị bắt. Số còn lại “kinh nghiệm” nên núp hẳn trong hang. Hoá chất tan đi, cảm nhận được bình yên thì chúng mới trở lại kiếm ăn. Mình đi thả lờ chỉ sau ngày người ta làm việc tàn hại với môi trường thì không bắt được gì đâu. Phải nghỉ, chờ cua, cá trở lại...” Anh Tin thở dài sau khi gần cả tuần phải lên bờ kiếm tiền gửi về quê bằng nghề phụ hồ.
Ước mơ đời ngư phủ
Môi trường gặp nhiều biến cố, cá tôm chết dần, sau một đêm hì hục, Sáu Tin và vợ thất vọng trút mớ cá bống dừa, thòi lòi, tôm đất… khoảng nửa ký vào bao.
Rượu đến giờ khuya, cả khách lẫn chủ xuồng đều chưa muốn ngủ, Tin nói chuyện ước mơ.
Anh nói chuyện 12 năm trước như một ông già Nam bộ hay nhắc chuyện xưa. Đó là lúc sông Tắc còn sạch và trong, mỗi ngày vợ chồng anh cứ múc nước sông mà uống, nấu ăn, giặt giũ và tắm gội, chứ không phải như bây giờ, muốn nấu cơm phải dùng nước bình. Người ta sống với sông là chan hoà vào đó, phần lớn những người lênh đênh đều ít nhiều có máu nghệ sĩ ưa phiêu dạt. Sông vì thế cũng được coi như nhà.
Chỉ cho khách cách đứng tựa mạn xuồng, giải quyết khâu cuối cùng của cái thận bằng tiếng nước tồ tồ, thú vị hơn rest room của khách sạn năm sao, Tin nói như một nhà bảo vệ môi trường thứ thiệt: “Nước sông sạch thì con cá sinh sôi, người dân sống được tốt hơn. Muốn vậy thì ý thức mỗi người đang sống với sông phải tốt, không dùng hoá chất hay xung điện. Thực ra chính quyền không thể nào bắt xuể những hành động gây hại dòng sông do những người xấu làm”.
Hiện nay, tôm càng xanh ngoài chợ có giá hơn 300.000 đồng, rạm sông 90.000 đồng, tôm đất 120.000 đồng, cá bống dừa cũng vậy…
“Chỉ mới hai năm trước, mỗi đêm, vợ chồng tui kiếm được tiền triệu là bình thường. Vậy mà, giờ tui bắt đầu ngao ngán với cảnh gạo chợ nước sông”, Tin than.
Thêm vài tuần rượu nữa thì trăng vắt hẳn về những hàng dừa nước. Tiếng cuốc từ hai bên triền sông bắt đầu vọng ra não ruột. Sáu Tin đập cửa khoang gọi vợ dậy. Hai cái đèn pin đội đầu lại loáng sáng mặt sông, dần khuất về phía đám bần xôn xao lá.
Tiếp tục với hai giờ đồng hồ kéo lờ, Sáu Tin và vợ thất vọng trút mớ cá bống dừa, thòi lòi, tôm đất… chỉ khoảng nửa ký vào bao. Một đêm giăng lưới vừa có giá trị vài chục ngàn đồng. “Chút nữa thương lái vô mua, chắc phải khất lại với người ta. Bao nhiêu đây đủ cho hai bữa cơm của vợ chồng, dành sức cho ngày làm việc tiếp theo khi đêm xuống”, Tin nói.
Chúng tôi rời xuồng Sáu Tin khi nắng bắt đầu đổ dài trên mặt sông, tiếp tục ngạc nhiên vì hình như anh không ước mơ mình có một ngôi nhà trên bờ ở quận 9 của thành phố náo nhiệt. Ước mơ đó có giá trị bằng hạnh phúc gia đình tròn trịa khi đón con trai năm tuổi về ở chung.
Anh mơ dòng sông lại sạch như xưa! Khi nào thì ước mơ trong veo đó thành hiện thực?
BÀI VÀ ẢNH: THANH NHÃ
Anh nói chuyện 12 năm trước như một ông già Nam bộ hay nhắc chuyện xưa. Đó là lúc sông Tắc còn sạch và trong, mỗi ngày vợ chồng anh cứ múc nước sông mà uống, nấu ăn, giặt giũ và tắm gội, chứ không phải như bây giờ, muốn nấu cơm phải dùng nước bình. Người ta sống với sông là chan hoà vào đó, phần lớn những người lênh đênh đều ít nhiều có máu nghệ sĩ ưa phiêu dạt. Sông vì thế cũng được coi như nhà.
Chỉ cho khách cách đứng tựa mạn xuồng, giải quyết khâu cuối cùng của cái thận bằng tiếng nước tồ tồ, thú vị hơn rest room của khách sạn năm sao, Tin nói như một nhà bảo vệ môi trường thứ thiệt: “Nước sông sạch thì con cá sinh sôi, người dân sống được tốt hơn. Muốn vậy thì ý thức mỗi người đang sống với sông phải tốt, không dùng hoá chất hay xung điện. Thực ra chính quyền không thể nào bắt xuể những hành động gây hại dòng sông do những người xấu làm”.
Hiện nay, tôm càng xanh ngoài chợ có giá hơn 300.000 đồng, rạm sông 90.000 đồng, tôm đất 120.000 đồng, cá bống dừa cũng vậy…
“Chỉ mới hai năm trước, mỗi đêm, vợ chồng tui kiếm được tiền triệu là bình thường. Vậy mà, giờ tui bắt đầu ngao ngán với cảnh gạo chợ nước sông”, Tin than.
Thêm vài tuần rượu nữa thì trăng vắt hẳn về những hàng dừa nước. Tiếng cuốc từ hai bên triền sông bắt đầu vọng ra não ruột. Sáu Tin đập cửa khoang gọi vợ dậy. Hai cái đèn pin đội đầu lại loáng sáng mặt sông, dần khuất về phía đám bần xôn xao lá.
Tiếp tục với hai giờ đồng hồ kéo lờ, Sáu Tin và vợ thất vọng trút mớ cá bống dừa, thòi lòi, tôm đất… chỉ khoảng nửa ký vào bao. Một đêm giăng lưới vừa có giá trị vài chục ngàn đồng. “Chút nữa thương lái vô mua, chắc phải khất lại với người ta. Bao nhiêu đây đủ cho hai bữa cơm của vợ chồng, dành sức cho ngày làm việc tiếp theo khi đêm xuống”, Tin nói.
Chúng tôi rời xuồng Sáu Tin khi nắng bắt đầu đổ dài trên mặt sông, tiếp tục ngạc nhiên vì hình như anh không ước mơ mình có một ngôi nhà trên bờ ở quận 9 của thành phố náo nhiệt. Ước mơ đó có giá trị bằng hạnh phúc gia đình tròn trịa khi đón con trai năm tuổi về ở chung.
Anh mơ dòng sông lại sạch như xưa! Khi nào thì ước mơ trong veo đó thành hiện thực?
BÀI VÀ ẢNH: THANH NHÃ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét