Thứ Hai, 31 tháng 12, 2012

Kinh nghiệm chữa bệnh tiểu đường

Kinh nghiệm chữa bệnh tiểu đường

Ảnh:
Ảnh: heath.com.

Tôi năm nay 51 tuổi, bị bệnh tiểu đường cách đây 7 năm, khi khám tỷ lệ đường huyết lúc đói là 15ml, khi thử tets lượng chịu đường lên đến 21ml. Đã có biểu hiện các biến chứng như tê bì đầu các ngón chân, ngứa nhiều, và mắt đã có hiện tượng mờ.

Khi mới phát hiện bệnh tư tưởng của tôi cũng rất hoang mang, lại chưa có nhiều kiến thức về bệnh nên ăn uống kiêng khem dẫn đến sức khỏe giảm sút. Cao 1,65m nhưng tôi chỉ nặng 52 kg, người thường mệt mỏi.
Sau khi tìm đọc các sách, tài liệu về bệnh tiểu đường kết hợp với lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa nội tiết, tôi dần làm chủ các sinh hoạt của mình.
Trong ăn uống tôi chỉ kiêng hẳn đường tinh luyện còn các loại hoa quả ít ngọt tôi vẫn ăn nhưng mỗi lần ăn không nhiều. Do còn đang công tác, để đảm bảo sức khỏe mỗi bữa ăn tôi dùng 2 bát cơm nhỏ ăn với nhiều rau, ăn thêm cá và hải sản, ít thịt nạc, dùng dầu ăn thực vật, không ăn mỡ động vật. Khi đi làm giữa hai bữa ăn chính nếu có cảm giác đói phải ăn ngay vài cái bánh mặn dành cho người tiểu đường, tuyệt đối không để hạ đường huyết rất nguy hiểm.

Có chế độ tập luyện thể thao đều đặn: Do người bị bệnh tiểu đường rất dễ bị hạ đường huyết khi vận động quá sức nên tôi chọn cho mình môn thể thao chính là đi xe đạp vì môn này phân phối năng lượng đều trong suốt quá trình tập luyện. Mỗi ngày sau giờ làm việc buổi chiều tôi thường đạp xe khoảng 10 đến 15 km, thỉnh thoảng buổi tối đi bộ vài ba km. Đặc biệt buổi sáng tôi duy trì bài tập thể dục của các nhà sư Tây tạng theo hướng dẫn tại cuốn “Suối nguồn tươi trẻ”. Tôi thấy đây là một bài thể dục rất bổ ích, không những cho người tiểu đường mà mọi người đều có thể tập để duy trì sức khỏe.

Có một điều rất quan trọng là người bệnh cần quản lý tốt chỉ số đường huyết kể cả khi đói và sau ăn. Hầu như người bệnh chúng ta thường chỉ quan tâm đường huyết khi đói mà ít quan tâm sau ăn. Nên biết rằng đường huyết sau ăn nếu cao quá 12ml thì cũng rất dễ dẫn tới các biến chứng. Để quản lý tốt chỉ số này người bệnh nên mua một máy đo để chủ động trong việc kiểm tra đường huyết mà không phụ thuộc nhiều vào thầy thuốc và bệnh viện. Việc sử dụng máy rất đơn giản, mọi người đều có thể tự làm được mà không cần đến thầy thuốc.

Duy trì tinh thần, tư tưởng thoải mái: Có ý thức về bệnh để có chế độ sinh hoạt hợp lý nhưng tuyệt đối không mang nặng tâm lý bị bệnh, đây là yếu tố quan trọng đảm bảo cuộc sống tinh thần thoải mái, giúp quá trình điều trị có kết quả tốt hơn.

Nhờ có chế độ sinh hoạt hợp lý, kiểm soát tốt đường huyết nên hiện nay sức khỏe tôi được đảm bảo, cân nặng ở mức 58 kg, các chỉ số về đường huyết, cholesteron... đều ở mức cho phép, các biến chứng của tiểu đường không còn.
Tất nhiên chữa bệnh thì cần phải có tư vấn của bác sĩ nhưng theo tôi đối với bệnh tiểu đường bản thân mình tự làm bác sĩ cho mình là tốt nhất.
Lê văn HoanĐường Tuệ Tĩnh – TP Vinh, Nghệ An
---------

Hướng dẫn tập bài thể dục "Suối nguồn tươi trẻ":

Không phải bất cứ ai cũng có thể đọc cuốn sách tuyệt vời, đơn giản nầy. Bạn chỉ có thể đọc nó một khi bạn đã chấp nhận cái ý niệm lạ lùng cho rằng sự lão hóa là một tiến trình có thể đảo ngược và một khi bạn tin tưởng rằng “Suối Nguồn Tươi Trẻ” là một bí quyết có thực.
 Theo như tôi biết, quyển “Suối Nguồn Tươi Trẻ” của Peter Kelder là cuốn sách duy nhất đã cung cấp cho chúng ta một thông tin vô giá về 5 phương pháp thể dục của người Tây Tạng xa xưa. Năm phương pháp nầy chính là bí quyết để duy trì sự tươi trẻ, sức khoẻ và sinh lực. Từ hàng ngàn năm qua, những bài tập nầy đã trở thành những nghi thức thần kỳ được giữ kín trong các tu viện ẩn náu trên dãy Himalaya (Hy Mã Lạp Sơn). Hy vọng rằng nó sẽ mang lại nhiều hữu ích cho độc gỉa. Đây là một trong những cuốn sách hay nhất mà tôi được đọc. Tôi mong mọi người trên thế giới biết về nó.

SUỐI NGUỒN TƯƠI TRẺ - một bí quyết cổ truyền
Thức thứ nhất:
Thức thứ nhất nầy Bạn thường bắt gặp ở những trẻ em khi chúng chơi đùa. “Trong thức thứ nhất nầy, tất cả những gì mà bạn cần phải làm là giương thẳng 2 tay ra theo chiều ngang. Sau đó bạn xoay tròn cho đến khi hơi chóng mặt. Một điều mà bạn phải lưu ý đó là; xoay tròn từ trái sang phải. Nói cách khác, nếu bạn để cái đồng hồ trên sàn nhà trước mặt bạn, thì bạn phải quay theo chiều kim đồng hồ.


“Hầu hết những người lớn tuổi chỉ có thể xoay khoảng 6 lần trước khi cảm thấy chóng mặt. Vì mới bắt đầu tập luyện, tôi khuyên bạn không nên vượt quá 6 vòng quay. Sau đó, nếu cảm thấy chóng mặt thì bạn có thể ngồi hoặc nằm xuống để cho nó vơi đi. Lúc đầu tôi cũng đã từng làm như thế. Nói tóm lại để bắt đầu, bạn chỉ nên thực hành thức thứ nhất nầy cho đến khi hơi cảm thấy chóng mặt. Rồi dần dà, sau khi luyện tập cả 5 thức, bạn sẽ có thể xoay tròn nhiều vòng hơn mà không cảm thấy chóng mặt như lúc mới bắt đầu.

Thức thứ hai : “Tiếp theo thức thứ nhất là thức thứ hai và mục tiêu của thức nầy là nhằm kích thích hơn nữa bảy luân xa. Thức nầy cũng đơn giản như thức thứ nhất. Trong thức nầy người tập phải nằm dài trên sàn, mặt ngửng lên. Tốt nhất bạn nên nằm trên một tấm thảm dầy hoặc một tấm nệm bằng phẳng. Mục đích của nó là để ngăn không cho cơ thể bị thấm nhiễm bởi cái lạnh của sàn nhà.



“Một khi bạn đã nằm duổi lưng, thẳng người, hãy buông hai cánh tay dọc theo hông, gan bàn tay úp xuống sàn, giữ cho các ngón tay sát vào nhau. Tiếp đó bạn nhấc đầu lên, thu cầm vào ngực. Trong khi làm như thế, nhấc hai cẳng chân lên, đầu gối thẳng, trong thư thế thẳng đứng. Nếu có thể bạn hãy để hai chân vươn ngược lên trên thân về phía đầu, nhưng phải giữ cho 2 đầu gối thật thẳng. “Rồi từ từ thả đầu và hai cẳng chân xuống sàn nhà trong khi đầu gối vẫn giữ thẳng. Hãy thư giãn toàn bộ các cơ bắp sau đó, thực hành lại thức tập nầy. Trong khi thực hành bạn hãy tuân theo nhịp thở như sau: hít vào thật sâu khi bạn nhấc đầu và hai cẳng lên, thở ra toàn bộ khi bạn hạ đầu và hai chân xuống. Giữa những lần tập, trong khi bạn thư giãn cơ bắp, bạn vẫn tiếp tục hít thở theo nhịp vừa kể. Càng hít thở sâu thì càng tốt. “Nếu không thể giữ cho hai đầu gối được thật thẳng, thì bạn có thể cong chúng theo mức độ cần thiết. Tuy vậy nếu bạn tiếp tục luyện tập thức nầy, thì hãy cố để giữ cho 2 đầu gối càng thẳng càng tốt.

Thức thứ ba “Thức thứ ba nầy cần phải được thực hành ngay sau thức thứ hai. Tựa như thức trước, thức nầy cũng rất đơn giản. Tất cả những gì mà bạn phải làm là quỳ gối trên sàn nhà và giữ cho thân mình thẳng đứng, hai bàn tay áp sát vào đùi. Sau đó nghiêng đầu và cổ về phía trước, cằm thu vào ngực. Tiếp đến ngửa đầu và cổ ra phía sau càng xa càng tốt, đồng thời ngã người ra sau, cong hẳn cột sống. Khi cong mình như thế bạn hãy bám cánh tay và bàn tay lên đùi để làm điểm tựa. Cong người xong, hãy trở về với tư thế cũ và lập lại toàn bộ thức thứ ba nầy lần nữa. “Cũng tựa như thức thứ hai, ở thức thứ ba nầy bạn cũng phải điều hòa nhịp thở đúng như quy định. Bạn phải hít vào thật sâu khi cong cột sống và thở ra khi quay về với tư thế thẳng đứng. Hít thở sâu là điều rất hữu ích vì như thế bạn có thể đưa dưỡng khí vào buồng phổi càng nhiều càng tốt.


 Thức thứ tư : “Trước tiên bạn hãy ngồi xuống trên sàn nhà, hai cẳng chân duỗi ra phía trước, hai bàn chân đặt cách nhau khoảng 20 cm, gan hai bàn tay úp xuống sàn, dọc theo mông. Sau đó thu cầm về phía trước ngực. Tiếp đến, bạn hãy ngã đầu ra phía sau, càng xa càng tốt đồng thời nhấc thân mình lên sao cho đầu gối cong lại trong khi hai cánh tay trở nên thẳng đứng. Với tư thế nầy, thân hình trở thành song song với sàn nhà, và thẳng góc với hai cánh tay và hai cẳng chân. Rồi bạn hãy gồng căng mọi cơ bắp của cơ thể. Cuối cùng khi quay trở lại với thế ngồi ban đầu, bạn hãy thư giãn các cơ bắp và nghỉ một lúc trước khi lặp lại các động tác của thức tập.

 

“Cũng vậy, thở là điều quan trọng trong thức này. Bạn hãy hít vào thật sâu khi nhấc thân mình lên và thở ra thật dài khi bạn hạ người xuống. Tiếp tục duy trì nhịp thở nầy khi bạn nghỉ ngơi giữa hai lần tập.

Thức thứ năm :“Khi thực hành thức thứ 5, thân hình của bạn phải hướng xuống mặt đất, được chống đỡ bởi hai tay, gàn bàn tay áp xuống sàn nhà và các ngón chân ở trong tư thế cong lại. Với thức tập nầy, bạn phải đặt hai bàn chân cách nhau khoảng 60 cm trong khi cánh tay và cẳng chân phải giữ thẳng. “Để bắt đầu bạn hãy chống hai tay thẳng đứng xuống sàn nhà và cong cột xương sống sao cho thân mình ở trong tư thế lún xuống. Tiếp đó ngã đầu ra phía sau càng xa càng tốt rồi cong ở phần hông và đưa thân mình lên trên để tạo thành chữ V ngược (tức là chổng mông lên trời). Đồng thời bạn hãy đưa cằm tới trước và áp sát vào ngực. Tất cả chỉ có thế. Thực hành xong, bạn trở lại với tư thế ban đầu và lập lại toàn bộ thức tập nầy.



“Sau tuần lễ đầu tiên, thông thường bạn sẽ thấy đây là một trong những thức tập dễ nhất. Một khi đã thuần thục rồi, bạn hãy để cho thân mình rơi xuống tới một điểm hầu như là chạm sàn nhà, nhưng không hoàn toàn chạm hẳn. Hãy gồng căng các cơ bắp trong một lúc, kể cả khi thân bạn đang ở điểm cao cũng như khi hạ xuống thấp. “Tiếp tục hít thở sâu như đã áp dụng trong những thức trước đây. Hãy hít vào thật sâu khi bạn nâng người lên và thở ra hết khi bạn hạ người xuống



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét